6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình KTXH của TP Đà Nẵng
a. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%.
Nằm ở vào trung độ của đất nƣớc, trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 – 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ
cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C .
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố.
b. Tình hình kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá cố định 2010) giai
đoạn 2003-2013 ƣớc tăng 11,5%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 ƣớc đạt 55,98 triệu đồng (2.650 USD), gấp 5,4 lần năm 2003 và bằng 1,6 lần cả nƣớc.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng từ “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” sang “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” vào năm
2008, trƣớc 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết số 33-NQ/TW, với tỷ trọng
GDP dịch vụ (giá hiện hành) tăng từ 48% năm 2003 lên 53,5% năm 2013, công nghiệp - xây dựng giảm từ 45,6% xuống 43,8% và nông nghiệp giảm từ 6,4% xuống 2,7%.
Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trƣởng ổn định, giai đoạn 2003-2013 giá trị sản xuất ƣớc tăng 10,9%/năm (giá cố định 2010). Cơ cấu nội bộ ngành chuyển đổi tích cực theo hƣớng giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất tiêu hao nhiều năng lƣợng, ô nhiễm môi trƣờng (sắt thép, xi măng...), giá trị gia tăng
thấp (chế biến, gia công thô: thực phẩm, dệt - may - giày, chế biến lâm sản...)
và tăng tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng
cao (sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, sản
một số sản phẩm công nghiệp chủ lực (thủy sản đông lạnh, dệt may, xi măng, lốp ôtô, da giày). Việc đầu tƣ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp có chuyển biến rõ nét. Phần lớn máy móc thiết bị (MMTB) đƣợc sản xuất sau năm 2000, trong đó MMTB mua mới chiếm tỷ lệ cao, bình quân đạt 76%, một số ngành có tỷ lệ trên 90% nhƣ: công nghiệp hóa chất 95,9%, điện tử - cơ điện 93,9% v.v..
Hạ tầng sản xuất công nghiệp đƣợc quan tâm đầu tƣ với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đến cuối năm 2013, đã đầu tƣ xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh 06 KCN, tổng diện tích 1.141,8 ha, thu hút 347 dự án đầu tƣ, vốn đầu tƣ đạt 12.012 tỷ đồng và 830,5 triệu USD. Trong đó giai đoạn 2011-2013 thu hút 78 dự án mới trong KCN (54 dự án trong nƣớc), vốn đầu tƣ đăng ký đạt 2.186,9 tỷ đồng và 62,4 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: lốp ô tô, thép, bia, linh kiện điện tử… Một số doanh nghiệp lớn có đóng góp tích cực vào sự tăng trƣởng chung của thành phố nhƣ: Cao su Đà Nẵng, VBL Đà Nẵng, Mabuchi Motor (Nhật Bản), Công ty TCIE (Nissan), Điện tử Việt Hoa, điện tử Foster (Đà Nẵng) ... Đồng thời, thành phố đang tích cực triển khai xây dựng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, hiện đã thu hút 02 dự án FDI sản xuất công nghệ cao với tổng vốn đăng ký hơn 60 triệu USD.
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2003-2013 ƣớc tăng 3,9%/năm (giá cố định 2010) và đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển theo chiều sâu, từng bƣớc phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Thành phố đã quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn đến năm 2015 (64,7 ha), mở rộng đến năm 2020 (338,3 ha); hình thành vùng trồng hoa, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, sản xuất nấm ăn. Tập trung công tác giống lúa, năng suất tăng từ 52,1 tạ/ha năm 2003 lên 57 tạ/ha năm 2013. Vùng sản xuất rau an toàn La Hƣờng đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 100-150 triệu
đồng/ha/năm. Ngành chăn nuôi từng bƣớc đƣợc tổ chức theo phƣơng thức tập trung với quy mô hợp lý.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc đầu tƣ, cải thiện với 100% hộ dân đƣợc sử dụng điện, 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm; đã bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn, kiệt hẻm; tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2013 ƣớc đạt 76%.
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, đa dạng về loại hình, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của khu vực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá cố định 2010) giai đoạn 2003-2013 ƣớc đạt 15,5%/năm, tỷ trọng đóng góp trong GDP (giá hiện hành) tăng từ 48% năm 2003 lên 53,5% ƣớc năm 2013.
Kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh cả về số lƣợng và tổng vốn. Giai đoạn 2003-2013, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 20.659 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký đạt 64.303 tỷ đồng, tăng 11,3%/năm về số doanh nghiệp và 7%/năm về vốn và thu hút đƣợc 282 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), tổng vốn đầu tƣ đạt 3,31 tỷ USD, tăng 17,5%/năm về số dự án và 25,6%/năm về vốn. Ƣớc đến cuối năm 2013, thành phố có khoảng 12.474 doanh nghiệp tƣ nhân đang hoạt động, tổng vốn đăng ký đạt 71.338 tỷ đồng và 160 dự án FDI đã đi vào hoạt động, vốn thực hiện ƣớc đạt 1,67 tỷ USD, chiếm 56,7% về số dự án và 50,5% về vốn.
