Điều tra, thống kê tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Điều tra, thống kê tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp

Công tác điều tra, thống kê là hết sức quan trọng, nhằm mục đích phân

tích, xác định đƣợc các nguyên nhân tai nạn lao động, nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trƣờng hợp tai nạn tƣơng tự tái diễn, điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về ATVSLĐ, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những ngƣời liên quan đến tai nạn.

Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định:

1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như sau:

a) NSDLĐ có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở LĐTBXH nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;

b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng;

c) Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên;

điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;

d) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

đ) Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.

2. Việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, lao động.

Thông tƣ liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/2011

cũng quy định về công tác thống kê, báo cáo ATVSLĐ: “Cơ sở lao động phải

mở sổ thống kê các nội dung báo cáo theo quy định. Các số liệu thống kê phải lưu giữ ít nhất 5 năm tại cấp phân xưởng và 10 năm ở cấp cơ sở..”, “cơ sở lao động phải thực hiện báo cáo công tác ATVSLĐ định kỳ một năm 2 lần với cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý và với sở LĐTBXH, sở Y tế, Liên đoàn Lao động địa phương theo mẫu quy định”

Riêng đối với công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động đƣợc quy định rất chi tiết về quy trình, thủ tục, lƣu trữ hồ sơ, thời hạn điều tra, thành phần tham gia điều tra tại Thông tƣ liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012. Theo đó, đoàn điều tra tai nạn lao động sẽ đƣợc thành lập ở 3 cấp: cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, thành và cấp cơ sở. Đoàn điều tra mỗi cấp có thể khác nhau về thành phần, phạm vi điều tra nhƣng muốn công tác điều tra có hiệu quả thì dù cấp nào thực hiện cũng cần lƣu ý những yêu cầu sau:

- Khẩn trƣơng, kịp thời: Tiến hành điều tra ngay sau tai nạn xảy ra, lúc hiện trƣờng nơi xảy ra còn đƣợc giữ nguyên vẹn, việc khai thác thông tin các nhân chứng cũng kịp thời.

- Bảo đảm tính khách quan: Phải tôn trọng trong sự thật, không bao che, không định kiến, không suy diễn chủ quan thiếu căn cứ.

- Cụ thể và chính xác: Phải xem xét một cách toàn diện, kỹ lƣỡng từng chi tiết, tránh tình trạng qua loa, đại khái.

Có nhƣ vậy mới đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn về nguyên nhân và trách nhiệm của những ngƣời liên quan đến vụ tai nạn.

Công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có đƣợc thực thi nghiêm túc không thể hiện qua tiêu chí đánh giá:

Tiêu chí

- Số lƣợng doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê theo quy định

- Số liệu thống kê liên tục, phản ảnh rõ các tiêu chí ảnh hƣởng đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tìm ra nguyên nhân.

- Tỷ lệ tăng/giảm các vụ tai nạn lao động, tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)