Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội ở quận Cẩm Lệ và dự báo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 82 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội ở quận Cẩm Lệ và dự báo

báo nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên

a. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở quận Cẩm Lệ

Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020 quận Cẩm Lệ trở thành quận phát triển khá của Thành phố với GDP bình quân đầu ngƣời cao hơn mức trung bình chung của Thành phố và cả nƣớc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp” có kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu tiêu

chuẩn của đô thị loại I.

Mục tiêu cụ thể:

Về kinh tế: tăng trƣởng bình quân hàng năm 14-15%, phấn đấu đến từ năm 2017 đến năm 2020 là 15-16%.

Cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp đến năm 2020 là: 44,8%-54,9%-0,3%.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng bình quân 25-26% (2015- 2020).

Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) đến năm 2016 đạt 1.900-2.000USD đến năm 2020 đạt 3.000-3.500USD.

Phát huy thế mạnh không gian đô thị, các khu, cụm công nghiệp, chủ trƣơng phát triển ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao, sử dụng năng lƣợng sạch, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, kêu gọi, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ nhƣ sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị phục vụ xây

dựng, các thiết bị điện tử viễn thông… Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành của thành phố trong công tác đền bù, giải toả, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Cầm, cụm công nghiệp vừa và nhỏ của quận, khu kho tàng sản xuất Hòa Cầm để sớm đƣa vào khai thác. Qua đó tạo động lực góp phần phát triển nhanh, mạnh các loại hình sản xuất trên địa bàn quận.

Phát triển các dịch vụ theo định hƣớng phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố, tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ vào các loại hình dịch vụ nhƣ: du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn, các loại hình dịch vụ giải trí… xây dựng trung tâm mua sắm và các siêu thị mini, các cửa hàng phân phối, cửa hàng tự chọn, đại lý cấp 2,3, cửa hàng bán lẻ tại các tuyến phố trên địa bàn quận nhƣ: Ông Ích Đƣờng, Trƣờng Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Hữu Thọ, Quốc lộ 14B, khu phố chợ Cẩm Lệ, tuyến đƣờng ven sông Tuyên Sơn – Tuý Loan, các khu dân cƣ đô thị mới ở Phƣờng Hòa Xuân, Phƣớc Lý, Phong Bắc và các khu dân cƣ có mật độ dân cƣ đông, hình thành các tuyến phố ẩm thực: Thăng Long, Đặng Văn Ngữ… Khai thác lợi thế về địa lý, giao thông, kêu gọi đầu tƣ và khuyến khích phát triển hệ thống kho bãi, kho lạnh, dịch vụ hậu cần kho bãi, vận chuyển. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tích cực quảng bá triển khai các dịch vụ du lịch gắn với việc tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn nhƣ Nghĩa Trũng Hòa Vang, đài tƣởng niệm liệt sĩ Hòa Vang và các di tích khác.

Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hƣớng tăng giá trị hàng hoá phục vụ đô thị, chú ý phát triển các mô hình có giá trị kinh tế cao.

Về quy hoạch đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, tài nguyên – môi trƣờng.

trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng đô thị một cách đồng bộ, nâng cấp, mở rộng và sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng đô thị hiện có. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đô thị, quản lý đất đai. Quan tâm chất lƣợng, kiến trúc các hạng mục công trình xây dựng cơ bản do quận làm chủ đầu tƣ.

Về xã hội: hàng năm giải quyết việc làm cho 4.500-6.000 thanh niên, duy trì tỉ suất sinh dƣới 1%/năm giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi dƣới 5%, đến năm 2020 phấn đấu 80% trƣờng THPT, 70% trƣờng THCS và 20% trƣờng Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo khoảng 90% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT.

Tiếp tục chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo về quy mô lẫn chất lƣợng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ”. Thực hiện chƣơng trình y tế quốc gia, nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giảm tỷ suất sinh. Tập trung các nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Về môi trƣờng: xây dựng quận trở thành “Quận môi trƣờng” vào năm 2020, phấn đấu đến năm 2020 có 98% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt, tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn 100% (năm 2020) và 95% chất thải rắn đƣợc tái chế (năm 2020), có 100% nƣớc thải công nghiệp và sinh hoạt đƣợc xử lý (năm 2020) diện tích không gian cây xanh đô thị đạt 9-10m2/ngƣời (năm 2020).

