Việc ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 57 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Việc ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh

Những quy định của pháp luật về ATVSLĐ đã đƣợc hệ thống hóa và đăng tải trên trang web của sở LĐTBXH, của Ban quản lý các KCN, của Liên đoàn Lao động Thành phố, ngoài ra còn đƣợc in, đóng tập thành sách để phổ biến đến các doanh nghiệp, các công đoàn cơ sở, nhƣ: Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991; Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2012); Nghị định 45/2013/NĐ-CP (ngày 10/5/2013) quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về ATLĐ, VSLĐ; Nghị định 95/2013/NĐ-CP (ngày 22/8/2013) quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, hiện có các Thông tƣ và Thông tƣ liên tịch của các Bộ quy định, hƣớng dẫn những nội dung liên quan đến ATVSLĐ nhƣ bảng 2.5.

Bảng 2.5. Danh mục Thông tư của các Bộ về công tác ATVSLĐ

Cấp ban hành Số văn bản Ngày ban hành Nội dung Bộ LĐTBXH 10/2003 18/4/2003 Thực hiện chế độ bồi thƣờng và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN Bộ LĐTBXH – BYT

01/2011 10/01/2011 Thực hiện công tác ATVSLĐ trong cơ sở

Bộ Y tế 19/2011 6/6/2011 Quản lý VSLĐ, sức khỏe NLĐ và BNN Bộ

LĐTBXH – BYT

12/2012 21/5/2012 Hƣớng dẫn khai báo, điều tra, thống kê

và báo cáo TNLĐ

Bộ

LĐTBXH 10/2013 10/6/2013

Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là ngƣời chƣa

thành niên Bộ

LĐTBXH 11/2013 11/6/2013

Danh mục công việc nhẹ đƣợc sử dụng ngƣời dƣới 15 tuổi làm việc

Bộ Y tế 14/2013 6/5/2013 Hƣớng dẫn khám sức khỏe

Bộ

LĐTBXH 25/2013 18/10/2013

Hƣớng dẫn thực hiện chế độ BDBHV đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu

tố nguy hiểm, độc hại Bộ

LĐTBXH 26/2013 18/10/2013

Danh mục công việc không đƣợc sử dụng lao động nữ

Bộ

LĐTBXH 27/2013 18/10/2013

Quy định về công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ

Bộ

LĐTBXH 04/2014 12/02/2014

Hƣớng dẫn thực hiện chế độ trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân Bộ

LĐTBXH 05/2014 6/3/2014

Danh mục máy, thiết bị, vật tƣ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Bộ

LĐTBXH 06/2014 6/3/2014

Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ đối với máy, thiết bị, vật tƣ có

yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐTBXH

Từ những văn bản, chủ trƣơng của Đảng, của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng đã ban hành những chƣơng trình, kế hoạch cụ thể về công tác ATVSLĐ trên địa bàn, nhƣ Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 11/2/2014 của Thành ủy về

“Triển khai thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Kế hoạch số 4939/KH-UBND ngày 10/6/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về

“Đẩy mạnh công tác an toàn – vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; Quyết định số 10900/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND

Thành phố “Phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015”; sở LĐTBXH đã có

kế hoạch số 53/KH-SLĐTBXH ngày 4/10/2011 “Triển khai chương trình

quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”.

Có thể nói, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ lao động, ATVSLĐ khá đầy đủ, nhƣng còn chồng chéo, vẫn xảy ra hiện tƣợng Luật có hiệu lực nhƣng văn bản hƣớng dẫn nhƣ Nghị định, Thông tƣ ban hành còn chậm nên thiếu tính đồng bộ; văn bản dƣới luật (Thông tƣ) ban hành hàng năm với số lƣợng nhiều nên doanh nghiệp cập nhật không kịp thời, các văn bản dƣới luật đôi khi chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều (Nghị định, Thông tƣ mới bổ sung) mà không thay thế hẳn do đó áp dụng văn bản không hiệu quả.

