Phân loại việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Phân loại việc làm

Đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là ngƣời lao động có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm. Những hoạt động của ngƣời lao động thể hiện tính chất, hình thức, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hƣớng của việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động là ngƣời lao động và chủ thể tạo ra việc làm trong nền kinh tế.

Người có việc làm, theo ILO: “ngƣời có việc làm là những ngƣời đang

làm một việc gì đó đƣợc trả tiền công hoặc những ngƣời tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình”.

Theo Tổng cục Thống kê: “ngƣời có việc làm là những ngƣời đang làm việc trong thời gian quan sát và những ngƣời trƣớc đó có việc làm nhƣng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do nhƣ ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ, trong thời gian sắp xếp lại sản xuất, do thời tiết xấu, do máy móc hƣ hỏng…”.

Ngƣời có việc làm là ngƣời đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề, trƣớc thời điểm điều tra (gọi tắt là tuần lễ tham khảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định (trƣờng hợp của Việt Nam, mức chuẩn này là 8 giờ) đối với ngƣời đƣợc coi là có việc làm. Ngƣời có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là ngƣời ngƣời thiếu việc làm và đủ việc làm.

lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những ngƣời có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhƣng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ qui định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại.

Người thiếu việc làm là ngƣời có số giờ làm việc trong tuần lễ tham

khảo dƣới 36 giờ; hoặc ít hơn giờ theo chế độ qui định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại mà vẫn có nhu cầu làm đủ giờ.

Việc làm có thể chia ra thành các hình thức sau theo hoạt động của mỗi cá thể ngƣời lao động:

Việc làm chính là công việc mà ngƣời thực hiện có thu nhập nhất hoặc

dành nhiều thời gian hơn so với các công việc khác. Nhƣ vậy, những hoạt động lao động của con ngƣời mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình và bản thân họ thì gọi là việc làm chính. Các hoạt động lao động hiện nay đƣợc coi là việc làm chính; Ví dụ những ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị bởi vì thời gian và nguồn thu nhập của họ lại chiếm cao hơn so với các công việc làm thêm ngoài giờ của họ. Mặc dù, vấn đề làm ở nhà do có cửa hàng của gia đình hoặc làm thêm giờ nhƣng số thời gian trong một ngày mà họ làm việc vẫn chiếm tỉ lệ cao tại các doanh nghiệp, cơ quan. Mặt khác, những hộ gia đình có cơ sở sản xuất kinh doanh dựa vào nguồn sẵn có của mình để mở một cửa hiệu mà nguồn thu nhập lại phụ thuộc rất lớn vào cửa hiệu thì khi đó, công việc mà họ làm tại cửa hàng đó cũng đƣợc coi là việc làm chính.

Việc làm phụ là việc làm thêm theo mong muốn hoặc nhu cầu của ngƣời

lao động để kiếm thêm thu nhập ở công sở khác hoặc ngay tại chính nơi họ đang làm việc. Những công việc kiêm nhiệm cả ở những công sở khác và cả ở nơi đang làm việc, những công việc dịch vụ vào những lúc nhàn rỗi, buôn bán lặt vặt... đƣợc xếp vào việc làm phụ. Mặc dù vậy, giữa nhiều hình thức việc làm khác nhau thì việc làm phụ vẫn chiếm một vị trí đặc biệt. Nó gắn với đặc thù bản chất việc làm và với tác động mà nó ảnh hƣởng tới hoạt động của thị

trƣờng lao động. Việc làm phụ là hình thức sử dụng lực lƣợng lao động bổ sung vào hoạt động lao động, hay nói cụ thể là việc làm có thu nhập thêm ở doanh nghiệp (công sở) khác hoặc là ngay tại nơi đang làm việc, mà đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong điều kiện mức sống còn thấp ở Việt Nam thì việc làm thêm là nhu cầu chính đáng của ngƣời lao động để tăng thu nhập, đồng thời cũng là một “cầu nối đặc biệt” đảm bảo thay thế chỗ làm việc mới trong tƣơng lai mà không phải trải qua thời kỳ thất nghiệp, còn là mong muốn thể hiện khả năng cạnh tranh của chính bản thân ngƣời lao động trên thị trƣờng lao động. Hiện nay, ở một số ngành (nhƣ giáo dục, y tế) có việc làm thêm, sự khác biệt quá lớn giữa tiền lƣơng và thu nhập của một bộ phận công chức dƣới danh nghĩa việc làm thêm của khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay lại ảnh hƣởng rất tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển đồng bộ thị trƣờng lao động nói riêng.

