Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3 Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội

Tạo việc làm cho thanh niên hiện nay là vấn đề bức thiết của xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp cán bộ Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của toàn xã hội và của chính thanh niên.

Chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội vừa chỉ đạo, vừa tổ chức các chƣơng trình bồi dƣỡng,tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng, định hƣớng để lao động thanh niên có nhiều cơ hội tìm đƣợc việc làm phù hợp.

Là một tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên đã có những chƣơng trình tuyên nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, định hƣớng học nghề phù hợp với kinh tế thị trƣờng và khả năng của bản thân. Là cầu nối để thanh niên đƣợc tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm, các chính sách của Nhà nƣớc dành cho thanh niên nhƣ vay vốn sản xuất, kinh doanh, học nghề…Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn Thanh niên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể khác để hỗ trợ thanh niên học nghề, tìm việc làm, đƣợc tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lƣu học tập kinh nghiệp để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở một số Thành phố trên cả nƣớc

* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở Thành phố Hà Nội

Hà Nội cũng phát triển sôi động hơn các địa phƣơng khác. Lực lƣợng lao động trẻ ở Hà Nội có chất lƣợng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn các tỉnh lân cận. Những năm qua Hà Nội đã tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, trong thời gian 2012 – 2016 số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm trong khu vực thành thị khoảng 171.698 lao động trong đó lực lƣợng thanh niên chiếm 60%. Kinh tế Hà Nội phát triển với tốc độ tƣơng đối nhanh và liên tục so với các địa phƣơng trong cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội không ngừng tăng lên, bằng 2,1 lần bình quân chung cả nƣớc và 1,6 lần vùng đồng bằng sông Hồng.

Có thể khái quát lại kinh nghiệm của Hà Nội về giải quyết việc làm cho thanh niên nhƣ sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trẻ.

- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành, phát triển thị trƣờng lao động tại chỗ, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, thu hút lao động trẻ, phát triển nông nghiệp đa dạng, tạo thêm việc làm ở các huyện ngoại thành, phát triển chăn nuôi và kinh tế vƣờn cho hộ gia đình, thực hiện đồng bộ chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề và dịch vụ nhỏ ở nông thôn, khuyến khích các thanh niên trẻ sau khi học xong đại học quay lại quê hƣơng cống hiến, lập nghiệp

- Phát triển mạnh quan hệ kinh tế với các nƣớc và xuất khẩu lao động. - Hạ thấp tỷ lệ dân số, đào tạo chủ doanh nghiệp, đào tạo và dạy nghề cho ngƣời lao động nhất là lực lƣợng thanh niên.

- Tạo môi trƣờng thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm cho thanh niên, có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển

- Đổi mới tổ chức hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội.

- Tăng cƣờng các biện pháp quản lý di dân tự do đến Hà Nội.

- Hoàn thiện bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ này.

* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra với tốc độ rất nhanh làm cho số lƣợng lao động thanh niên ở nông thôn mất đất canh tác cũng tăng cao. Điều này tạo ra một sức ép rất lớn đối với việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, với sự nỗ lực lớn của Thành phố, bằng nhiều chính sách đƣợc thực hiện khá đồng bộ đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan trong lĩnh vực giải quyết việc làm, cụ thể là: trong năm 2015, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 213.000 lao động, trong đó riêng các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tạo ra chỗ làm mới cho 73.600 lao động, trong đó lực lƣợng thanh niên chiếm tỷ lệ 65,3%. Năm 2016, có 222.437 lao động đƣợc giải quyết việc làm, trong đó trên 9.000 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mới thành lập đã tạo ra gần 83.000 việc làm mới cho ngƣời lao động trong độ tuổi thanh niên. Số lao động thu hút vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 94.000 ngƣời), còn lại là lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ và các lĩnh vực khác. Riêng các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ thu hút 5.481 lao động. Các chính sách cơ bản trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh là:

Trong những năm gần đây, lĩnh vực dạy nghề đã đƣợc Thành phố quan tâm đặc biệt nên đã có sự phát triển cả về quy mô, chất lƣợng và số lƣợng cơ sở dạy nghề. Hiện nay trên địa bàn toàn Thành phố có 345 trung tâm dạy nghề, trong đó có 45 trƣờng dạy nghề công lập; 14 trƣờng dạy nghề ngoài công lập và 474 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn với năng lực đào tạo mỗi năm 30.000 học sinh công nhân kỹ thuật và trên 200.000 học viên hệ ngắn hạn. Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm Thành phố có trên 40 cơ sở dạy nghề đƣợc thành lập mới và đi vào hoạt động. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật cao cũng tham gia dạy nghề với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Với sự quan tâm đặc biệt của Thành phố, số lƣợng ngƣời đƣợc dạy nghề đã tăng lên nhanh chóng, cụ thể là: năm 2012 số tuyển mới hệ dài hạn toàn Thành phố là 18.774 học sinh; năm 2013 là 23.203 ngƣời; năm 2014 là 25.863 ngƣời và năm 2015 là 27.000 ngƣời; đến năm 2016 con số ƣớc thực hiện sẽ là 29.000 lƣợt ngƣời. Số tuyển mới ngắn hạn: năm 2012 là 177.162 ngƣời; các năm 2013 – 2015 lần lƣợt là 198.162; 211.295; và 270.000 lao động trong độ tuổi thanh niên, ƣớc thực hiện năm 2016 là 290.000 lƣợt thanh niên. Với kết quả trên, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của Thành phố tăng khá nhanh. Hầu hết số học sinh tốt nghiệp học nghề đều tìm đƣợc việc làm ngay sau khi ra trƣờng, thậm chí cung không đủ cầu, đặc biệt là các nghề nhƣ kỹ nghệ sắt, nguội sửa chữa, hoặc một số nghề khác nhƣ: dệt, sợi, nhuộm, giầy, giấy, may mặc, chế biến lƣơng thực thực phẩm. Đây chính là lực lƣợng lao động trẻ nằm trong độ tuổi thanh niên của Thành phố.

