7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng
a. Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trƣờng chính trị và pháp luật
Việt Nam là một trong những nƣớc có môi trƣờng chính trị ổn định. Điều này tạo điều kiện cho công tác thu hút các nhà đầu tƣ tham gia vào Việt Nam. Trong đó có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời xoá bỏ nhiều rào cản trong việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp Chính phủ luôn tạo cơ chế chính sách ƣu đãi để phát triển nhƣ ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012, Quyết định về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013, Quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiêp, nông thôn. Trong đó nêu rõ việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao, hỗ trợ kinh phí đăng ký VietGAP, miễn giảm tiền thuê đất, mặt nƣớc… Ngoài ra, để phát triển lực lƣợng lao động chất lƣợng cao hàng năm còn triển khai đào tạo nghề nông nghiệp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó nhà nƣớc hỗ trợ
100% kinh phí đào tạo cho lao động nông thôn, thực hiện đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đối với tỉnh Kon Tum, đã xác định huyện KonPlông là một trong ba vùng kinh tế động lực và đƣợc xác định phát triển với những sản phẩm chủ lực theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XIV về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực: Du lịch và phát triển rau, hoa, quả xứ lạnh. Bên cạnh đó Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum cũng Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện KonPlông đến năm 2015 với tổng diện tích 1.392ha, trong đó diện tích đất trồng rau, hoa, quả xứ lạnh là 482ha.
Trong những năm qua UBND huyện KonPlông đã phối hợp với các Trƣờng Đại học triển khai thực hiện một số đề tài cấp cơ sở về xây dựng phát triển thƣơng hiệu cho một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng, trong đó có sản phẩm hoa xứ lạnh.
Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh Kon Tum đã và đang xây dựng, thực hiện các cơ chế đặc thù nhằm hỗ trợ, phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phƣơng, trong đó có sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh. Bằng việc làm đầu mối tổ chức “Tuần văn hoá, thể thao và du lịch”, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ về nông nghiệp trong và ngoài vùng.
Môi trƣờng kinh tế
Những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trƣởng và ổn định kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020 là việc nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi chính sách trong đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế và tận dụng tốt thời cơ hội nhập.
Các kịch bản kinh tế diễn ra với giả thiết kinh tế thế giới tăng trƣởng ổn định, không có quá nhiều biến động chính trị - xã hội xảy ra; tiến trình cải cách kinh tế và hội nhập trong nƣớc tiếp tục đƣợc thúc đẩy. Khi đó, tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2014-2015 nhiều khả năng đƣợc cải thiện. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đều đƣợc dự báo sẽ tăng hơn con số tƣơng ứng giai đoạn 2011-2015. Ổn định vĩ mô tiếp tục đƣợc duy trì, lạm phát ở mức thấp. Trong giai đoạn 2016-2020 đều thấp hơn giai đoạn trƣớc đó. Vốn đầu tƣ giai đoạn 2014-2020 đều đƣợc dự báo sẽ khả quan hơn cả từ nguồn trong nƣớc lẫn nguồn nƣớc ngoài. Thực hiện tiến trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, khi đó lƣợng vốn tuy dồi dào hơn nhƣng hiệu quả sử dụng vốn thấp gây sức ép lạm phát và làm nền kinh tế khó thoát khỏi bất ổn tiếp theo trong trung hạn.
Môi trƣờng kinh tế ổn định tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành thì việc phát triển các ngành phụ trợ cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao, bền vững luôn đƣợc quan tâm nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tƣ nông nghiệp (màng phủ, nhà vật liệu polime, hệ thống nƣớc tƣới nhỏ giọt…), và công nghệ chế biến sau thu hoạch.
