Tổ chức tốt thanh kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 91 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tổ chức tốt thanh kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao

động tại các doanh nghiệp

Cần thiết tăng cƣờng nhận thức và sự chấp hành của các cơ sở, doanh nghiệp về công tác VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc và giảm ô nhiễm môi trƣờng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, ngƣời sử dụng lao động để xảy ra mất an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Với các doanh nghiệp, cần thƣờng xuyên tự kiểm tra đánh giá chất lƣợng môi trƣờng lao động, kết quả đo đạc chất lƣợng môi trƣờng chính là một trong những căn cứ quan trọng khi doanh nghiệp cần đánh giá chất lƣợng môi trƣờng làm việc. Trên cơ sở đó có phƣơng hƣớng giải quyết những thiếu sót còn tồn đọng trong công tác và phƣơng hƣớng cải tạo chất lƣợng môi trƣờng làm việc.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn: trong sản xuất, mọi công việc đều đòi hỏi phải tuân theo quy trình công

nghệ, quy trình làm việc nhất định. Trong tổ chức sản xuất cũng đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật nhất định. Nói một cách khác là phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật thì mới đảm bảo sản xuất tốt. Muốn đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho ngƣời lao động thì phải căn cứ vào quy trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất mà đề ra các biện pháp về kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động thích hợp. Trong doanh nghiệp phải có đầy đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và thực hiện đúng các biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải đƣợc sửa đổi cho phù hợp mỗi khi thay đổi phƣơng pháp công nghệ, cải tiến thiết bị.

Các sở, ban ngành, ban quản lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kiểm tra và tái đầu tƣ trang thiết bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng lao động phải tổ chức bộ máy bảo hộ lao động tại cơ sở; bố trí ngƣời, phƣơng tiện làm công tác bảo hộ và sơ cứu tai nạn lao động tại chỗ cho đơn vị; phổ biến quy định an toàn vệ sinh lao động cho mọi ngƣời lao động, kể cả lao động thời vụ, thử việc, học nghề…trong doanh nghiệp. Đồng thời, ngành lao động, thƣơng binh và xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động các cấp hƣớng dẫn các đơn vị việc quản lý chặt chẽ thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn lao động.

Trong khi việc kiểm tra, quản lý của các ngành chức năng còn hạn chế, sự quyết tâm của chủ doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động ở nhiều doanh nghiệp còn kém hiệu quả, thì chính những ngƣời lao động cần phải biết tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ tai nạn.

Công tác ATVSLĐ có nội dung rộng, phức tạp, liên quan trực tiếp đến con ngƣời, đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về kỹ thuật an toàn, về quản lý, về giám định sức khỏe, về chế độ chăm sóc y tế, bồi thƣờng ... nên cần thành lập lực lƣợng thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ,

không nên gộp chung vào thanh tra lao động nhƣ hiện nay.

Công tác thanh kiểm tra là nội dung không thể thiếu để tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc, nhƣng nếu chỉ phụ thuộc vào lực lƣợng thanh tra lao động thì không khả thi vì không thể bố trí đủ nhân lực làm công tác này. Quản lý Nhà nƣớc đối với nội dung thanh kiểm tra cần theo hƣớng quy định trách nhiệm chính của ngƣời sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra để ngăn ngừa là chính, bên cạnh đó là vai trò của tổ chức công đoàn trong phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra tại chỗ và cũng cần quy định rõ trách nhiệm của ngƣời lao động trong việc tham gia giám sát, kiểm tra về ATVSLĐ cũng nhƣ tuân thủ những quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật, biện pháp an toàn để tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ tai nạn.

3.2.5. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

Tham gia điều tra xử lý các vụ tai nạn lao động

Khi có TNLĐ xảy ra ở doanh nghiệp, công đoàn cơ sở phải thể hiện vai trò là chỗ dựa của ngƣời lao động. Ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm làm 11 việc: 1. Sơ cứu, cấp cứu; 2. Khai báo tai nạn lao động; 3. Giữ nguyện hiện trƣờng; 4. Cung cấp vật chứng, tài liệu theo yêu cầu của đoàn điều tra; 5. Tạo điều kiện cho ngƣời làm chứng gặp đoàn điều tra; 6. Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ TNLĐ theo quy định; 7. Gửi biên bản điều tra TNLĐ do cơ sở lập cho ngƣời bị nạn,cơ quan BHXH và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh; 8. Thông báo vụ TNLĐ tới ngƣời lao động cơ sở của mình và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa; 9. Lƣu giữ hồ sơ các vụ TNLĐ; 10. Chịu mọi chi phí cho việc điều tra TNLĐ kể cả việc điều tra lại TNLĐ; 11. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả.