Từ những văn bản của Chính phủ và địa phƣơng, các đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, triển khai các quy định liên quan đến quản lý ATVSLĐ trong đơn vị mình. Báo cáo của sở LĐTBXH Thành phố cho thấy các doanh nghiệp đã từng bƣớc thực hiện tốt công tác ATLĐ; đa số các doanh nghiệp xây dựng đƣợc kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, có thành

lập Hội đồng BHLĐ hoặc Ban ATLĐ, đã cụ thể hóa quy định của Nhà nƣớc bằng hệ thống văn bản phù hợp với ngành nghề, đặc điểm của đơn vị mình.

Tuy nhiên, còn tồn tại, sai phạm nhƣ: (i) một số doanh nghiệp chậm hoặc chƣa thành lập Hội đồng BHLĐ hoặc Ban an toàn lao động, có doanh nghiệp thành lập bộ phận chăm sóc sức khỏe – an toàn cho NLĐ nhƣng đặt tên gọi khác nhau; chƣa xây dựng kế hoạch BHLĐ hàng năm, hoặc có xây dựng nhƣng thiếu nhiều nội dung, trong đó phổ biến nhất là thiếu phần kế hoạch kinh phí, thời gian thực hiện; (ii) Xây dựng chƣa đầy đủ nội quy an toàn lao động, quy trình làm việc an toàn lao động cho từng nghề, từng công việc; có doanh nghiệp xây dựng quy trình thì bài bản, đầy đủ nhƣng cất trong tủ, không treo, dán tại vị trí làm việc. (iii) đa số doanh nghiệp đều có nội quy, quy định về trách nhiệm của NLĐ phải chấp hành an toàn và vệ sinh lao động, và các quy định xử phạt khi NLĐ không chấp hành; nhƣng lại không quy định cụ thể, công khai trách nhiệm của doanh nghiệp phải có những đảm bảo, tiêu chuẩn chế độ nào đối với công nhân, nhƣ một tháng, một năm đƣợc trang bị những thứ gì, chất lƣợng ra sao, chất lƣợng máy móc nhà xƣởng để bảo đảm an toàn cho công nhân nhƣ thế nào; thậm chí còn quy định chỉ cấp phƣơng tiện bảo hộ cá nhân lần đầu, còn những lần sau NLĐ phải dùng tiền cá nhân mua. (iv) việc phân công cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ còn nhiều hạn chế vì hầu hết là kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác ATVSLĐ rất ít; không đƣợc đào tạo chuyên sâu về ATVSLĐ; cán bộ thay đổi thƣờng xuyên, nhiều doanh nghiệp không có ngƣời làm công tác ATVSLĐ. (v) việc tổ chức mạng lƣới an toàn vệ sinh viên là một yêu cầu theo quy định phải làm thì cũng chỉ có rất ít đơn vị thực hiện.

2.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp sinh lao động trong các doanh nghiệp

với tính chất hoạt động cũng nhƣ ý thức đƣợc trách nhiệm của tổ chức công

đoàn đối với NLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động “Phong

trào phát huy sáng kiến, cải tiến điều kiện làm việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học bảo hộ lao động trong doanh nghiệp” đƣợc nhiều ngƣời lao động hƣởng ứng. Đã có nhiều đề tài sáng kiến và giải pháp hữu ích của công nhân lao động đƣợc đánh giá cao và đƣợc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo, hoặc đạt giải trong các Hội thi sáng tạo kỹ thuật của ngành, của Thành phố. Vì sáng kiến cải tiến của công nhân lao động thƣờng gắn liền với những vấn đề cụ thể của thực tế nên giá trị ứng dụng và tính khả thi cao, đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trƣờng, giảm bớt điều kiện lao động nặng nhọc, giảm cƣờng độ làm việc căng thẳng, hạn chế các yếu tố nguy hiểm độc hại có tác động trực tiếp đến ngƣời lao động và ô nhiễm môi trƣờng, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động …