Riêng tại các thị trƣờng mục tiêu mà công ty hƣớng đến nhƣ: Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 10% - 10,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5% - 10%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5%-9%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD, đến năm 2020 đạt từ 8.430 - 8.822 USD, đến năm 2025 đạt từ 13.340-14.285 USD. Đến năm 2015 quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh đạt 8,2 triệu ngƣời, năm 2020 là 9,2 triệu ngƣời và năm 2025 là 10 triệu ngƣời. Việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ hiện đại, bao gồm hệ thống siêu thị,
trung tâm thƣơng mại, trung tâm phân phối hàng hóa, cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn cao cấp, thƣơng mại điện tử, trung tâm y tế kỹ thuật cao, các trƣờng đại học đạt chuẩn quốc tế; phát triển đồng bộ giữa hạ tầng dịch vụ hiện đại và hạ tầng dịch vụ truyền thống. Phát triển du lịch thành phố ngang tầm với các nƣớc trong khu vực; phát triển thành phố thành trung tâm du lịch và trung chuyển khách du lịch, phát triển các loại hình du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, du lịch khám chữa bệnh, du lịch ẩm thực; đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa. Tạo ra một khoảng trống cho các công ty doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm gia nhập thêm vào thị trƣờng, tuy nhiên nó cũng là khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp mới vì rào cản về thông tin thị trƣờng, hệ thống phân phối, yêu cầu cao hơn từ phía khách hàng…
- Tại Thành phố Đà Nẵng: Duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế 12 - 13%/năm, đƣa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận. Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nƣớc; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%. Dự báo dân số Đà Nẵng đến năm 2015 khoảng 1 triệu ngƣời, đến năm 2020 khoảng 1,38 triệu ngƣời. Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 92% vào năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng năng suất, chất lƣợng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế thủy sản nông lâm. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, nƣớc sinh hoạt nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học.
- Bên cạnh đó quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng giai đoạn 2016 -2020 định hƣớng đến 2025 và các quy hoạch phát triển rau, hoa, quả xứ lạnh của địa phƣơng đã đƣợc xây dựng và đƣa vào triển khai thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao.
Môi trƣờng khoa học kỹ thuật
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nên việc áp dụng các thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất mới vào sản xuất là rất cần thiết. Và trong xu thế hội nhập cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc thì việc áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất là tƣơng đối dễ dàng. Trong những năm gần đây việc một số công ty sản xuất giống chất lƣợng cao đã tham gia vào thị trƣờng Việt Nam nhƣ: HM.Clause, Công ty TNHH Bejo Việt Nam, Công ty TNHH EAST-WEST SEED… cùng với đó là sự tham gia của các tập đoàn hoá chất nông nghiệp của Châu Âu: Bayer, Sygenta, BASF, Behn Meyer… cùng với sự bùng nổ của các công ty Việt Nam trong việc sản xuất màng phủ nhà kính polyme, hệ thống nƣớc tƣới nhỏ giọt…tạo sự canh tranh về chất lƣợng, giá cho các yếu tố đầu vào sản xuất. Các công ty sản xuất nông nghiệp có đƣợc nhiều sự lựa chọn, quyết định sử dụng sản phẩm. Kéo theo đó là việc chuyển giao ứng dụng công nghệ vào sản xuất…
Trong những năm gần đây sự bùng nổ về phát triển công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực. Giúp khách hàng và ngƣời sản xuất xích lại gần nhau hơn. Các trang thông tin điện tử chính là kênh truyền thông tốt nhất và nhanh chống nhất đến với khách hàng. Nhƣng đó cũng là khó khăn thách thức lớn nếu công ty không biết nắm bắt và không đủ khả năng để triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, công ty đƣợc triển khai thực hiện tại huyện KonPlông là nơi đƣợc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum thƣờng xuyên triển khai và chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, với việc xây dựng Trại thực nghiệm KonPlông.
b. Phân tích môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng giải pháp marketing của công ty. Công ty thƣờng xuyên thực hiện so sánh các sản phẩm, giá cả, phƣơng pháp phân phối, quảng cáo và truyền thông của mình với các đối thủ cạnh tranh. Đó là cách đơn giản nhất để nhận biết đƣợc các điểm yếu, điểm mạnh trong cạnh tranh để tìm ra biện pháp khắc phục.