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đô thị, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây xanh đạt 4,5 – 6 m2/ ngƣời.

b. Dự báo nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Trong những năm đến, tốc độ đô thị hoá sẽ đƣợc đẩy mạnh, không gian đô thị sẽ đƣợc mở rộng. Ngoài các dự án đã và đang triển khai, từ nay đến

năm 2020, một số công trình trọng điểm sẽ đƣợc triển khai với tổng diện tích thu hồi lên đến 4 - 5 ngàn hecta nhƣ Làng Đại học, Khu du lịch Non Nƣớc, Khu dân cƣ Thọ Quang, Khu dân cƣ Tây Nam quốc lộ 1A đoạn Hoà Cầm đến Cầu Đỏ, khu dân cƣ số 1 đô thị mới Tây Nam Thành phố (Hoà Châu – Hoà Phƣớc), Khu dân cƣ Phong Nam Hoà Châu, Khu tái định cƣ Cồn Mong (Hoà Phƣớc), Cẩm Bắc – Đông phƣớc (Hoà Thọ – Hoà Phát), dự án mở rộng Khu công nghiệp Hoà Khánh (Vân Dƣơng – Trung Sơn, Hoà Liên), đƣờng tránh Đà Nẵng, đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, Ga Đà Nẵng mới, Bến xe liên tỉnh mới…

Đối với quận Cẩm Lệ, căn cứ Nghị Quyết đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ quận Cẩm Lệ, từ nay đến năm 2020 tập trung thực hiện các dự án quy hoạch, giải tỏa đền bù tái định cƣ, đầu tƣ kết cấu hạ tầng đô thị, quyết tâm xây dựng quận Cẩm Lệ phát triển toàn diện và bền vững. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quận đến năm 2020 đƣợc phê duyệt và đề án phát triển đô thị của quận đến năm 2025 xác định đầu tƣ hoàn chỉnh quy hoạch phƣờng Hòa Xuân, Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa An từng bƣớc đầu tƣ hoàn chỉnh khu dân cƣ Tây Trƣờng Chinh Hòa Phát, khu dân cƣ ven sông phƣờng Hòa Thọ Tây, cơ bản đầu tƣ hoàn thành đồng bộ về cơ sở hạ tầng đô thị quận, hệ thống giao thông khớp nối liên hoàn với các trục giao thông chính, mở rộng nâng cấp một số kiệt hẻm có điều kiện thành đƣờng đô thị, cấp thoát nƣớc, điện chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, môi trƣờng đô thị, đặt tên đƣờng và gắn biển số nhà trên các trục đƣờng đã đƣa vào sử sụng. Cùng với các ngành chức năng của Thành phố tham mƣu cho Thành phố tiến hành đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các dự án phƣờng Hòa Xuân nhƣ Khu đô thị sinh thái, Khu liên hợp thể thao, cầu Nguyễn Tri Phƣơng, đƣờng Hòa Xuân đi Làng Đại học để hoàn chỉnh công tác quy hoạch phƣờng Hòa Xuân, xây dựng đƣờng ven sông Túy Loan, Khu dân cƣ Tây

Trƣờng Chinh, hoàn thành giai đoạn 2 Khu Công nghiệp Hòa Cầm, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ của quận, Khu kho tàng, dự án Khu dân cƣ Đông nam nút giao thông Hòa Cầm, KDC Tây Bắc nút giao thông Hòa Cầm, KDC Bình Thái, KDC Bàu Sen… phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các dự án đã công bố trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

Trong quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hƣởng về việc làm và đời sống, một bộ phận lớn nông dân sẽ mất tƣ liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi ngành nghề.

Sức ép giải quyết việc làm sẽ gia tăng cùng với quá trình đô thị hoá. Sự ảnh hƣởng của quá trình đô thị hoá tới lao động còn tiếp diễn trong 5 – 10 năm tới với mức độ ảnh hƣởng về việc làm bình quân của 5.000 - 7.000 lao động/năm đối với Thành phố và mỗi năm quận Cẩm Lệ phải đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 1.800 -2.000 lao động thanh niên; đây là bài toán khó giải cho lãnh đạo Thành phố, quận trong việc hoạch định chính sách và có giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 82 - 86)