Môi trƣờng marketing củaAGRIBANK Kon Tum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho thẻ tín dụng tại ngân hàng NNPTNT việt nam , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 84 - 92)

7. Tổng quan tài liệu

3.1.1.Môi trƣờng marketing củaAGRIBANK Kon Tum

a. Môi trường vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế

Môi trƣờng kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng cũng nhƣ các hoạt động của ngân hàng nhƣ công tác huy động vốn và khả năng thỏa mãn nhu cầu vốn cùng các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Môi trƣờng kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng tạo ra cả những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thời gian qua cũng giống nhƣ tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam thì Kon Tum cũng chịu ảnh hƣởng của sự suy thoái kinh tế, sức mua thị trƣờng kém, hàng tồn kho nhiều gây khó khăn cho nhiều tổ chức kinh doanh trên địa bàn. Chính vì thế nhiều tổ chức kinh doanh đã hạn chế việc đầu tƣ mở rộng quy mô, thậm chí giảm quy mô sản xuất.

Môi trƣờng công nghệ

Ngày nay, nhờ xu hƣớng tích hợp các sản phẩm công nghệ vào ứng dụng ngân hàng đã giúp cho các NHTM VN có sự thay đổi về chất.Hầu nhƣ các NHTM VN hiện nay đều đã trang bị hệ thống máy tính với các phần mềm quản trị lõi cho riêng mình. Các NHTM đã tung ra hàng loạt các sản phẩm mới dựa trên nền tảng của việc tin học hóa: các sản phẩm tiết kiệm/dịch vụ/tín dụng….đều sử dụng các sản phẩm này.

Việt Nam nhƣ công nghệ của máy ATM, Internet banking, máy quẹt thẻ POS,… đã mở ra cho ngành ngân hàng một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ là những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử.

Môi trƣờng chính trị - pháp luật

Ngân hàng là một trong những ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế do vậy nó chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Chính phủ thông qua các quy định pháp luật.

+ Chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể tác động định hƣớng và điều hành nền kinh tế nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản. Chính sách tài chính và ngân sách quốc gia: chính sách cấp vốn đối với NHTM quốc doanh, chính sách thuế, chính sách giá cả. Các chính sách này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khu vực sản xuất đến lĩnh vực Ngân hàng.

+ Hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu, chƣa đồng bộ và một số điểm chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động có hiệu lực của một hệ thống đƣợc quản lý tập trung thống nhất.

Do vậy, các ngân hàng phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc những thay đổi của các quy định pháp luật để chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với những quy định mới…

Môi trƣờng nhân khẩu học

Việt Nam là một nƣớc với hơn 86 triệu dân và có tỷ lệ dân số trẻ cao, cùng với những thay đổi điều kiện sống, mức thu nhập, xu hƣớng tiêu dùng… đang là cơ hội để ngành NH tiếp cận và phát triển các sản phẩm dịch vụ theo xu thế chung của nền kinh tế hiện đại.

b. Môi trường vi mô

Khách hàng

là thời gian đến sẽ rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh của mình thì rõ ràng năng lực thƣơng lƣợng của khách hàng sẽ rất lớn. Thời gian qua nhiều ngân hàng thƣơng mại cũng đã rất vất vả trong việc tìm khách hàng để cho vay vốn, một số ngân hàng đã lựa chọn hình thức marketing trực tiếp đến từng khách hàng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

+ Khách hàng là cá nhân: việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng

của nhóm khách hàng này thƣờng bị chi phối bởi độ tuổi, thu nhập và tính chất công việc rất nhiều. Xu hƣớng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tỷ lệ nghịch với độ tuổi. Những ngƣời lớn tuổi thƣờng khó thích ứng với những tiện ích mới từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng và ít có nhu cầu. Trong khi đó những ngƣời ở độ tuổi 18 đến 44 rất dễ dàng chấp nhận mở tài khoản, những ngƣời ở độ tuổi này khá nhạy với những sự thay đổi của công nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những ứng dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình.

Và yếu tố thu nhập ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự lựa chọn sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Ngƣời có thu nhập cao thƣờng đi kèm với chi tiêu thoải mái hơn, họ tiếp cận với những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao hơn cao thì họ sử dụng đến các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn.

+ Khách hàng là tổ chức kinh tế:

Nếu căn cứ vào quy mô giao dịch, ở Việt Nam khách hàng doanh nghiệp là khách hàng chính của các ngân hàng. Nhu cầu và mật độ sử dụng dịch vụ của họ nhiều và đây là đối tƣợng mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Mặt khác, chính các dịch vụ của ngân hàng cũng có sự hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của họ nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Trong số khách hàng tổ chức thì hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc, chính phủ quan tâm. Doanh nghiệp vừa

và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam đƣợc nhận định là sẽ có những bƣớc phát triển mạnh về số lƣợng và quy mô trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Các đối thủ cạnh tranh

Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kon Tum tính đến tháng 09 năm 2015 bao gồm: 10 ngân hàng, 21 Phòng Giao dịch của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 05 Quỹ tín dụng nhân dân và Chi nhánh NHCSXH với số lƣợng phòng giao dịch có mặt tại 8/8 huyện.

