Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên

Chính quyền địa phƣơng, đơn vị quan tâm đầu tƣ để phát triển, tăng trƣởng kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển nhằm tạo

nhiều việc làm mới, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển của địa phƣơng đơn vị, phát triển các ngành nghề khai thác đƣợc lợi thế của địa phƣơng nhằm thu hút lực lƣợng lớn lao động trẻ tham gia.

Đẩy nhanh tiến độ của dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề để thu hút các doanh nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đây là hƣớng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.

Có chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp mới trong đó ƣu tiên đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp điện tử, sản xuất trò chơi…và các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động trẻ nhƣ công nghiệp may mặc, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… tại khu công nghiệp Hòa Cầm, cụm công nghiệp vừa và nhỏ của quận. Từng bƣớc đầu tƣ nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, nƣớc… tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất ổn định cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp: rƣợu, bia, bánh kẹo, phát triển làng nghề bánh khô mè Bà Liễu, đá chẽ Phƣớc Tƣờng… Hỗ trợ nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất bằng các hình thức cho vay với mức lãi suất thấp, tăng cƣờng hệ thống thế chấp, bảo lãnh tín dụng cho ngƣời sản xuất vay vốn để tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công phát triển.

Đối với ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang nông nghiệp đô thị. Đầu tƣ khoa học kỹ thuật tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Phát huy lợi thế của các sản phẩm đặc trƣng: nấm ăn, giá đỗ, phát triển các loại cây cảnh, trồng hoa ly, tulip, cúc, đồng tiền…nuôi nhím, kỳ đà có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Quy hoạch và xây dựng vùng chuyên canh rau sạch gắn với du lịch

nhƣ : Vùng rau La Hƣờng phƣờng Hòa Thọ Đông, Yến Bắc phƣờng Hòa Thọ Tây. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành các hợp tác xã nấm ăn, hoa cây cảnh, rau sạch …xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng.

Ngoài ra, trong thời gian đến, đẩy mạnh các loại hình hợp tác xã nhƣ hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã ngành nghề, nhằm vừa đảm bảo các mục tiêu xã hội, vừa đảm bảo mục tiêu đóng góp cho ngân sách địa phƣơng. Cụ thể, cần nâng cao hiệu quả của các tổ chức này để nó thực sự đóng vai trò tích cực trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Làm tốt vai trò liên kết, cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng thể hiện qua việc thu mua nông sản, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sản xuất.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ, tăng trƣởng cao, góp phần quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đƣa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Đặc biệt phát triển mạnh du lịch có chất lƣợng và tính chuyên nghiệp cao, tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao. Từ đó có thể hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, thăm quan, mua bán… góp phần tạo đƣợc nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn quận. Thu hút lao động thanh niên trẻ vào làm việc tại các khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, du lịch ven sông Cẩm Lệ, du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử Ông Ích Khiêm, Thái Phiên, Nghĩa Trũng … Phát triển các dịch vụ kèm theo nhƣ bán quà lƣu niệm, ăn uống, chụp ảnh… xung quanh những khu du lịch, tạo điều kiện cho thanh niên nằm trong vùng giải tỏa chuyển đổi nghề nghiệp vào buôn bán kinh doanh. Nghiên cứu hỗ trợ thị trƣờng cho các doanh nghiệp, tìm ra thị hiếu của ngƣời tiêu dùng qua đó đổi mới mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của từng vùng thị trƣờng khác nhau.

trung tâm mua sắm tạo nên hệ thống cung ứng hàng hoá phong phú rộng khắp trên địa bàn quận. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm. Tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, hình thành các trung tâm thƣơng mại, phát triển hệ thống đại lý phân phối hàng hoá.

3.2.2.Tăng cƣờng kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động

Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên của Quận và thành phố. Đây là nơi tìm đến của thanh niên về thị trƣờng lao động và tìm kiếm việc làm. Phát triển hệ thống môi giới, tƣ vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao động gặp nhau. Phát triển các hình thức thông tin thị trƣờng lao động; phối kết hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức hội chợ việc làm, webside việc làm trên internet, thông tin và quảng cáo việc làm.

Thúc đẩy phát triển các yếu tố thị trƣờng và kết nối liên thông với các quận huyện, tỉnh thành khác, trƣớc mắt tạo điều kiện để phát triển thị trƣờng lao động thanh niên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của quận. Chú ý xây dựng và cập nhật kịp thời các thông tin về giá cả thị trƣờng, cung – cầu về lao động, hàng hóa, dịch vụ. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, khuyến khích các dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức các hội chợ việc làm, diễn đàn ý tƣởng.

Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trƣờng lao động: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu thông tin thị trƣờng lao động, các phần mềm phục vụ cho hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm. Hoàn thiện cổng thông tin về việc làm, hệ thống thông tin phục vụ cho các hoạt động của chợ việc làm, nhất là phần mềm giao dịch trên mạng trong các phiên giao dịch.

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm đƣợc sử dụng cho hỗ trợ sửa chữa, mở rộng, nâng cấp mặt bằng, cung cấp trang thiết bị, phần mềm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trƣờng lao động nhằm phục vụ hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên.

Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trƣờng lao động, thông qua phiên chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, các trang web thị trƣờng lao động. Đầu tƣ năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm nhất là đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn pháp luật lao động cho cán bộ làm công tác tƣ vấn, giới thiệu việc làm. Tập trung vào kỹ năng tƣ vấn hƣớng dẫn, trả lời, kết nối ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Để từ đó có đủ khả năng tiếp nhận các nhiệm vụ mới trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 90)