Cùng với chính sách mới cho ngƣời lao động đƣợc tự do lựa chọn nghề nghiệp và công việc thì việc làm phụ là một biểu hiện hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, biểu hiện này có thể gắn với những xuất hiện tiêu cực nhƣ: thu nhập của ngƣời lao động thấp, việc làm không đầy đủ, tăng trƣởng kinh tế chƣa bền vững. Phát triển việc làm phụ rộng rãi chỉ là biểu hiện tạm thời khi xét từ góc độ này và nó sẽ giảm khi nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc phát triển ổn định.

Việc làm không trọn ngày hay việc làm dở dang có đặc điểm công việc

là trong chế độ thời gian làm việc không trọn ngày làm việc hoặc tuần làm việc không đầy đủ, nghỉ phép bắt buộc không hƣởng lƣơng theo chủ động của lãnh đạo công sở (doanh nghiệp), có thể đƣợc ấn định từ phía ngƣời thuê lao động, công ty và thậm chí có thể từ sự thoả thuận đồng ý của ngƣời lao động, đó là việc làm không trọn ngày tự nguyện. Ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, hình thức này đƣợc sử dụng rộng rãi.

Dƣới góc độ ngƣời lao động, việc làm không trọn ngày hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc trong hàng loạt các trƣờng hợp: phụ nữ có con nhỏ, những ngƣời tàn tật, những lao động lớn tuổi, thanh niên vừa đi học, vừa đi làm đều có lợi thế với loại hình việc làm này.

Việc làm độc lập là công việc độc lập khi sản xuất những hàng hoá tiêu

dùng và các dịch vụ khác nhau, theo chủ động cá nhân không thu nhận lao động làm thuê. Đồng thời ngƣời lao động tự tổ chức công việc cho mình và làm chủ những phƣơng tiện sản xuất nhất định. Việc làm độc lập là tình thế phải chọn của ngƣời lao động thất nghiệp (có thể do doanh nghiệp không đủ năng lực đảm bảo khả năng với mức lƣơng đầy đủ) trong giới hạn nhất định nhƣng điều đó không thể phủ nhận vai trò tích cực chủ động của nó.

Việc làm tổng thể là việc làm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động lao

động, cả trong nền kinh tế của đất nƣớc, trong dịch vụ quốc phòng, cả trong các hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, kinh tế gia đình, tôn giáo, trong các công sở và trong cả trong các dạng khác hoạt động công ích xã hội.

Việc làm linh hoạt (linh hoạt thời gian) là việc làm tồn tại dƣới nhiều

dạng, hình thức phổ biến là khi ngƣời lao động thoả thuận với ngƣời sử dụng lao động có thể tự lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, đồng thời bắt buộc ngƣời lao động phải tuân theo chế độ quỹ thời gian theo tuần (tháng) hoặc ngày làm việc đã quy định.

Việc làm tạm thời là những công việc khoán hoặc là công việc theo hợp

đồng. Các công ty quan tâm tới loại hình công việc này vì họ có thể giảm chi phí cho nhân viên bằng cách trả lƣơng tạm thời thấp hơn cho ngƣời đang làm việc, tự do thay đổi số lƣợng lao động làm thuê, tăng nhanh chóng số ngƣời làm việc, thay thế linh hoạt những ngƣời thƣờng xuyên vắng mặt vì lý do nào đó. Việc làm tạm thời đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ, thƣơng mại và xây dựng.

Việc làm theo thời vụ là loại hình việc làm gắn với những công việc theo thời vụ trong xây dựng, nông nghiệp, ở các khu nghỉ mát, khai thác rừng, trong các ngành mía đƣờng, đánh bắt hải sản và nhiều ngành khác với công việc không đều trong năm. Phần thời gian còn lại đáng kể trong năm ngƣời lao động không có việc làm khi gắn với loại hình này. Về bản chất nó là biến thể của việc làm tạm thời, nhƣng có điểm khác ở chỗ là việc làm thời vụ có thể lặp lại hàng năm ở chỗ này hay chỗ khác.

Việc làm không tiêu chuẩn hoá là bao gồm nhiều hình thức việc làm, một trong số đó là làm việc tại nhà, khi ngƣời lao động nhận máy móc, nguyên vật liệu, công cụ từ công ty rồi thƣờng kỳ trao trả thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Không ít ngƣời quan tâm tới loại hình công việc này, bởi vì chính họ tự xác định đƣợc thời gian, khối lƣợng công việc và có thể kết hợp với việc khác nhƣ: vừa làm, vừa học thêm, chăm sóc con cái, làm các việc lặt vặt trong gia đình. Mặt khác, công ty lại tiết kiệm chi phí lƣơng, giảm đƣợc diện tích sản xuất, mà những ngƣời làm ở nhà thƣờng đƣợc nhận ít hơn những ngƣời làm chính.

Hình thức quan trọng của việc làm không theo tiêu chuẩn hoá là những công việc xã hội, đƣợc tổ chức bởi các dịch vụ việc làm và chính quyền địa phƣơng dành riêng cho những ngƣời thất nghiệp. Đó là những công việc tạm thời ít cần đến chuyên môn nhƣ: tham gia vào xây dựng đƣờng giao thông, thu dọn địa hạt...

