6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Tổ chức tốt việc tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn,
Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức có vai trò hết sức đặc biệt để nâng cao nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ cho các đối tƣợng, từ nhà quản lý, NSDLĐ cho đến NLĐ. Từ đó khơi dậy ý thức trách
nhiệm, nhiệt tình, tính chủ động, tự giác của mọi đối tƣợng, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy công tác ATVSLĐ đạt hiệu quả cao.
Nên áp dụng nhiều hình thức, phƣơng pháp và phƣơng tiện phong phú, có hiệu quả để tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần tập trung vào việc ban hành các qui định, các yêu cầu và xây dựng chƣơng trình khung về huấn luyện, còn việc biên soạn tài liệu, tổ chức các lớp huấn luyện nên giao cho các cơ quan chuyên môn, các tổ chức xã hội. Cần khuyến khích thành lập thêm các cơ quan huấn luyện ATVSLĐ của các tổ chức xã hội, kể cả khu vực tƣ nhân hoạt động trong khuôn khổ qui định của pháp luật, có sự quản lý của Nhà nƣớc thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện nay của công tác này.
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức có vai trò hết sức đặc biệt để nâng cao nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ cho các đối tƣợng, từ nhà quản lý, NSDLĐ cho đến NLĐ. Cần sử dụng nhiều phƣơng pháp và phƣơng tiện phong phú, có hiệu quả để tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền.
Cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, các thầy giáo có trình độ để làm nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện ATVSLĐ. Muốn vậy một mặt phải tăng cƣờng đào tạo đội ngũ, mặt khác phải biết tranh thủ tập hợp, sử dụng các chuyên gia giỏi trong các ngành nghề, các nhà khoa học, nhà quản lý nhiều kinh nghiệm tham gia vào công tác này.
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác bảo hộ lao động với nhiều hình thức, nội dung phong phú cho cán bộ quản lý, công nhân lao động. Thƣờng xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh tại doanh nghiệp, phát sách, báo, tờ rơi, tờ gấp, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật về công tác ATVSLĐ-PCCN; về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện ATVSLĐ-PCCN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động và sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp; các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong công tác bảo đảm ATVSLĐ-PCCN.
Công đoàn cơ sở tuyên truyền hƣớng dẫn luật pháp và các chính sách chế độ BHLĐ cho NLĐ. Các hình thức: cung cấp tài liệu, tờ rơi, tranh , tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ , xây dựng góc tuyên truyền về BHLĐ. Nội dung cần tập trung vào tuyên truyền các nội dung của pháp luật về ATVSLĐ; những kinh nghiệm, việc làm tốt trong hoạt động xây dựng và an toàn lao động để các đơn vị khác có điều kiện học tập, áp dụng; Các vụ tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng cần đƣợc thông báo công khai về diễn biến, nguyên nhân để rút kinh nghiệm. Công đoàn cấp trên cơ sở cần tăng cƣờng cán bộ đƣợc đào tạo chuyên ngành bảo hộ lao động để có thể tham gia kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn công đoàn cơ sở triển khai có hiệu quả.
Để hạn chế tối đa những tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, những tai nạn cụ thể của từng ngành nghề, nên đƣợc phổ biến đến ngƣời lao động ở lĩnh vực, công việc đó để họ dễ hình dung, phòng tránh hơn là cách thức thông tin chung chung hiện nay. Đồng thời, từ những sự việc cụ thể, các ngành chức năng sẽ rút ra những quy định phù hợp với thực tiễn để bổ sung vào các định chế, quy phạm an toàn, vệ sinh tai nạn lao động.
3.2.3. Tổ chức tốt việc đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp