Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế thì các chỉ tiêu về phát triển văn hoá, giáo dục y tế cũng đạt đƣợc những kết quả to lớn. Đây là điều kiện thúc đẩy, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho thanh niên của quận nhờ đó góp phần rất lớn trong việc ổn định an ninh chính trí, xã hội và phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Quận còn những hạn chế, tồn tại:

Một là, phát triển thị trường lao động ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên

Có thể thấy rằng từ năm 2005 đến nay, quận Cẩm Lệ đã thực hiện quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá, quá trình này là điều kiện tốt để quận phát triển kết cấu hạ tầng của quận. Đồng thời đây là điều kiện để quận giao lƣu

kinh tế, văn hoá, chính trị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế đã chứa đựng những mâu thuẫn trong giải quyết việc làm cho thanh niên với các ngành trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành. Bởi, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện để phân công lại lực lƣợng lao động thanh niên, phân bố lại lao động giữa các ngành, các vùng. Số lao động từ nông nghiệp dôi ra sẽ là nguồn lao động phục vụ cho ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ. Nhƣng lực lƣợng lao động dôi dƣ này lại chƣa qua đào tạo, gây khó khăn trong công tác giải quyết việc làm, còn lao động thanh niên trong các ngành công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại lại thiếu. Lực lƣợng lao động thanh niên dôi dƣ do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp rất khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, bởi vì đa số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chƣa qua đào tạo nên rất khó khăn trong công tác giải quyết việc làm. Sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thừa thiếu lao động giả tạo. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi thanh niên làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản, ngành kinh tế còn có năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng một phần lao động nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu đặt ra cho quận Cẩm Lệ là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho họ. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH “cầu” lao động tăng. Song đa phần công việc lại đòi hỏi ngƣời lao động lại phải qua đào tạo, có trình độ chuyên môn ở mức độ nhất định. Trong khi hệ thống đào tạo nghề của Thành phố Đà Nẵng và quận còn chƣa đáp ứng kịp cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất cho nên thanh niên vẫn chƣa khai thác đƣợc cơ hội tìm kiếm việc làm. Do đó,

vấn đề đặt ra là quận cần có chính sách và giải pháp đảm bảo điều kiện sống và việc làm cho thanh niên sau khi bị thu hồi đất sản xuất. Nhƣ vậy, nếu có những giải pháp thiết thực để giải quyết mâu thuẫn giữa thanh niên với quá trình đô thị hoá thì sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên

Hai là, chính sách đào tạo nghề trên địa bàn quận chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay

Chính sách đào tạo nghề có nhiều bất cập, chƣa gắn với nhu cầu sử dụng thực tế, nhiều khi việc đƣa ngƣời đi đào tạo chỉ mang tính hình thức, mà không quan tâm đến hiệu quả của hoạt động học nghề giúp cho thanh niên hình thành kỹ năng và tiếp tục kinh doanh từ nghề đã học hay không. Mặt khác, việc quan tâm mở lớp đào tạo, dạy nghề cho ngƣời dân cũng chƣa đủ và đúng mức. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một bộ thanh niên khó thích nghi, chuyển đổi ngành nghề. Chất lƣợng đào tạo nghề còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao động, từ đó không thu hút đƣợc thanh niên đến học nghề. Trung tâm dịch vụ việc làm, dạy nghề ở quận quy mô nhỏ, cơ sở trang thiết bị dạy nghề chƣa đƣợc đầu tƣ, còn thiếu nhiều phƣơng tiện, thiếu các ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp của thanh niên trong quận; đội ngũ ngƣời dạy và truyền nghề còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nghề thực tế. Từ đó, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, dạy nghề chƣa cao, chƣa góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận.

Nhìn chung công tác đào tạo nghề chƣa thật sự xác với nhu cầu thị trƣờng lao động. Thậm chí họ thiếu tin tƣởng vào chất lƣợng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề tại địa phƣơng.

Ba là, hoạt động xuất khẩu lao động

Chƣa đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho thanh niên. Thị trƣờng lao động ngoài nƣớc đã đƣợc mở rộng nhiều hơn so

với các năm trƣớc đây, tuy nhiên mỗi năm số ngƣời đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài bình quân của thành phố 200-500 ngƣời, ở quận chỉ có khoảng 60-70 ngƣời, số lƣợng này còn quá khiêm tốn với nhu cầu hiện nay.

Bốn là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa đồng bộ

Trong những năm qua, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận đã đạt những kết quả đáng kể. Nhƣng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cấp các ngành chƣa chặt chẽ, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của toàn xã hội, đoàn thể trong giải quyết việc làm. Vì vậy trong những năm đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần có sự cộng tác, giúp đỡ hơn nữa của các tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể và mọi ngƣời dân trong việc giải quyết việc làm giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động thanh niên

Nguồn cung về số lƣợng lao động trẻ của quận hiện nay là khá lớn và có xu hƣớng tiếp tục tăng trong những năm đến. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hƣớng tăng chậm. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng không tƣơng xứng với nhau, làm cho quan hệ cung - cầu mất cân đối.

Bên cạnh đó, cung lao động cho thanh niên không phù hợp với cầu lao động về chất lƣợng và cơ cấu.