Đối với thị trƣờng tại Thành phố Hồ Chí Minh các mặt hàng rau, hoa, quả xứ lạnh - rau an toàn đƣợc kinh doanh từ lâu. Do đó, các nguồn cung cấp cho thị trƣờng này tƣơng đối ổn định từ các vùng nhƣ Đà Lạt, Đơn Dƣơng, Lâm Hà - Lâm Đồng và gần đây là một số công ty sản xuất rau, hoa, quả tại Buôn Mê Thuột. Tại các khu vực này chi phí sản xuất và vận chuyển sẽ thấp hơn, do đó khả năng cạnh tranh rất gây gắt. Bên cạnh đó việc áp dụng các chính sách khuyễn mãi cho khách hàng của các công ty cung cấp nhƣ giảm giá vào các dịp trong năm cũng tạo nên một rào cản cho việc tham gia mới vào thị trƣờng này.
Các tỉnh Miền trung nhƣ Quảng Ngãi, Đà Nẵng là thị trƣờng mà công ty đang hƣớng tới thay vì thị trƣờng tại Tp. Hồ Chính Minh. Do đó, giảm sự cạch tranh trong thị trƣờng Tp. Hồ Chính Minh từ các nhà cung cấp sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh từ Đà Lạt, Buôn Mê Thuột…nhƣ HTX Anh Đào, HTX Hồ Xuân Hƣơng, HTX Mai Hoa, Công ty TNHH Nico nico yasai… Tuy nhiên tại thị trƣờng Quảng Ngãi và Đà Nẵng đối với các sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh của các đối thủ cạnh tranh thấp. Hiện tại các công ty cung cấp cho thị trƣờng các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng nhƣ: Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm and Hasfarm Young Plants), Công ty TNHH SX-CB-NS Địa Cầu (P4. Tp Đà Lạt)…
Hình 3.1. Sản phẩm của một số công ty rau, hoa, quả xứ lạnh tại Siêu thị Big C - Đà Nẵng
Trung tâm phân phối
Sự chuyển dịch từ thị trƣờng hiện có tại Tp. Hồ Chính Minh về các thị trƣờng tại Miền trung đem lại sự lợi thế về cạnh tranh và vận chuyển sản phẩm đến các nhà phân phối, tuy nhiên là thị trƣờng mới hoàn toàn nên công ty cần xây dựng lại hệ thống phân phối.
- Siêu thị Co.opmart - Đà Nẵng.
- Siêu thị Metro Cash & Carry - Đà Nẵng. - Siêu thị Big C - Đà Nẵng
- Siêu thị Co.opmart - Quãng Ngãi. - Siêu thị Co.opmart - Tam Kỳ. - Các cửa hàng kinh doanh rau sạch. Và các hệ thống hiện có:
- Công ty TNHH Mason Bees - Chi nhánh Freshshop (Tp. Hồ Chí Minh). - Công ty TNHH Hƣơng vị xanh (Tp. Hồ Chí Minh).
- Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao QNASAFE (Tp. Quảng Ngãi).
Khách hàng
Khách hàng chính là ngƣời quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Trong quá trình hoạt động công ty ý thức rõ mức độ quan trọng của từng đối tƣợng và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất. Nhóm khách hàng mà công ty hƣớng đến là những khách hàng quan tâm đến sản phẩm rau, hoa, quả chất lƣợng cao, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Vì xu hƣớng tiêu dùng ngày càng khắc khe hơn so với các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm nên đây là nhóm khách hàng tiềm năng.
Khách hàng là các nhà hàng, khách sạn. Hiện nay, công ty chƣa có hợp đồng phân phối. Tuy nhiên đây cũng là một thị trƣơng tiềm nay góp phần mở
rộng các kênh phân phối của công ty. Xác định đƣợc vấn đề này, công ty đang cố gắn tạo dựng thƣơng hiệu, đăng ký các tiêu chuẩn cho sản phẩm để có thể thực hiện các hợp đồng phân phối với khách hàng này.
Khách hàng là hộ gia đình và khách du lịch. Trong điều kiện hiện nay thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng tăng do đó nhu cầu ăn mặc, giải trí cũng phát triển theo. Vì vậy, các đòi hỏi về an, toàn vệ sinh, đặc biệt đối với các sản phẩm rau, hoa, quả là không thể thiếu. Trong khi đó dự báo về lƣợt khách du lịch đến với KonPlông sẽ tăng trƣởng mạnh trong giai đoạn 2016- 2020.