Khi xảy ra TNLĐ, ngƣời sử dụng lao động phải tổ chức điều tra điều tra lập biên bản, có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời. Biên bản điều tra TNLĐ của cơ sở

phải có chữ ký của đại diện công đoàn cơ sở.

Phải lƣu giữ hồ sơ TNLĐ tới lúc ngƣời lao động về hƣu; nếu là TNLĐ chết ngƣời thì hồ sơ phải lƣu giữ tới 15 năm. Việc bồi thƣờng và trợ cấp cho ngƣời lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhƣ sau:

- Đối với trƣờng hợp không do lỗi của ngƣời lao động: ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thƣờng ít nhất bằng 30 tháng lƣơng và phụ cấp lƣơng (nếu có) cho ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân của ngƣời chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với ngƣời bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì ngƣời sử dụng lao động bồi thƣờng ít nhất 1,5 tháng lƣơng và phụ cấp lƣơng (nếu có); nếu bị suy giảm khả năng lao động trên 10% đến dƣới 81% thì cứ tăng 1% đƣợc cộng thêm 0,4 tháng lƣơng và phụ cấp (nếu có).

- Đối với các trƣờng hợp do lỗi của ngƣời lao động: ngƣời sử dụng lao động trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lƣơng và phụ cấp lƣơng (nếu có) cho ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân của ngƣời chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Còn trong trƣờng hợp ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động dƣới 81% đƣợc trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thƣờng theo tỷ lệ tƣơng ứng nêu trên (Nghị định 110/2002/CP ngày 27/12/2002).

Khi tham gia điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động, công đoàn cơ sở cần có chính kiến rõ ràng, tránh khuynh hƣớng đổ hết lỗi cho ngƣời lao động (nhất là đối với các vụ tai nạn lao động chết ngƣời) và kiến nghị các biện pháp để đề phòng tai nạn tái diễn.

Ngƣời sử dụng lao động phải thƣờng xuyên quan tâm hơn nữa đến công tác cải thiện điều kiện lao động; thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh laođộng; trang bị, tuân thủ đầy đủ việc thực hiện trang bị bảo hộ lao động (các bộ phận che chắn vùng nguy hiểm, biển báo an toàn,

trang bị - phƣơng tiện bảo hộ cá nhân…); thực hiện các biện pháp khen thƣởng, kỷ luật kịp thời… Khi thực hiện, cần lƣu ý một số đặc điểm để có biện pháp phòng chống có hiệu quả, nhƣ về giới tính, tập trung vào đối tƣợng lao động là nam giới; về địa điểm xảy ra TNLĐ, chú ý các công xƣởng sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác...; về tuổi đời, quan tâm ngƣời lao động có tuổi đời, tuổi nghề thấp, ít kinh nghiệm và thƣờng chủ quan trong lao động. Doanh nghiệp xây dựng trạm Y tế hoặc tối thiểu có cán bộ Y tế theo quy định để thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngƣời lao động ngay tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Xây dựng quỹ dự phòng tai nạn laođộng

Ở nhiều quốc gia, ngoài nguồn quỹ trợ cấp TNLĐ, còn có nguồn quỹ phòng ngừa TNLĐ để đầu tƣ trở lại cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Việt nam nói chung, Các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp nói riêng cũng có thể lập quỹ này, hình thành từ các nguồn tài chính hoặc có thể đặt trong Quỹ TNLĐ-BNN, quỹ có tác dụng đầu tƣ trở lại cho đơn vị, doanh nghiệp để trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho mục tiêu an toàn lao động; khen thƣởng kịp thời cho cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác an toàn lao động; chi phí ban đầu cho ngƣời lao động bị TNLĐ kể từ khi bị TNLĐ đến khi ổn định có giấy ra viện; các chi phí khác liên quan đến mục tiêu an toàn lao động.

