Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 70 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân quận Cẩm Lệ đã từng bƣớc khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống ngƣời dân. Cơ cấu kinh tế của quận đã từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng từng bƣớc tăng tỷ trọng các ngành thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.

Công tác quản lý nhà nƣớc về lao động nói chung và thanh niên nói riêng luôn đƣợc chú ý và tăng cƣờng. Quận đã tranh thủ các nguồn lực từ Thành phố, từ các tổ chức, xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn để giải quyết việc làm cho thanh niên và ngƣời lao động.

Từ khi thành lập quận cho đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của quận ngày càng tăng, cuối năm 2016 đã giảm hết hộ nghèo theo tiêu chí cũ, từ 2012 đến 2016 đã giải quyết việc làm cho trên 19.000 lao động trong độ tuổi thanh

niên. Và bƣớc đầu thu đƣợc những kết quả sau:

Một là, giải quyết việc làm cho thanh niên đƣợc xác định là một chƣơng

trình kinh tế xã hội quan trọng đã đƣợc cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn quận quan tâm thực hiện nghiêm túc, tạo lập điều kiện về môi trƣờng và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc về thanh niên luôn đƣợc ban hành một cách có bài bản và khoa học. Kết quả đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2012 là 9,6% xuống còn 4,2% năm 2016. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quận định hƣớng phát triển kinh tế theo hƣớng chuyển dịch tăng dần tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Các khu công nghiệp hình thành trên địa bàn quận đã thu hút lao động đến làm việc tại đây. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi thanh niên đang từng bƣớc chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lao động các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong độ tuổi thanh niên. Đây là tiền đề cho việc hình thành một đội ngũ công nhân trẻ có kỹ thuật, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp để phục vụ CNH, HĐH đất nƣớc.

Hai là, Quận đã tập trung cả hệ thống chính trị từ Quận đến Phƣờng

tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách trong công tác đào tạo nghề, điều tra khảo sát nhu cầu lao động thanh niên theo những giai đoạn khách nhau và đặc biệt quan tâm lực lƣợng lao động thanh niên thuộc trong vùng di dời giải toả. Bên cạnh đó, Quận đã phối hợp với các Sở, ban ngành, các khu công nghiệp, Hội doanh nghiệp làm cầu nối giữa lực lƣợng lao động là thanh niên với doanh nghiệp trên địa bàn Quận nhƣ Công ty dệt may Hòa Thọ, Công ty Phƣớc Tƣờng, Công ty Nhật Linh... và Khu công nghiệp Hòa Cầm, phối hợp với Sở LĐTB&XH, Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng tổ chức hội chợ việc làm nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên. Các hoạt động đào tạo

nghề và giải quyết việc làm đƣợc quận quan tâm đầu tƣ gắn liền với công tác an sinh xã hội của quận. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đặc biệt là đối tƣợng thanh niên nằm trong gia đình hộ nghèo và đối tƣợng thanh niên nằm trong vùng di dời giải toả mất đất sản xuất đƣợc quan tâm đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm.

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn giải quyết việc

làm cho thanh niên. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm cho thanh niên thì vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn để giải quyết việc làm cho ngƣời thanh niên luôn đƣợc các cơ quan có thẩm quyền của quận quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách tạo vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Trong thời gian qua, nguồn vốn giải quyết việc làm cho thanh niên đƣợc huy động từ các nguồn khác nhau, ngoài nguồn vốn tự có nhàn rỗi trong nhân dân, nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn... Đặc biệt là nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội của quận, hiện Ngân hàng chính sách xã hội của quận đã thực hiện chƣơng trình uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội nhƣ Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh quận thông qua các chƣơng trình cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, di dời giải toả, cho vay học sinh sinh viên...với 156 tổ với 5.761 hộ vay, đến nay tổng số dƣ nợ là 94.768 triệu đồng.

Bốn là, thị trƣờng lao động trên địa bàn đã có những chuyển biến tích

cực, nguồn cung lao động phong phú đa dạng. Nguồn cung qua đào tạo ngày càng tăng, các hoạt động dạy nghề ngày càng gắn với nhu cầu thực tế của thanh niên. Sự phát triển của thị trƣờng lao động trong thanh niên đã phát huy hiệu quả nhƣ giải quyết việc làm từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia việc làm, các chƣơng trình kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động; tự giới thiệu việc làm thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm, từ nhiều mô hình tổ chức giải quyết

việc làm phong phú, đa dạng ở các địa phƣơng, ngành, có sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội. Các nhân tố quan trọng góp phần tạo nhiều việc làm cho thanh niên và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đã xuất hiện và phát triển nhiều mô hình, điển hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, chƣơng trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, làng nghề phát triển và mở rộng... Nhận thức của thanh niên về việc tiềm kiếm việc làm cơ bản đã đƣợc thay đổi, lực lao động trong độ tuổi thanh niên đã chủ động tìm việc làm, không chỉ thụ động và trông chờ vào sự bố trí của Nhà nƣớc. Quận đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đầu tƣ phát triển và hỗ trợ trực tiếp cho thanh niên trong việc tự giải quyết việc làm, đã làm cho lao động ngày càng linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 70 - 73)