Việc làm năng suất là có nghĩa là việc làm tạo ra những dịch vụ hữu ích

và phúc lợi cả cho xã hội và cả cho từng ngƣời lao động.

Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản xuất sinh lợi nhuận đƣợc trang

bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng suất lao động cao và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Nó dự đoán sự hiện có những đội ngũ những nhà quản lý và cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao và hƣớng tới hiệu quả công việc. Khái niệm việc làm hiệu quả này thƣờng tập trung vào sự phát triển toàn diện

con ngƣời và hoàn toàn chấp nhận đƣợc, nhƣng nó khá rộng và không có khả năng đo đƣợc bằng chỉ tiêu. Tuy nhiên có thể đƣa ra một số tính chất định lƣợng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu nhƣ:

+ Hệ số việc làm là mức độ việc làm của cƣ dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số, thể hiện dƣới dạng phần trăm. Hệ số này cho thấy sự phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết và tốc độ tăng trƣởng dân số đƣợc tính toán trên các con số thống kê, nó là một trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội.

+ Mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế - xã hội. Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động thể hiện, một mặt là đòi hỏi của ngƣời lao động về chỗ làm việc, mặt khác là đòi hỏi của kinh tế-xã hội đối với ngƣời lao động. Nó đƣợc tính theo hệ số phần trăm giữa tổng số dân cƣ đang hoạt động chuyên nghiệp với số lƣợng toàn bộ dân số có khả năng lao động (nguồn nhân lực).

+ Tỷ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính đƣợc hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác định đƣợc hệ số việc làm bởi việc học hành cũng nhƣ các dạng hoạt động công ích xã hội khác. Điều đó cho phép làm rõ những tỉ lệ cần thiết.

+ Cấu trúc phân bố ngƣời lao động hợp lý theo ngành và theo khu vực kinh tế. Chỉ tiêu này, thƣờng đƣợc gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềm năng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế.

+ Chỉ tiêu gắn với việc tối ƣu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp của ngƣời lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.

Về hiệu quả việc làm có thể theo chỉ tiêu định mức thất nghiệp. Hiện nay, ở phƣơng Tây việc làm đầy đủ và có hiệu quả đạt đƣợc khi có sẵn định

mức thất nghiệp tự nhiên. Định mức thất nghiệp tự nhiên là mức độ của nó mà kiềm chế mức lƣơng thực tế và giá cả không thay đổi với mức tăng trƣởng năng suất lao động bằng không. Định mức thất nghiệp đƣợc tính bằng cách tính tổng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cấu trúc trong thực tế. Phƣơng pháp đơn giản nhất để tính định mức thất nghiệp tự nhiên là tính theo mức độ của nó trong điều kiện lạm phát ở mức vừa phải. Vì vậy, không nên đánh giá việc làm đầy đủ và có hiệu quả chỉ theo một phƣơng pháp, mà để nhận đƣợc thông tin chính xác thì nên sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đã nêu trên.

Việc làm hợp lý là việc làm phù hợp với trình độ, nguyện vọng sự thoả

mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà còn nói rõ việc làm đó phải phù hợp với nguyện vọng và khả năng của ngƣời lao động. Do vậy việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Trong quá trình thực hiện việc làm đầy đủ, từng bộ phận thực hiện việc làm hợp lý. Việc làm hợp lý phản ánh sự phù hợp về số lƣợng, chất lƣợng của các yếu tố con ngƣời với điều kiện vật chất của xã hội và sản xuất, hợp lý giữa lợi ích của xã hội với lợi ích cá nhân ngƣời lao động. Với mục đích sản xuất ra những sản phẩm và sử dụng những dịch vụ phục vụ nhu cầu, việc làm hợp lý. Dự đoán sự phân chia một cách tối ƣu ngƣời đang làm việc theo ngành sản xuất và các khu vực lãnh thổ của đất nƣớc.

Khái niệm việc làm hợp lý và việc làm đầy đủ cũng chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối. Vì trong nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết thì việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý không có nghĩa là không có ngƣời thất nghiệp. Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là việc làm, tiến tới việc làm hợp lý, việc làm đầy đủ và tự do lựa chọn việc làm.

việc làm, công ăn lƣơng. Thống kê lao động ở nƣớc ta có việc làm phân ra thành 5 nhóm: việc làm đƣợc trả công khu vực công và khu vực tƣ nhân (ngƣời đang làm việc và ngƣời học tự tạo việc làm cho mình); những ngƣời tham gia sản xuất cho tiêu dùng của bản thân; những ngƣời làm việc trong gia đình không đƣợc trả công.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)