Tăng mức xử phạt và có thời hạn nhất định cho việc khắc phục các sai phạm trong an toàn lao động, tái kiểm tra và đề nghị cho ngƣng sản xuất tạm thời nếu doanh nghiệp tiếp tục vi phạm các quy định về an toàn lao động.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức công đoàn, các chủ doanh nghiệp, ngƣời quản lý trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

Tăng mức xử phạt và có thời hạn nhất định cho việc khắc phục các sai phạm trong an toàn lao động, tái kiểm tra và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cho ngƣng sản xuất tạm thời nếu doanh nghiệp tiếp tục vi phạm các quy định về an toàn lao động để xảy ra tai nạn lao động làm chết ngƣời.

Có cơ chế khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt; có chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức công đoàn, các chủ doanh nghiệp, ngƣời quản lý trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; công tác giám định và thực hiện các chính sách khắc phục hậu quả tai nạn lao động. Phát động phong trào công nhân xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn duy trì và phát triển sản xuất, muốn cạnh tranh thì phải đảm bảo ATVSLĐ, bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) xảy ra, ngƣời lao động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con ngƣời, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể xác, tinh thần. Đối với ngƣời sử dụng lao động, khi TNLĐ xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xƣởng; chi phí về y tế, giám định thƣơng tật, BNN và bồi thƣờng, trợ cấp cho ngƣời bị TNLĐ, BNN và thân nhân của họ; Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng; Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, ảnh hƣởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản.

Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có ý nghĩa bảo đảm sức khỏe và tính mạng của ngƣời lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trƣờng và văn hóa trong sản xuất.

Quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ, nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, vận động ngƣời lao động chủ động, tự giác thực hiện và giám sát thực hiện của doanh nghiệp; qua đó đánh giá đúng thực trạng quá trình triển khai thực hiện của các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Đà Nẵng trong những năm qua, tìm ra

nguyên nhân, những hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ trong doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà Nẵng ngày càng hiệu quả hơn; góp phần thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững; góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân cả về thể lực và trí lực; phù hợp với định hƣớng phát triển của Thành phố Đà Nẵng – một thành phố Môi trƣờng, thành phố đáng để sống!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Bình (2006), Vấn đề vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở

Quảng Nam, Đà Nẵng.

[2] Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Lao động, NXB Thông tin và Truyền

thông .

[3] Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Tổ chức lao động quốc tế ILO

(2011), Sổ tay hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh

lao động - Dự án RAS/08/07M/JPN.

[4] Nguyễn Thế Công (2003), Điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp

của lao động nữ, Nhà xuất bản Lao động.

[5] Cục An toàn lao động (2006), Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao

động cho người sử dụng lao động.

[6] Cục An toàn lao động (2013), Hội thảo “Báo cáo kết quả triển khai hệ

thống quản lý ATVSLĐ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN”.

[7] Cục An toàn lao động (2013), Sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác An

toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

[8] Dietmar Elsler (2012), Cách tạo ra các biện pháp khuyến khích kinh tế

trong công tác an toàn vệ sinh lao động, Tạp chí Asian-Pacefic Newsletter on OSH, Vol.19, No. 2, October 2012

[9] Nguyễn Thị Bích Diệu (2013), Quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các

doanh nghiệp ở khu Công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[10] Nguyễn Đức Đan, Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn lao động theo luật

[11] Vũ Anh Đức (2014), Nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Bảo hộ Lao động

[12] Trần Ngọc Lân (2012), Sổ tay an toàn vệ sinh lao động, NXB Thông tin

và truyền thông.

[13] Quyết định số 1866/QĐ-TTg (2010) của Thủ tƣớng Chính phủ, Phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

[14] Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng (2011 -

2013), Báo cáo định kỳ về công tác Bảo hộ lao động.

[15] Thành ủy Đà Nẵng (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng

bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

[16] Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2013), Đề án tăng cường công tác

Bảo hộ lao động giai đoạn 2013 - 2018.

[17] Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Hội thảo “Vai trò của công

đoàn với mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ tại nơi làm việc”.

[18] Lê Vân Trình (2000), Bảo vệ và làm sạch môi trường trong công tác Bảo

hộ lao động, Nhà xuất bản Lao động.

[19] Trần Thị Ngọc Trang (2009), Hệ thống các văn bản pháp luật về vệ sinh

an toàn nơi làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

[20] Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và

Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Tài liệu hướng dẫn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 91 - 100)