Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, miền là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến công tác ATVSLĐ. Các yếu tố tự nhiên nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, gió, nắng và thời gian nắng… sẽ tạo ra điều kiện vi khí hậu quyết định tới môi trƣờng làm việc và tác động lớn đến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Cùng một dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nhƣ nhau, nếu lắp đặt ở vùng này thì độ bền cao, nhƣng lắp đặt ở vùng khác thì nhanh hỏng hóc, xuống cấp; việc đầu tƣ nhà xƣởng sản xuất, điều kiện làm việc ở những vùng có khí hậu nắng nóng, mƣa bão nhiều sẽ tốn kém hơn so với vùng có khí hậu ôn hòa quanh năm, vì phƣơng án đảm bảo ATVSLĐ sẽ phát sinh thêm hạng mục.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý ATVSLĐ của địa phƣơng vì liên quan đến nhận thức xã hội, nguồn kinh phí đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; nguồn kinh phí cho đào tạo, tuyên truyền và quan trọng nhất là chính sách thu hút đầu tƣ có chọn lọc. Một địa phƣơng có mức sống và trình độ dân trí cao sẽ thuận lợi cho công tác quản lý ATVSLĐ vì ý thức chấp hành của ngƣời lao động tốt, công tác kiểm tra giám sát thực hiện nghiêm túc hơn, nhƣng cũng khó khăn cho những doanh nghiệp chỉ muốn đầu tƣ kiểu “ăn xổi ở thì”, chỉ muốn khai thác sức lao

động chứ không muốn xây dựng môi trƣờng làm việc an toàn bền vững cho ngƣời lao động. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi để lãnh đạo địa phƣơng mạnh dạn đầu tƣ nguồn lực cho cơ sở hạ tầng xã hội nhƣ đƣờng sá giao thông, quy hoạch khu vực sản xuất độc lập với khu vực dân cƣ để đảm bảo an toàn, hỗ trợ các chính sách thuế, về thủ tục hành chính để doanh nghiệp dành nguồn vốn đầu tƣ cho công tác ATVSLĐ của cơ sở mình. Một địa phƣơng có cơ sở hạ tầng tốt, kinh tế xã hội ổn định, đời sống dân sinh cao thì địa phƣơng có thế mạnh và có quyền chọn lọc, thu hút những nhà đầu tƣ lớn, có uy tín, có ý thức chấp hành pháp luật tốt. Doanh nghiệp muốn hƣởng lợi từ lợi ích xã hội của địa phƣơng thì phải đầu tƣ chăm lo cho ngƣời lao động tốt hơn, mà ATVSLĐ là một trong những chính sách đầu tƣ có thể giúp thu hút đƣợc nguồn lao động có trình độ, có chất lƣợng. Những địa phƣơng còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội thƣờng ít có cơ hội này, nên việc thu hút đầu tƣ ít có chọn lọc.

1.3.2. Nhân tố ngƣời sử dụng lao động

Pháp luật đã quy định rất rõ là NSDLĐ phải chịu trách nhiệm cao nhất về công tác ATVSLĐ của cơ sở mình. Để đảm bảo công tác quản lý ATVSLĐ đƣợc triển khai có hiệu quả nhằm phòng ngừa các sự cố xảy ra, NSDLĐ phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ liên quan nhƣ: (i) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trƣờng, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác đƣợc quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải đƣợc định kỳ kiểm tra, đo lƣờng; (ii) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xƣởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã đƣợc công bố, áp dụng; (iii) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp

loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động; (iv) Định kỳ kiểm tra, bảo dƣỡng máy, thiết bị, nhà xƣởng, kho tàng; (v) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; (vi) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Để thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định của Nhà nƣớc, NSLĐ cũng có quyền: (i) buộc NLĐ phải chấp hành các quy định, chỉ dẫn về ATVSLĐ khi làm việc; (ii) khen thƣởng ngƣời thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ và xử lý kỷ luật với ngƣời vi phạm; (iii) khiếu nại với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về các quyết địnhh của thanh tra Nhà nƣớc về ATVSLĐ

Để làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ trƣớc pháp luật và sâu xa hơn, nhân văn hơn là vì sự an toàn tính mạng của con ngƣời, NSDLĐ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác này để ngay từ đầu có sự đầu tƣ hình thành cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, xây dựng đƣợc hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả. Trong quá trình vận hành bộ máy, NSDLĐ phải tổ chức thực hiện đúng các quy trình đã xây dựng, phải sử dụng quyền hạn đƣợc pháp luật cho phép để buộc NLĐ tuân thủ một cách nghiêm túc. Việc tự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và tự giác.

Vai trò của quản lý Nhà nƣớc trong việc kiểm ra, giám sát doanh nghiệp chấp hành quy định về ATVSLĐ là rất quan trọng, nhƣng việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc chủ yếu là trên văn bản và dựa vào báo cáo của doanh nghiệp; lực lƣợng thanh tra không đủ nhân lực và thời gian để kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên, vì thế vai trò của NSDLĐ có thể coi là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác này.

1.3.3. Nhân tố ngƣời lao động tại doanh nghiệp

Là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất, NLĐ vừa là chủ thể trong việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ để đảm bảo an toàn cho ngƣời khác, bảo vệ tài sản doanh nghiệp, vừa là khách thể chịu sự tác động, ảnh hƣởng trực tiếp từ các yếu tố nguy hại của môi trƣờng làm việc, sự an toàn của máy móc thiết bị và cả những nguy cơ do sự bất cẩn của NLĐ khác trong cùng dây chuyền, bộ phận. Vì thế, khi bƣớc vào phân xƣởng sản xuất, NLĐ có nghĩa vụ: (i) chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ đƣợc giao; (ii) Sử dụng và bảo quản các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đã đƣợc trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; (iii) Báo cáo kịp thời với ngƣời có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của ngƣời sử dụng lao động.

