Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 90 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên

quận Cẩm Lệ.

* Tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề

Đối với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là công nhân kỹ thuật trình độ cao, các kỹ sƣ, cử nhân…là nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần đƣợc sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lƣợng lao động cao, nhất là các doanh nhân giỏi, lao động kỹ thuật trình độ cao. Chính sách kinh tế của quận Cẩm Lệ cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

Có chính sách và cơ chế tập trung nguồn lực đầu tƣ của quận và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp, ngành công nghệ cao nhƣ: nhƣ tin học, viễn thông, tự động hoá...Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tƣ nhân. Trong đó cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn ách tắc về cơ chế, chính sách, hàng rào về hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ tiếp cận về tín dụng, mặt bằng, thị trƣờng…để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khuyến khích để thu hút các

nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện xã hội hoá và giải phóng tiềm năng lao động trình độ cao, tạo điều kiện cho lao động qua đào tạo có cơ hội tìm việc trong khu vực này. Mở rộng khả năng đƣa lao động có nghề, lao động kỹ thuật và chuyên gia đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Chính sách, giải pháp ƣu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên: Lao động có tài năng (nhân tài), nhất là ở lứa tuổi thanh niên là một trong những nguồn lực vô cùng quý giá trong giai đoạn hiện nay. Việc trọng dụng nhân tài trong thanh niên trên địa bàn quận là một trong những vấn đề có tính chất chiến lƣợc của quận.

Việc trọng dụng nhân tài trong thanh niên trên địa bàn quận cần tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản là: tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng, cống hiến trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quê hƣơng, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mức thu nhập, chế độ đãi ngộ, nhất là chế độ thƣởng đối với họ phải tƣơng xứng với công sức mà họ bỏ ra, phải trả đúng giá trị lao động dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội; đảm bảo cho họ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Có những chính sách tuyển dụng đặc biệt đối với lao động thanh niên tài năng (chế độ hợp đồng, thời gian thử việc, các vấn đề khác có liên quan tới thủ tục hành chính, hộ khẩu...) vào một số lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, hoạt động sự nghiệp khu vực nhà nƣớc.

Khuyến khích ngƣời sử dụng lao động liên kết với các trƣờng đào tạo để phát hiện nhân tài ngay trong quá trình đào tạo ở các trƣờng nghề, trƣờng đại học để sau khi tốt nghiệp đƣợc sử dụng đúng ngƣời, đúng việc. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng làm việc cũng nhƣ khả năng trao đổi, cập nhật kiến thức phù hợp với chuyên môn, giúp cho họ có khả năng phát huy sức sáng tạo, hiệu quả trong công việc.

Có chính sách tiền lƣơng, tiền công cũng nhƣ chế độ đãi ngộ tƣơng xứng với khả năng đóng góp lao động của họ. Có chính sách tôn vinh lao động trẻ tài năng dƣới nhiều hình thức (khen thƣởng vật chất, tinh thần), khuyến khích ngƣời sử dụng lao động mạnh dạn đề bạt họ vào những cƣơng vị chủ chốt trong tổ chức.

Đối với thanh niên là sinh viên: tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, qua đó cổ vũ, hỗ trợ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên tự đánh giá thế mạnh, ƣu khuyết điểm của bản thân để chọn việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, cũng nhƣ bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để có tìm đƣợc việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

* Các giải pháp chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên, học sinh cuối cấp THCS và THPT

Đối với thanh niên sau khi kết thúc chƣơng trình học tập phổ thông mà không tiếp tục theo học lên cao, số thanh niên này có thể chia thành hai nhóm đối tƣợng chính gồm: nhóm đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng lao động (thƣờng là thị trƣờng lao động không chính thức) và nhóm đối tƣợng tự giải quyết việc làm (khu vực phi chính thức).

Đối với nhóm gia nhập ngay vào thị trƣờng lao động: họ có xu hƣớng tìm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là nhóm thanh niên có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hạn chế bởi phƣơng tiện đi lại, nhà ở... Họ chỉ có duy nhất lợi thế là có sức khỏe tƣơng đối tốt. Vì vậy, tất yếu dẫn tới việc họ phải chấp nhận những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp, hoặc thậm chí bị bóc lột sức lao động. Các chính sách, giải pháp kinh tế cho nhóm đối tƣợng này cần tập trung vào:

+ Có chính sách hỗ trợ đào tạo, phổ cập nghề (đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, linh hoạt về thời gian, hình thức tổ chức, nội dung đào tạo sát yêu cầu

của thị trƣờng)

+ Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, các làng nghề truyền thống, để thu hút lao động thanh niên tại chỗ.

+ Phát triển các mô hình doanh nghiệp, công nghiệp theo hƣớng tập trung phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động: gia công, dệt may, lắp rắp điện tử, chế biến thuỷ sản... (những ngành nghề không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề).

+ Phát triển các hình thức liên kết giữa các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm công cùng với chính quyền, các hội đoàn thể và liên thông (vay vốn, đào tạo nghề...) cung cấp lao động thanh niên cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

+ Ƣu tiên đƣa thanh niên đi xuất khẩu lao động theo hƣớng mở rộng thị trƣờng; đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khắc phục tiêu cực, nhất là lừa đảo ngƣời lao động. Xây dựng quỹ bảo hiểm rủi ro, cũng nhƣ ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho lao động thanh niên trong quá trình tham gia vào xuất khẩu lao động.

Đối với học sinh lớp 9 và học sinh THPT: tăng cƣờng nội dung hƣớng nghiệp vào chƣơng trình giảng dạy của nhà trƣờng, tổ chức Đoàn Thanh niên trong nhà trƣờng phải tham mƣu với Ban Giám hiệu để tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp để học sinh có nhận thức đúng và toàn diện hơn về nghề nghiệp để sau khi tốt nghiệp THPT, THCS các em có thể học nghề phù hợp hoặc tham gia vào thị trƣờng lao động không nhất thiết phải thi vào đại học nếu khả năng không phù hợp.

Đối với các đối tƣợng thanh niên khác: tổ chức Đoàn thanh niên từ cấp quận đến khu dân cƣ chủ động gặp gỡ, tƣ vấn, giúp đỡ cho thanh niên hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về lao động việc làm, về pháp luật lao động.

Tổ chức Đoàn Thanh niên ở trƣờng học đứng ra mời tƣ vấn viên tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tập hợp những câu hỏi của học sinh, phụ huynh thƣờng hau hỏi và hƣớng dẫn cách trả lời, từ đó tổ chức tƣ vấn theo khối, theo lớp thì sẽ hiệu quả hơn. Không chỉ tƣ vấn cho học sinh mà phải tổ chức tƣ vấn cả với phụ huynh học sinh vì đây là đối tƣợng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của các em sau này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 90 - 94)