Riêng với hệ ngắn hạn, các nghề đào tạo đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề, phổ cập nghề của xã hội, tạo điều kiện cho lao động trẻ chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quận, huyện. Chính

riêng các cơ sở dạy nghề dân lập – tƣ thục hiện đã chiếm 40% trong tổng số tuyển mới học viên học nghề ngắn hạn năm 2015.

Về đầu tƣ, theo báo cáo chƣa đầy đủ, năm 2016, ngân sách Thành phố đã chi trên 120 tỷ đồng cho việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho khối công lập. Trong năm 2015 cũng đã có 10 dự án xây mới, nâng cấp cơ sở dạy nghề công lập với tổng số vốn đầu tƣ gần 60 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các trƣờng của Trung ƣơng đóng trên địa bàn cũng tăng cƣờng đầu tƣ với kinh phí trên 90 tỷ đồng. Nguồn kinh phí do “xã hội hoá” từ các nguồn ngoài ngân sách đã đã đạt trên 150 tỷ đồng/năm là động lực lớn góp phần phát triển lĩnh vực dạy nghề Thành phố. Một số trƣờng nghề đã chủ động tìm đến các doanh nghiệp để liên kết đào tạo có địa chỉ, mạnh dạn đầu tƣ các phƣơng tiện giảng dạy, thực hành hiện đại với giá trị hàng tỷ đồng, thể hiện sự nỗ lực vƣơn lên về chất của các cơ sở đào tạo.

Cùng với việc mở rộng mạng lƣới đào tạo nghề và tăng quy mô tuyển sinh, những năm gần đây, hệ thống dạy nghề Thành phố còn có sự chuyển biến mạnh về chất lƣợng đào tạo thông qua việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng các trang thiết bị cho đào tạo. Đặc biệt, Thành phố đã tranh thủ đƣợc sự trợ giúp có hiệu quả của các dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực dạy nghề nhƣ SVTC (Thụy Sĩ), Đức, ADB… để nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn lên trên 71% đổi mới chƣơng trình giảng dạy.

Ngoài việc tuyển sinh thông thƣờng qua các phƣơng tiện truyền thông các trƣờng, cơ sở còn tăng cƣờng tuyển sinh qua nhiều hình thức nhƣ giới thiệu, tuyển sinh thông qua việc tham gia các hội chợ việc làm; quảng bá và đề ra các chính sách miễn giảm học phí cho các đối tƣợng chính sách, con em hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ; cũng nhƣ phối hợp với phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể đƣa thông tin đến tận

các cơ sở, địa bàn dân cƣ; tổ chức ghi danh qua phiếu, qua điện thoại, qua học viên cũ… Mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng kéo dài về thời gian tuyển sinh và xét tuyển của kỳ thi đại học và cao đẳng, song nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động nên việc tuyển học sinh học nghề dài hạn và ngắn hạn cả nhiều trƣờng vẫn đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã xây dựng và triển khai “Chƣơng trình phát triển hệ thống dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”, đây là đề án liên kết với các trƣờng Trung ƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, phấn đấu mỗi năm có thể đào tạo, bổ sung thêm từ 1.000 đến 1.500 công nhân kỹ thuật lành nghề chất lƣợng cao. Chƣơng trình cũng đang góp phần làm chuyển biến về chất của công tác dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xuất khẩu lao động: Những năm vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trẻ cho tay nghề thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ về nhân lực, cơ sở vật chất, tập trung quản lý và khai thác thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngoài ra, thị trƣờng xuất khẩu lao động của Thành phố cũng đƣợc mở ra một số thị trƣờng mới nhiều tiềm năng ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Liên bang Nga. Thành phố khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với địa phƣơng để lựa chọn những lao động tốt; đẩy mạnh công tác dạy nghề có kỹ thuật, công nghệ mới, ngoại ngữ, giáo dục có ý thức kỷ luật, pháp luật cho ngƣời lao động. Nhờ đó, theo thống kê của 47/52 công ty xuất khẩu lao động, riêng năm 2015 đã đƣa đƣợc 25.447 đi lao động nƣớc ngoài bằng 164% so với năm 2014.

Những năm vừa qua, Thành phố đã có nhiều hoạt động thiết thực nhƣ tổ chức Hội chợ việc làm, ngày hội nghề nghiệp và việc làm cấp quận, huyện nhằm tạo điều kiện cho thanh niên nằm trong độ tuổi lao động và ngƣời sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tổ chức và phát triển mạng lƣới các tổ chức trung tâm dịch vụ việc làm có hiệu quả, tổ chức các cơ sở, hộ gia đình cho vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thanh niên là lực lƣợng lao động trẻ, có thể lực, có trình độ, tiếp cận nhanh với công việc đầy nhiệt huyết, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, đây cũng là bộ phận ƣu tú nhất của nguồn nhân lực quốc gia, “Thanh niên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con ngƣời”. Giải quyết việc làm cho thanh niên phải phù hợp với nhu cầu và định hƣớng thị trƣờng, tạo nhiều cơ hội để thanh niên có điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, học nghề phù hợp, phát huy mọi tố chất, năng lực để cống hiến vào sự phát triển chung của xã hội.

Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày các lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm, những đặc điểm của thanh niên ảnh hƣớng đến giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, luận văn c òn đƣa ra các tiêu chí xác định ngƣời có việc làm, những hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)