Cùng với sự gia tăng về số lƣợng, quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp dân doanh thành lập mới tăng mạnh, đạt 2.597 triệu đồng/doanh nghiệp vào năm 2012, gấp 1,6 lần năm 2003 (1.653 triệu đồng/doanh nghiệp). Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trƣởng kinh tế và ngân sách của thành phố, năm 2012, các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đóng góp trên 25.000 tỷ đồng tổng sản phẩm xã hội
(GDP, giá hiện hành), chiếm 59,4% GDP toàn thành phố, gấp 2 lần năm 2003 (29,3%) và đóng góp 2.480 tỷ đồng vào ngân sách địa phƣơng, chiếm 60,5% tổng số nộp ngân sách của khối doanh nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm 30-31% sản xuất công nghiệp toàn thành phố, xuất khẩu chiếm 40-41% tổng kim ngạch, nộp ngân sách chiếm 23-24% số nộp ngân sách khối doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho 20% lao động của thành phố.
c. Các khu công nghiệp Đà Nẵng
Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp, đƣợc bố trí quanh Thành phố, có 3 KCN lớn nhất là KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Liên Chiểu thuộc địa bàn quận Liên Chiểu; KCN Hòa Cầm thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và KCN Đà Nẵng (thƣờng gọi là KCN An Đồn) với KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng thuộc địa bàn quận Sơn Trà. Các khu công nghiệp cách trung tâm thành phố không quá 15 km, đều nằm trên những trục đƣờng giao thông chính, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.
Hầu hết các KCN của thành phố Đà Nẵng đều không sử dụng đất nông nghiệp mà sử dụng đất gò đồi, đất nghĩa địa, đất hoang hóa, kho bãi cũ trong chiến tranh để lại không thể bố trí khu đô thị, dân cƣ. Do đó, việc chi phí giải phóng mặt bằng, san lấp không lớn, không gây nhiều khó khăn phức tạp làm ảnh hƣởng đến đời sống dân sinh khu vực. Các khu công nghiệp đều có độ cao nền lớn, độ dốc tốt thuận lợi cho thoát nƣớc nƣớc mƣa, chống ngập lụt; nền đất tốt, ổn định, nguồn nguyên liệu (cát, đá, gạch...) cho xây dựng công trình dồi dào và có chất lƣợng tốt, làm giảm chi phí cho đầu tƣ phát triển khu công nghiệp, cũng nhƣ giảm cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng của dự án đầu tƣ.
Do vị trí khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau, đồng thời mỗi KCN đƣợc giao một công ty khai thác hạ tầng quản lý khác nhau nên công tác quản
lý ATVSLĐ mỗi khu công nghiệp có những thuận lợi, khó khăn riêng.
Các khu Công nghiệp, khu công nghệ cao đƣợc quy hoạch để phát triển theo các nhóm ngành chuyên môn hóa khác nhau nhƣ dƣới bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin của Đà Nẵng
STT Khu công
nghiệp
Diện tích
quy hoạch Lĩnh vực đầu tƣ
1 Khu Công nghiệp Đà Nẵng
50.00 ha Cơ khí lắp ráp; Công nghiệp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu; Chế biến nông, lâm, hải sản; Sản xuất giấy và bao bì; Sản xuất vật liệu xây dựng
2 Khu Công nghiệp Hòa Khánh
395.72 ha Cơ khí lắp ráp, điện tử, may mặc; Sản phẩm sau hóa dầu nhƣ bao bì, nhựa; Chế biến nông, lâm, hải sản; Vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ
3 Khu dịch vụ Thủy Sản
50.60 ha Công nghiệp chế biến thủy sản; Dịch vụ hậu cần cảng cá.
4 Khu Công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
212.12 ha Cơ khí lắp ráp; Công nghiệp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu; Chế biến nông, lâm, hải sản; Sản xuất giấy và bao bì; Sản xuất vật liệu xây dựng
5 Khu Công nghiệp Liên Chiểu
307.71 ha Công nghiệp nặng; Công nghiệp chế tạo; Công nghiệp hóa chất; Sản xuất vật liệu xây dựng; Kho ngoại quan
6 Khu Công nghiệp Hòa Cầm
136.73 ha
Hiện 6 KCN đang hoạt động tốt, số dự án vào các KCN này là 347 dự án (cuối năm 2013) với tỷ lệ lấp đầu trung bình là gần 86% trong đó có một số khu có tỷ lệ lấp đầy gần 100%, nhƣ bảng 2.2.
Bảng 2.2. Số liệu dự án của các KCN ĐN tại thời điểm 31/12/2013
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng
Số doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp ngày càng tăng đã thu hút đáng kể lực lƣợng lao động vào làm việc. Tổng số lao động hiện có hơn 70.000 ngƣời, trong đó gần 40% là lao động ngoại tỉnh. Số doanh nghiệp có hơn 3.000 lao động chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Quy mô doanh nghiệp tăng, số lao động ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý ATVSLĐ ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Trong số 74 dự án 100% vốn nƣớc ngoài có khoảng 30% là của Nhật Bản, đây là những doanh nghiệp với quan điểm tích cực đối với con ngƣời, có chính sách về môi trƣờng rõ ràng, tiến bộ và hay tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Là một thành phố đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ, giai đoạn 2007 – 2010 nguồn thu ngân sách chủ yếu từ khai thác quỹ đất, tỷ lệ đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp chỉ ở mức
KCN Tổng số dự án Dự án trong nƣớc Dự án nƣớc ngoài DT đất CNghiệp (ha) DT đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Hòa Khánh 177 133 44 298,25 288,48 96,72 Hòa Khánh MR 17 7 10 67,79 51,96 76,65 Hòa Cầm 52 47 5 96,13 76,38 79.45 Liên Chiểu 26 24 2 136,49 97,03 71,09 Đà Nẵng 42 30 12 41,87 41,87 100 DVTS Đà Nẵng 33 32 1 43,68 31,14 71,29 Tổng cộng 347 273 74 684,21 586,86 85,77
2,4 % – 3,2 %. Từ năm 2010 đến nay, khi nguồn thu từ khai thác quỹ đất giảm dần, tỷ lệ đóng góp ngân sách thành phố chủ yếu là từ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, chiếm hơn 80% tổng thu ngân sách.