Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 28 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao

động trong các doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thì có 3 đối tƣợng sau cần phải (bắt buộc) đƣợc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

1. Ngƣời lao động bao gồm:

- Ngƣời đang làm việc, ngƣời mới tuyển dụng, ngƣời học nghề, tập nghề, thử việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ngƣời lao động hành nghề tự do đƣợc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuê mƣớn, sử dụng.

2. Ngƣời sử dụng lao động và ngƣời quản lý (gọi chung là ngƣời sử dụng lao động) bao gồm:

- Chủ doanh nghiệp, cơ sở hoặc ngƣời đƣợc chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

- Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, cơ sở; Thủ trƣởng các tổ chức cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;

- Ngƣời quản lý, điều hành trực tiếp các công trƣờng, phân xƣởng hoặc các bộ phận tƣơng đƣơng.

3. Ngƣời làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở doanh nghiệp

Với nhiệm vụ đƣợc giao là phụ trách chuyên sâu lĩnh vực này, ngƣời làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp có trách nhiệm nắm vững những kiến thức về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống tác hại của môi trƣờng lao động để tham mƣu với NSDLĐ; đồng thời tổ chức

triển khai đến NLĐ những kiến thức đó, để NLĐ hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình.

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ có 2 nội dung chính: - Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ

- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp.

Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở LĐTBXH với chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác này. Các cơ quan phối hợp bao gồm Công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp …

Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại Kinh phí cho quá trình này bao gồm nguồn của cơ quan quản lý nhà nƣớc và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp.

Tiêu chí:

- Số lƣợng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tƣợng trên - Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ

1.2.4. Tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nƣớc ta đƣợc thực hiện dƣới các hình thức: Thanh tra Nhà nƣớc, kiểm tra của cấp trên với cấp dƣới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp.

a. Thanh tra Nhà nước

Hệ thống thanh tra Nhà nƣớc về ATVSLĐ ở nƣớc ta hiện nay gồm: Thanh tra về An toàn lao động (thuộc Bộ LĐTBXH); Thanh tra về vệ sinh lao động (thuộc Bộ Y tế). Thanh tra viên có quyền xử lý tại chỗ các vi phạm, có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

thanh tra Nhà nƣớc về lao động. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động đƣợc xếp hàng đầu. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nƣớc coi công tác quản lý ATVSLĐ là cực kỳ quan trọng.

Mục đích của thanh tra an toàn lao động là đảm bảo về tính mạng, sức khỏe đối với ngƣời lao động và đảm bảo an toàn về vận hành, sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị và nơi làm việc, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của sản xuất kinh doanh. Mục đích của thanh tra vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trƣờng lao động.

Hàng năm, Thanh tra Nhà nƣớc về ATVSLĐ xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra định kỳ. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm ATVSLĐ thì phải tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất.

b. Thanh tra địa phương, cấp ngành

Đặc điểm của môi trƣờng làm việc là thƣờng xuyên thay đổi vì nhiều yếu tố tác động liên tục và phƣơng tiện làm việc, trang thiết bị, máy móc cũng dễ xảy ra sự cố bất thƣờng trong quá trình vận hành vì nhiều lý do khác nhau, cho nên tại thời điểm này có thể đạt yêu cầu kỹ thuật ATVSLĐ nhƣng chỉ sau thời gian ngắn lại không đảm bảo các tiêu chí an toàn nữa. Vì thế, các cấp ở địa phƣơng hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình cũng phải tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ATVSLĐ đối với cơ sở. Việc kiểm tra chủ yếu là để đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện đúng các biện pháp ATVSLĐ trong sản xuất chứ không để ảnh hƣởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

c. Tự kiểm tra của cơ sở sản xuất

Các cơ sở lao động phải định kỳ tiến hành tự kiểm tra về ATVSLĐ để đánh giá tình hình, phát hiện những sai sót, tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục. Hình thức tự kiểm tra của cơ sở là biện pháp quan trọng, chủ yếu nhất,

đảm bảo tính kịp thời, tính phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ rủi ro của công tác quản lý ATVSLĐ. Thông tƣ liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT (ngày 10/1/2011) quy định rõ công tác tự kiểm tra của cơ sở:

- NSDLĐ phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ trong cơ sở lao động. Bảo đảm việc kiểm tra toàn diện đƣợc tiến hành ít nhất 6 tháng/1 lần ở cấp cơ sở và ít nhất 3 tháng/1 lần ở cấp phân xƣởng, tổ, đội sản xuất. Nội dung, hình thức, thời gian tự kiểm tra do NSDLĐ quyết định theo mẫu hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch này.

- Bộ phận ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra về ATVSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm tra môi trƣờng lao động; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trƣờng lao động.

Tiêu chí:

Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải nắm rõ số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thanh tra thƣờng xuyên, đột xuất. Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá đƣợc tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp đƣợc thanh kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và không chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp đƣợc thanh kiểm tra.

d. Vai trò của tổ chức công đoàn

Ngoài 3 chủ thể trên, pháp luật còn quy định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra công tác ATVSLĐ, khoản 2 điều 22 Thông tƣ liên

tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT (ngày 10/1/2011) nêu rõ: “Tổ chức

đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do các cơ sở lao động tổ chức”. Đồng thời Công đoàn cấp trên tiến hành việc

kiểm tra cấp dƣới trong hoạt động ATVSLĐ. Trong doanh nghiệp có trên 1.000 lao động trực tiếp, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải cử đại diện tham gia Hội đồng bảo hộ lao động với vai trò Phó chủ tịch Hội đồng, định kỳ 6 tháng – hàng năm có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ của đơn vị.

Bên cạnh đó, Công đoàn còn có trách nhiệm giám sát các ngành, các cấp tƣơng ứng, NSDLĐ, NLĐ trong việc chấp hành ATVSLĐ. Công đoàn trong doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và hƣớng dẫn hoạt động đối với mạng lƣới an toàn vệ sinh viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 28 - 32)