Để tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ mất an toàn và môi trƣờng làm việc không đảm bảo, pháp luật quy định NLĐ có quyền: (i) từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn đƣợc trả đủ tiền lƣơng và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với ngƣời phụ trách trực tiếp. Ngƣời sử dụng lao động không đƣợc buộc ngƣời lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chƣa đƣợc khắc phục; (ii) khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm các quy định của nhà nƣớc hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATVSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể; (iii) đƣợc cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Một môi trƣờng lao động luôn có nhiều NLĐ cùng tham gia, nhƣng trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, kiến thức về ATVSLĐ, thói quen sinh hoạt, ý thức kỷ luật rất khác nhau. Chỉ 1 ngƣời trong dây chuyền không tuân thủ quy trình, quy định về an toàn đã có thể gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhiều ngƣời khác. Vì thế, trong chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý về ATVSLĐ phải hết sức chú ý đến nhân tố này để có biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trƣờng chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu những văn bản chỉ đạo của Đảng và những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc từ ngày thành lập nƣớc – ngày 2/9/1945 – đến nay, cho ta thấy rõ một điều: Bảo hộ lao động luôn là một chính sách kinh tế, xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc, không thể tách rời trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc qua mọi thời kỳ.

Những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về ATVSLĐ nói riêng đƣợc các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy, đến nay chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tƣơng đối đầy đủ. Muốn hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, phải nghiên cứu từ các quy định của Hiến pháp, Luật; các văn bản của Chính phủ, cho đến các văn bản hƣớng dẫn chi tiết của các Bộ, Ngành chức năng; các văn bản hƣớng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, của địa phƣơng và của doanh nghiệp.

Trong các văn bản pháp luật cũng nhƣ trong thực tế đời sống lao động

ở nƣớc ta, hai thuật ngữ “Bảo hộ lao động” và “An toàn và Vệ sinh lao động

đều đƣợc sử dụng chính thức. Trƣớc đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động. Còn bảo hộ lao động đƣợc hiểu là những quy định của Nhà nƣớc liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động khác. Nhƣ vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng, có nghĩa tiền lƣơng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động ... đều thuộc

phạm trù "bảo hộ lao động". Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với

nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tƣơng xứng với khái niệm này.

Để phù hợp với quốc tế và công ƣớc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam tham gia ký kết, các văn bản pháp luật của nƣớc ta đã

từng bƣớc điều chỉnh, sử dụng phổ biến thuật ngữ “An toàn lao động, vệ sinh

lao động”. Bộ Luật Lao động năm 2012, tại chƣơng IX dùng tiêu đề “An toàn lao động và vệ sinh lao động”. Dù dùng thuật ngữ nào thì về bản chất, nội dung chủ yếu là đảm bảo ATVSLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho NLĐ.

Với những nội dung đƣợc trích dẫn từ quy định của pháp luật ở chƣơng I, ta có thể thấy, quản lý ATVSLĐ là tổng hợp các biện pháp đƣợc tiến hành nhằm thiết lập điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động, hạn chế thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động hoặc giảm thiểu tỷ lệ ngƣời mắc bệnh nghề nghiệp cho nên quy định về ATVSLĐ có tính phòng ngừa, ngăn chặn nhiều hơn là đƣa ra biện pháp khắc phục, xử lý. Đây là đặc điểm rất riêng của pháp luật về ATVSLĐ.

Vì pháp luật về ATVSLĐ thể hiện vai trò bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích xã hội, quốc gia và bảo vệ tính mạng, tài sản của các chủ thể nên có tính pháp lý, mệnh lệnh cao.

Công tác quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ trong doanh nghiệp đƣợc quy định cụ thể ở 6 nội dung cơ bản, nội dung nào cũng quan trọng và cần thiết, qua đó giúp Nhà nƣớc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức và mọi ngƣời lao động thực hiện công tác về ATVSLĐ.

Khi nghiên cứu phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về ATVSLĐ, ta thấy công tác ATVSLĐ có đóng vai trò to lớn, góp phần không nhỏ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Nhà nƣớc. Làm tốt công tác này sẽ có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội rất lớn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình KTXH của TP. Đà Nẵng

a. Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%.

Nằm ở vào trung độ của đất nƣớc, trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng

các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 – 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ

cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C .

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố.

b. Tình hình kinh tế xã hội

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá cố định 2010) giai

đoạn 2003-2013 ƣớc tăng 11,5%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 ƣớc đạt 55,98 triệu đồng (2.650 USD), gấp 5,4 lần năm 2003 và bằng 1,6 lần cả nƣớc.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng từ “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” sang “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” vào năm

2008, trƣớc 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết số 33-NQ/TW, với tỷ trọng

GDP dịch vụ (giá hiện hành) tăng từ 48% năm 2003 lên 53,5% năm 2013, công nghiệp - xây dựng giảm từ 45,6% xuống 43,8% và nông nghiệp giảm từ 6,4% xuống 2,7%.

Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trƣởng ổn định, giai đoạn 2003-2013 giá trị sản xuất ƣớc tăng 10,9%/năm (giá cố định 2010). Cơ cấu nội bộ ngành chuyển đổi tích cực theo hƣớng giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất tiêu hao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 35)