Trên địa bàn Thành phố, 3 năm gần đây, Thành phố đã chọn khu công nghiệp Hòa Khánh là địa điểm tổ chức mittinh nhân Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN với sự tham gia, hƣởng ứng của đông đảo doanh nghiệp, công nhân lao động. Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng; Báo Đà Nẵng ... hàng năm đã đƣa 200 – 250 tin, bài viết, phóng sự phản ánh điều kiện làm việc trong các ngành có nhiều nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài chƣơng trình thời sự, trong

các chuyên mục “Hộp thư truyền hình”, “Tìm hiểu pháp luật”, “Tiếp chuyện

bạn nghe Đài”, chuyên trang “Vấn đề hôm nay” đều tập trung vào chủ đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo phòng Văn hoá – Thể thao các quận, huyện treo hàng ngàn băng rôn, khẩu hiệu, panô và phƣớn tuyên truyền về ATVSLĐ-PCCN trên các đƣờng phố chính, trong các khu công nghiệp và các khu đông dân cƣ. Sở LĐTBXH,

Sở Y tế, Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp phát hành 5.500 – 6.000 tờ rơi, áp phích, tài liệu mỗi năm cung cấp đến ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sở Y tế đã chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng

và các doanh nghiệp tổ chức tọa đàm “Chăm sóc sức khoẻ cho người lao

động”. Phòng Cảnh sát PCCC Thành phố tổ chức tuyên truyền lƣu động hàng chục lƣợt mỗi năm tại các địa bàn dân cƣ và trong khu công nghiệp.

Là cơ quan, tổ chức quản lý trên địa bàn, Ban quản lý các KCN đã chú ý nhiều hơn trong hƣớng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về ATVSLĐ, Công đoàn các Khu công nghiệp đã hƣớng dẫn công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đến NLĐ, đồng thời phối hợp với ngƣời sử dụng lao động mời báo cáo viên cấp Thành phố hoặc cán bộ của Phân viện Nghiên cứu KHKT - Bảo hộ lao động khu vực Miền Trung truyền đạt những nội dung cơ bản về ATVSLĐ đến NLĐ, tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp lớn (khoảng 1.000 lao động) mới chú ý nội dung này, các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh nội bộ hoặc dán tại các bảng thông báo. Từ năm 2009 tới 2013 số buổi tuyên truyền về ATVSLĐ ngày càng tăng, từ 236 buổi năm 2009 đã tăng lên 350 buổi năm 2013 nhƣ bảng 2.6. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã ý thức đƣợc sự cần thiết của việc đƣa thông tin về ATVSLĐ đến với NLĐ.

Công đoàn Thành phố và Công đoàn các KCN cũng dành nguồn kinh phí nhất định để tổ chức các hình thức tuyên truyền đến NLĐ trong các khu công nghiệp. Nhân Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ – PCCN hàng năm đều tổ chức mittinh, cấp phát panô, áp phích cổ động cho doanh nghiệp, biên soạn ngắn gọn nội dung ATVSLĐ dƣới hình thức tờ rơi để phát cho ngƣời lao động. Trong 5 năm qua, Công đoàn Thành phố Đà Nẵng tổ chức đƣợc 2 Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” từ cấp cơ sở trở lên, thu hút sự tham gia hƣởng

ứng của gần 500 doanh nghiệp với hơn 1.500 thí sinh là công nhân lao động, là cán bộ y tế, cán bộ phụ trách ATVSLĐ của doanh nghiệp. Công đoàn quốc tế cũng hỗ trợ cho Công đoàn Việt Nam triển khai đến công đoàn trong doanh

nghiệp chuyên đề “Vai trò Công đoàn nhằm thúc đẩy thực hiện Trách nhiệm

xã hội doanh nghiệp”, qua 3 năm triển khai trong các KCN Đà Nẵng, đã có nhiều công đoàn cơ sở chủ động phát hiện vấn đề và mạnh dạn kiến nghị NSDLĐ cải thiện môi trƣờng làm việc thoáng mát, an toàn hơn; tăng chế độ bồi dƣỡng độc hại cao hơn quy định của pháp luật; công đoàn cấp trên hỗ trợ

kinh phí xây dựng “Góc bảo hộ lao động” cho những doanh nghiệp đông lao

động hoặc “Tủ sách pháp luật” – trong đó có sách về ATVSLĐ - cho những

doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hàng năm, công đoàn các KCN – thông qua sự thống nhất của lãnh đạo doanh nghiệp - tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến

NLĐ từ 3-5 đợt. Công đoàn Thành phố có chuyên mục “Lao động – Công

đoàn” trên Đài phát thanh và truyền hình Đà Nẵng, các quận huyện có hệ thống loa phát thanh đƣa vào các khu công nghiệp để tuyên truyền kịp thời những chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến ngƣời lao động.

