7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA GIÁM SÁT
3.5.1. Về tổ chức thực hiện
Với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trƣờng và phát triển thƣơng hiệu. Tuy nhiên vì quy mô công ty nhỏ nên công ty cần tuyển thêm 1- 2 có nhân viên phụ trách công tác marketing và hoàn thiện các hoạt động về
marketing hiện có của công ty, để làm nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh của công ty ra thị trƣờng, thiết kế quảng cáo, xây dựng chƣơng trình khuyến mãi.
Nhân viên phụ trách marketing thực hiện các phân tích về phản hồi của thị trƣờng, khách hàng về sản phẩm thông qua báo cáo kết quả kinh doanh tại từng cửa hàng, siêu thị trong hệ thống. Khắc phục hạn chế, lập kế hoạch truyền thông, quảng cáo cho phù hợp.
Thu thập hình ảnh về sản phẩm và cập nhật lên catalogue, leaflet gởi đến khách hàng. Liên kết với các đơn vị tuor, tuyến để giới thiệu sản phẩm, điểm dừng chân tại công ty.
3.5.2. Về kiểm tra, giám sát
Quá trình triển khai thực hiện các chính sách marketing có nhiều vấn đề xảy ra. Nên ngoài hoạt động thực hiện các chính sách marketing, bộ phận marketing cần thực hiện việc kiểm tra các chính sách thƣờng xuyên và định kỳ thực hiện báo cáo kết quả lên Phó giám đốc, Giám đốc.
- Đánh giá kết quả marketing: Căn cứ vào kế hoạch năm, nhân viên phụ trách marketing thƣờng xuyên đánh giá sản lƣơng tiêu thụ, lợi nhuận, các khoản chi marketing/doanh thu. Để kịp thời đề xuất những giải pháp khắc phục và phát huy điểm mạnh đã đạt đƣợc.
- Kiểm tra chính sách: Định kỳ kiểm tra hàng quý, 6 tháng toàn bộ việc triển khai thực hiện cách chính sách marketing và tìm hiểu mức độ sự phù hợp các chính sách với mức độ thay đổi của thị trƣờng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trƣờng của các sản phẩm.
3.5.3. Ngân sách cho hoạt động marketing
Từ những thực trạng của công ty đã phân tích, công ty cần lập kế hoạch tài chính cho các hoạt động marketing. Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và thời gian đầu nên công ty cần đầu tƣ cho công tác thị trƣờng, quảng bá sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu… do vậy
mức chi phí bỏ ra nhiều hơn cho việc thực hiện các chính sách marketing. Khi đã đi vào hoạt động ổn định và có thƣơng hiệu thì mức áp dụng chi ngân sách cho hoạt động marketing chiếm tỷ lệ thấp hơn. Công ty có thể áp dụng theo hình thức sau:
Bảng 3.4. Mức duy trì tài chính dự kiến cho hoạt động marketing
Năm Mức duy trì ngân sách cho hoạt động marketing dựa trên doanh thu
2016 25 %
2017 20 %
2018 về sau 15 %
Ngân sách cho hoạt động marketing là kế hoạch không thể thiếu để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Nó phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của năm tiếp theo và các chiến lƣợc marketing trong năm kế tiếp.
Trên cơ sở ngân sách hàng năm cho hoạt động marketing, công ty tiến hành phân bổ cho các hoạt động và có thể thay đổi vào từng thời kỳ và thực tế sao cho phù hợp, dự kiến phân bổ nhƣ sau:
Bảng 3.5. Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho hoạt động marketing
STT Công cụ truyền thông Tỷ lệ (%)
1 Quảng cáo 10
2 Marketing trực tiếp 20
3 Khuyến mãi 30
4 Sự kiện và trải nghiệm 20 5 Bán hàng cá nhân 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cở sở các lợi thế về thị trƣờng, sản phẩm và những nhƣợc điểm trong hoạt động marketing của công ty trong những năm qua. Tác giả xác định đƣợc những vấn đề còn chƣa thực hiện đƣợc đối với các chính sách vè sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông - cổ động. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo để hoạt động marketing thực sự có hiệu quả công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận trong việc triển khai. Ngoài các chính sách về marketing công ty cần thực hiện thêm các chính sách về hỗ trợ tài chính, tuyển dụng thêm nhân sự, cơ sở vật chất… Song song với nó là công tác kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện. Từ việc phân tích các thực trạng hoạt động marketing đối với công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum kết hợp vơi các cơ sở lý thuyết trong chƣơng 1, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh tại công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rau, hoa, quả là những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Trong giai đoạn sự phát triển của đô thị hoá nhanh chóng, tăng trƣởng kinh tế nhanh và mức sống tăng thì nhu cầu về sản phẩm rau, hoa, quả sạch nói chung ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu của một bộ phận khách hàng về sản phẩm rau, hoa, quả sạch chất lƣợng cao cũng tăng theo. Tuy nhiên, để khách hàng biết tới sản phẩm, định vị đƣợc thƣơng hiệu, có đầu ra cho sản phẩm ổn định là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất rau, hoa, quả.