Trong khi nguồn cung lao động hiện nay của quận chủ yếu là thanh niên không có chuyên môn kỹ thuật, thì cầu lao động lại đòi hỏi lao động trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do đó dẫn đến một thực tế hiện nay là thanh niên không tìm đƣợc việc làm, thì ở một số doanh nghiệp, ngành nghề thiếu lực lƣợng lao động trẻ có trình độ kỹ thuật chuyên môn phù hợp với yêu cầu

sản xuất. Những hạn chế về chất lƣợng lao động của thanh niên dẫn đến hậu quả trực tiếp là vừa thừa lại vừa thiếu lực lƣợng lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng lên, và nó là lực cản quan trọng đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động trẻ cũng còn nhiều bất hợp lý. Thông tin về thị trƣờng lao động trong độ tuổi thanh niên trên địa bàn quận còn hạn chế, phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ mong muốn vào con đƣờng đại học mà bỏ qua các cơ hội học nghề. Do đó tạo ra tình trạng vừa thừa, lại vừa thiếu lực lƣợng lao động, đặc biệt là nguồn lao động trẻ có kỹ thuật cao.

Hai là, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế

Trong thời kỳ CNH, HĐH, cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ. Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo cho phù hợp. Nhƣng một thực tế là cơ cấu lao động không phù hợp với cơ cấu kinh tế nên gây ra hiện tƣợng thiếu việc làm cho thanh niên. Mặt khác, một bộ phận lao động dôi dƣ do quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận chƣa hòa nhập ngay đƣợc với thị trƣờng lao động mà cần phải có thời gian đào tạo và đào tạo lại mới đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc mới.

Ba là, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm còn ít, và hiệu quả hoạt động thấp.

Hiện nay, thanh niên vẫn thông qua hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm cho mình. Để tăng khả năng tìm đƣợc việc làm, nhiều thanh niên phải đăng ký ở nhiều trung tâm giới thiệu việc làm khác nhau, do đó họ phải tốn kém chi phí gấp nhiều lần cho việc nộp hồ sơ, nộp lệ phí cho các trung tâm mà hiệu quả tìm việc lại không cao. Tƣơng tự, khi các doanh nghiệp có

nhu cầu tuyển dụng lao động trẻ, doanh nghiệp cũng đăng ký ở nhiều trung tâm khác nhau. Tình trạng này gây nên nhu cầu tuyển dụng ảo, cũng nhƣ nhu cầu lao động ảo trên thị trƣờng.

Công tác đào tạo nghề tại các trung tâm, cơ sở, trƣờng đào tạo nghề, năng lực đào tạo không đáp ứng đƣợc nhu cầu về lao động, về tay nghề, không đủ phƣơng tiện đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang cần.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm này còn buông lỏng. Điều đó gây mất lòng tin đối với một bộ phận thanh niên, làm nhiễu thông tin thị trƣờng lao động.

Bốn là, về trình độ, điều kiện làm việc của thanh niên

Điều kiện làm việc kém, lao động với cƣờng độ cao và vƣợt quá giờ quy định song thu nhập lại không ổn định. Điển hình nhƣ các nghề may mặc, thƣờng xuyên phải làm việc tăng ca trong điều kiện an toàn lao động và vệ sinh không đƣợc đầu tƣ đúng mức.

Một vài doanh nghiệp chỉ tuyển thanh niên mang tính chất thời vụ khi có đơn hàng. Do đó, doanh nghiệp không ký hợp đồng dài hạn và chỉ trả tiền lƣơng tối thiểu.

Trong những năm qua, qua quá trình đô thị hoá, một lực lƣợng thanh niên đến tuổi lao động dôi dƣ ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhƣng lực lƣợng này lại có trình độ chuyên môn thấp, chƣa qua đào tạo.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ở đó đòi hỏi trình độ của thanh niên phải có chuyên môn kỹ thuật cao, phải đƣợc đào tạo bài bản. Do đó trình độ năng lực là rất quan trọng đảm bảo đáp ứng quá trình phát triển kinh tế. Chính vì vây, việc đòi hỏi thanh niên hiện nay phải có ý thức vƣơn lên, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc

Năm là, công tác quản lý của Nhà nước với thanh niên

tâm chỉ đạo, đầu tƣ đồng bộ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính cũng là vấn đề trở ngại trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên. Nguồn lực đầu tƣ cho các chƣơng trình giải quyết việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thanh niên.

Những chính sách về tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hƣớng dẫn sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho thanh niên còn nhiều thủ tục rƣờm rà, nguồn vốn hạn chế do đó hạn chế đối tƣợng đƣợc vay vốn cũng nhƣ số tiền đƣợc vay vốn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên luôn đƣợc lãnh đạo quận, chính quyền và các hội đoàn thể quận quan tâm. Thanh niên đƣợc giải quyết việc làm thông qua các chƣơng trình xúc tiến việc làm, dạy nghề, giới thiệu việc làm, định hƣớng nghề nghiệp và khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm vẫn còn những tồn tại hạn chế nhƣ: quy mô giải quyết việc làm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của thanh niên, việc sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm chƣa thực sự hiệu quả, công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp và việc làm chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đồng bộ. Ý thức, kỹ năng trong việc tự giải quyết việc làm cho bản thân còn rất thấp…Để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quận đã đề ra, đòi hỏi cần phải có giải pháp để khắc phục những tồn tại, đẩy mạnh đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và định hƣớng phát triển chung của quận.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 73 - 80)