6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động cho thanh niên
* Đào tạo nghề, dạy nghề cho thanh niên
Kết hợp khả năng, nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu xã hội. Bản thân thanh niên phải tự khẳng định mình, đánh giá, cùng với sự hỗ trợ tích cực của xã hội thông qua các hoạt động tƣ vấn, hƣớng dẫn,… Hoạt động định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên phải thông qua 3 giai đoạn:
Giáo dục hƣớng nghiệp: đối với thanh niên là học sinh THPT, thông qua các hoạt động định hƣớng, tƣ vấn từ nhà trƣờng và tổ chức Đoàn thanh niên để có thông tin và hình thành những quan niệm ban đầu về nghề nghiệp, việc làm, từ đó có định hƣớng lựa chọn nghề, học nghề hoặc việc làm phù hợp, tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để sau này có việc làm phù hợp.
Chọn nghề để học: với những thông tin cụ thể về ngành nghề, yêu cầu của thị trƣờng lao động, hệ thống giáo dục đạo tạo và tổ chức đoàn thanh niên sẽ đánh giá hoặc giúp thanh niên đánh giá đúng khả năng, phù hợp với nguyện vọng cá nhân và nhu cầu của thị trƣờng, từ đó thanh niên sẽ quyết định nghề để học ở các cấp, các bậc học.
đƣợc đào tạo, thanh niên có năng lực nghề nghiệp nhất định, hiểu rõ nhu cầu của thị trƣờng lao động và xét khả năng của bản thân để lựa chọn công việc, vị trí làm việc phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân và gia đình.
Công tác dạy nghề và giới thiệu thanh niên tham gia học nghề có ý nghĩa lớn đối với thanh niên, giúp thanh niên có cơ hội đƣợc đào tạo, có việc làm và thu nhập ổn định. Dạy nghề cho thanh niên là một khâu quan trọng trong tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên và cần phải đƣợc quan tâm. Phải đa dạng hóa phƣơng thức dạy nghề phù hợp với nhu cầu của thanh niên, khả năng, đặc điểm, lứa tuổi, yêu cầu nghề nghiệp, công việc... Tăng cƣờng giới thiệu các ngành nghề và cơ sở dạy nghề đủ tiêu chuẩn cũng nhu hỗ trợ các điều kiện về pháp lý, kinh phí để thanh niên có cơ hội đƣợc tham gia các lớp học nghề. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thanh niên có cơ hội có việc làm nhanh, ổn định sau khi đƣợc đào tạo nghề.
Các hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm là cầu nối giữa cung và cầu lao động, trên cơ sở nắm vững thông tin về cầu lao động, hệ thống dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tạo ra sự giao thoa giữa cung và cầu lao động. Tham gia chợ việc làm định kỳ hàng tháng, hàng quý; thông tin về thị trƣờng lao động và các hình thức giao dịch trên thị trƣờng lao động giúp cho ngƣời lao động nói chung và thanh niên nói riêng có đƣợc thông tin và có sự lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với trình độ, năng lực và sở thích của bản thân.
Tiêu chí
+ Số thanh niên đƣợc định hƣớng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
+ Tỷ lệ thanh niên đƣợc tạo việc làm thông qua hoạt động định hƣớng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Xuất khẩu lao động là việc đƣa lực lƣợng lao động thanh niên trong nƣớc ra nƣớc ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phƣơng trong cả nƣớc. Nhất là những vùng nông thôn, đất chật, ngƣời đông, nhân khẩu và lao động có xu hƣớng gia tăng, vấn đề tạo việc làm, giải quyết tình trạng dƣ thừa lao động càng phức tạp. Vì vậy, biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo sự phát triển bền vững sau này.
Tiêu chí
+ Số lƣợng thanh niên đƣợc xuất khẩu lao động + Tỷ lệ tăng việc làm nhờ XKLĐ
+ Cơ cấu việc làm đi xuất khẩu