Bảng 2.6. Tuyên truyền quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ

Năm

Buổi tuyên truyền Các hình thức khác do công

đoàn thực hiện Doanh nghiệp tổ chức Công đoàn tổ chức Hội thi ATVSLĐ Phát tờ rơi (lƣợt phát) 2009 236 3 0 130 2010 254 2 1 150 2011 286 4 0 180 2012 307 4 1 200 2013 350 5 0 200

Nhìn chung việc thực hiện công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong các KCN của thành phố Đà Nẵng những năm qua đã đi vào nề nếp và đƣợc thực hiện liên tục với nhiều hình thức khác nhau. Các quy định của nhà nƣớc và doanh nghiệp về ATVSLĐ đã đƣợc tuyên truyền đến các đối tƣợng khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất định nhƣ việc tổ chức tuyên truyền tiến hành đại trà trên diện rộng trong khi đối tƣợng công nhân có trình độ rất khác nhau nên mức độ nhận thức cũng rất khác nhau. Việc rút kinh nghiệm qua các đợt tiến hành tổ chức tuyên truyền chƣa đƣợc thực hiện ngay để có những điều chỉnh tiếp theo là do các cơ quan quản lý chƣa thực sự quan tâm tới điều này. Cục An toàn lao động chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về các hoạt động của dự án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt; kinh phí thực hiện hằng năm quá ít để thực hiện công tác tuyên truyền trên diện rộng nên chƣa nâng cao nhận thức của các địa phƣơng, các ngành, các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.2.3. Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Những năm qua, do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, cùng với sự chỉ đạo tích cực của các cơ quan chức năng nên các doanh nghiệp đều triển khai thực hiện khá nghiêm túc. Tất cả lao động mới đƣợc tuyển dụng vào đều phải tham gia lớp tập huấn cơ bản những nội dung cơ bản của công tác ATVSLĐ do doanh nghiệp tổ chức. Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, mỗi năm có khoảng gần 40.000 ngƣời lao động đƣợc huấn luyện về bảo hộ lao động, có khoảng 15.000 ngƣời đƣợc huấn luyện lại, trong đó tỷ lệ ngƣời lao động trong các khu công nghiệp chiếm hơn 60%. Hàng năm, Sở LĐTBXH có trách nhiệm hƣớng dẫn và kiểm tra công tác huấn luyện ATVSLĐ cho ngƣời lao động và cấp mới khoảng 5.000 phôi thẻ an toàn lao động cho hàng trăm doanh nghiệp.

Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức 50 – 60 lớp tập huấn/năm về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho hàng ngàn cán bộ y tế, cán bộ quản lý, an toàn vệ sinh viên của các cơ sở và NLĐ, ví dụ nhƣ số liệu năm 2013 ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đào tạo cán bộ Y tế cơ sở và các đối tượng năm 2013

TT Nội dung Số lớp đào tạo Số doanh nghiệp Tổng số học viên

1 Vệ sinh lao động cho cán bộ y tế

cơ sở 05 76 148

2 Vệ sinh lao động cho cán bộ

quản lý doanh nghiệp 02 40 67

3 Vệ sinh lao động cho ngƣời lao

động 32 32 731

4 Phòng chống bệnh nghề nghiệp 02 42 100

5 Nâng cao sức khỏe nơi làm việc 06 80 240

Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Đà Nẵng

Sở Cảnh sát PCCC cũng có kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp; phối hợp tổ chức hàng chục cuộc thao diễn kỹ thuật an toàn và phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn tại các đơn vị, doanh nghiệp dễ xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 57 - 86)