Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 86 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định của

Trong điều kiện mới của nền kinh tế và sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp, cần thiết tăng cƣờng hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nƣớc về ATVSLĐ. Cần phải nhận thức đầy đủ rằng đặt ra vấn đề xã hội hóa ATVSLĐ không có nghĩa là giảm nhẹ, chuyển giao bớt trách nhiệm của Nhà nƣớc về ATVSLĐ cho xã hội, mà trái lại càng phải đề cao, tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc. Vấn đề cần đặt ra ở đây là cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần thấy rõ trách nhiệm, làm đúng chức năng, tập trung tốt cho chức năng quản lý của Nhà nƣớc mà không thể có ai thay thế đƣợc; đồng thời san sẻ, giảm bớt các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ ATVSLĐ, không ôm đồm, làm thay vai trò của các tổ chức xã hội, cơ quan chuyên môn trong các hoạt động

tác nghiệp, dịch vụ về ATVSLĐ.

Trong bối cảnh đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thì việc nghiên cứu xây dựng Luật ATVSLĐ theo hƣớng tách ra từ Bộ Luật Lao động nhƣ đang làm là hƣớng đi đúng, góp phần làm rõ khung pháp lý về ATVSLĐ của Việt Nam, đảm bảo tính thực thi cao hơn.

Cần hết sức coi trọng công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ ở doanh nghiệp. Cần xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý công tác ATVSLĐ ở các đơn vị cơ sở theo nguyên tắc nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ của NSDLĐ, ngƣời quản lý, vừa có sự phân công, phân cấp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ để huy động sự tham gia của các đoàn thể, các đơn vị chức năng và của NLĐ trong cơ sở vào hoạt động ATVSLĐ, bảo đảm thực hiện đồng bộ các hoạt động trong chu trình quản lý ATVSLĐ ở cơ sở.

Cần có cơ chế để bảo đảm sự tham gia của các ngành, địa phƣơng, cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vào hoạt động ATVSLĐ. Cần xây dựng và ban hành qui định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, các phƣơng thức hoạt động trong ATVSLĐ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong quá trình thực hiện xã hội hóa ATVSLĐ. Việc thành lập một tổ chức dƣới dạng nhƣ một Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo về công tác ATVSLĐ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cơ sở để vừa làm tham mƣu cho các cấp chính quyền (ở Trung ƣơng, địa phƣơng) hoặc cho NSDLĐ (ở doanh nghiệp) vừa là tổ chức đầu mối để điều hoà, phối hợp sự tham gia, cộng tác cùng thực hiện công tác ATVSLĐ là một hình thức hay, cần đƣợc triển khai.

Xã hội hóa công tác ATVSLĐ là giải pháp cần nghiên cứu vì xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ, chuyển giao bớt trách nhiệm của Nhà nƣớc về ATVSLĐ cho xã hội, mà trái lại càng phải đề cao, tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc.

sinh lao động. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các quy định, công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hƣớng thống nhất, tập trung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nƣớc.

Các doanh nghiệp cần đầu tƣ đổi mới công nghệ, căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh và điều kiện cơ sở vật chất và vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hƣớng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng và sức khỏe công nhân. Có thể từng bƣớc thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm, không an toàn bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó. Hạn chế cấp phép thành lập doanh nghiệp ở những ngành gia công sử dụng công nghệ đã qua sử dụng, lạc hậu. Nhà nƣớc cần ban hành tiêu chuẩn và xây dựng các trung tâm kiểm định về chất lƣợng, đánh giá sự tác động của máy móc, công nghệ tới môi trƣờng và sức khỏe công nhân trong khu vực chịu ảnh hƣởng.

Xây dựng sửa đổi nội quy ATVSLĐ tại doanh nghiệp và thực hiện chấp hành, định kỳ xem xét và sửa đổi nếu cần phù hợp với quy mô, tính chất

hoạt động của doanh nghiệp với các nội dung xây dựng chính sách an toàn vệ

sinh lao động có các mục tiêu thật rõ ràng và khả thi.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các quy định, công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó chú ý đến quyền lao động, đến điều kiện lao động.

3.2.2. Tổ chức tốt việc tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)