Trên mục đích đó tác giả nghiên cứu các lý thuyết và tiếp cận với tình hình thực tế tại công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum để tiến hành xây dựng nhóm giải pháp marketing cho sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh tại công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum, luận văn đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:
- Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về marketing và xây dựng các chính sách marketing.
- Đánh giá kết quả hoạt động marketing của công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum trong những năm gần đây.
- Xây dựng tiến trình thực hiện hoạt động marketing và để xuất các giải pháp về chính sách marketing cho công ty TNHH SX và DV Thiện Mỹ Kon Tum, công ty có thể áp dụng trong giai đoạn tới.
Để công ty triển khai thực hiện các giải pháp marketing có hiệu quả, tác giả luận văn xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với công ty:
+ Tuyển dụng thêm nhân viên thực hiện công tác làm thị trƣờng và công tác marketing tại công ty.
+ Lựa chọn logo cho sản phẩm rau, hoa, quả, câu khẩu hiệu (slogan), lựa chọn mẫu tem, nhãn cho sản phẩm và mẫu túi xốp, hộp cho sản phẩm.
+ Cải tiến, mở rộng hệ thống phân phối, kết hợp mở rộng diện tích trồng trong nhà kính, lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm theo đơn hàng, xây dựng chính sách giá linh hoạt, áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi, chiết khấu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền - cổ động về sản phẩm, công nghệ sản xuất…
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc:
+ Tiến hành đăng ký nhãn hiệu chứng nhận xuất xứ cho nhóm sản phẩm rau, hoa, quả xứ lạnh trên toàn địa bàn huyện với nhãn hiệu “Rau, hoa, quả xứ lạnh Măng Đen”. Và thực hiện cấp lại cho các đơn vị sản xuất tại địa bàn, giảm tải chi phí đăng ký, các thủ tục cho đơn vị sản xuất.
+ Hỗ trợ tƣ vấn, xây dựng quy trình tiến hành đăng ký sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP. Có đề xuất với cơ quan chức năng thống nhất logo chứng nhận VietGAP
+ Tƣ vấn, các chính sách về vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp cho các đơn vị, công ty, hợp tác xã…
+ Liên kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với phát triển du lịch sinh thái.
+ Tạo điều kiện liên kết các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại với sự tham gia của các doanh nghiệp địa phƣơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
[1] Chính phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013, Quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
[2] Trƣơng Đình Chiến, Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] Grahame Dixie, Sách hướng dẫn Marketing cho khuyến nông - số 5 -
Marketing rau - hoa - quả, NXB Nông nghiệp.
[4] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Đinh Thị Lệ Trâm, Phạm Ngọc Ái, Quản trị Marketing Định hướng giá trị, NXB Lao Động Xã Hội.
[5] Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược, NXB Dân trí.
[6] Lê Thế Giới (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống Kê.
[7] Lê Thế Giới, Phạm Thị Lan Hƣơng, Lê Thị Minh Hằng, Quản trị thương hiệu, NXB Tài Chính.
[8] Philip Kotler, Kevin Lane Keller, Quản trị Marketing, NXB Lao Động. [9] Quốc hội (2005), Luật thƣơng mại số 36/2005/QH11.
[10]Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.
[11] Quốc hội (2007), Luật chất lƣợng sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12. [12] Quốc hội (2012), Luật quảng cáo số 16/2012/QH13.
[13] Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12.
[14] Phan Thăng, Cẩm nang nghiệp vụ marketing dành cho các doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
[15] Tỉnh uỷ Kon Tum (2011), Nghị quyết số 03–NQ/TU ngày 27/7/2011, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XIV về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.
[16] Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012, Quyết định về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
[17] Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2011), Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 22/12/2011, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện KonPlông năm 2015.
[18] Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2013), Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 07/11/2013, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện KonPlông đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025.
Tiếng Anh
[19] Philip Kotler, A Genric Concept of Marketing, Journal of Marketing, Vol.36, No.2. (April,1972), pp.46-54.
Các Trang website [20] http://konplong.kontum.gov.vn/Default.aspx [21] http://www.qnasafe.com.vn [22] http://huongvixanh.com/index.html [23] http://freshshop.vn/ [24] https://www.facebook.com/VietFreshShop [25]https://www.facebook.com/C%C3%B4ng-ty-TNHH-N%C3%B4ng- nghi%E1%BB%87p-C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-cao-Qnasafe- 484983398270287/?fref=photo