+ Đối thủ cạnh tranh cùng ngành:

Thứ nhất, nhóm các NHTM quốc doanh có thị phần lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank và BIDV tập trung chủ yếu tại thành thị. Đây là các ngân hàng ra đời và phát triển cùng thời kỳ với AGRIBANK, thậm chí có lịch sử dài hơn nhƣ BIDV; có quan hệ khách hàng truyền thống với nhiều nhóm khách hàng lớn đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Do vậy, nhóm các NHTM quốc doanh đây thực sự là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nặng ký đối với AGRIBANK tại khu vực thành thị. Hơn nữa, với xu hƣớng mở rộng thị phần, các NHTM quốc doanh này mở rộng Chi nhánh và PGD về nông thôn tại các huyện thị có tiềm năng kinh tế.

Thứ hai, nhóm các NHTMCP, ra đời sau nhóm NHTM quốc doanh, có quy mô hoạt động, quy mô vốn nhỏ hơn và hiện tại chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị. Tuy vậy, một số NHTMCP trong những năm gần đây có tốc độ phát triển rất nhanh, định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp và thực sự là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của AGRIBANK. Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng này đó là: quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ do vậy dễ dàng thay đổi và thích ứng nhanh với nhu cầu đa dạng của khách hàng; linh hoạt trong cơ chế hoạt động; dễ dàng thay đổi và ứng dụng công nghệ ngân hàng

hiện đại; linh hoạt và có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt do vậy thu hút đƣợc chất xám. Hơn nữa, xu hƣớng số lƣợng các NHTMCP còn tăng thêm tại Kon Tum trong các năm tới.

Thứ ba, nhóm các quỹ tín dụng nhân dân, thị phần tập trung chủ yếu tại nông thôn. Với qui mô nhỏ, các sản phẩm tiền gửi đơn giản nhƣng huy động lãi suất cao. Vì thế, đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của AGRIBANK tại thị trƣờng nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối thủ khác ngành:

Nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng bị thu hẹp.

Sản phẩm thay thế

Thay vì gửi vào ngân hàng nhƣ trƣớc đây, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau chẳng hạn: đầu tƣ chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu tƣ, …

c. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Điểm mạnh

+ Mạng lƣới rộng khắp, với hơn 10 chi nhánh và phòng giao dịch, trải dài từ thành thị đến nông thôn, miền núi xa xôi đã giúp cho AGRIBANKKon Tum có những lợi thế riêng nhƣ: Thị phần ổn định; số lƣợng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho AGRIBANKKon Tum dễ dàng phát triển mạnh thị trƣờng bán lẻ.

+ Thƣơng hiệu mạnh so với các TCTD khác trong nƣớc, đƣợc gầy dựng và củng cố qua nhiều năm cũng đã và đang tiếp tục giúp AGRIBANKKon Tumcó những đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nƣớc.

+ Nhận đƣợc nhiều hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhƣ: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn,

công nghiệp hóa ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Điểm yếu

+ Chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, nhiều nội dung hoạt động hoàn toàn không vì mục đích thƣơng mại.

+ Cơ chế quản lý hiện tại chƣa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn tƣ tƣởng của cơ chế xin – cho.

+ Sản phẩm chƣa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của ngƣời tiêu dùng.

+ Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế.

+ Ngành nghề đầu tƣ chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, đây là thị trƣờng chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên nên rủi ro thất thoát là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số trong lĩnh vực này nhỏ, nhƣng số lƣợng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tƣ.

+ Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chƣa đồng đều.

+ Công tác quản trị rủi ro còn thấp, chƣa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro.

+ Cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, đặc biệt sự rộng khắp của mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch càng gây nhiều khó khăn cho quá trình cải tiến và đầu tƣ công nghệ cao..

+ Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế. Cơ hội

+ Tốc độ phát triển kinh tế đƣợc dự đoán là khả quan trong tƣơng lai. + Cơ hội mở rộng thị trƣờng từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng

nƣớc ngoài rất cao.

+ Tầm nhận thức của ngƣời dân đã dần cao, nhu cầu về chất lƣợng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.

Thách thức

+ Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tƣơng lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam.

+ Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi ngân hàng và quỹ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh từ các NHTMCP, liên doanh, nƣớc ngoài hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lƣới, qui mô, năng lực tài chính…

+ Rủi ro thị trƣờng gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trƣờng tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đƣợc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nƣớc trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.

+ Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chƣa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.

+ Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chƣa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.

+ Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ khác.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển thẻ tín dụng của AGRIBANK Kon Tum (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Mục tiêu phát triển kinh doanh của AGRIBANK Kon Tum

- Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trƣờng nông nghiệp nông thôn trên tất cả mặt hoạt động, đặc biệt tăng tốc phát triển mạnh

hoạt động dịch vụ trên cơ sở nền tảng công nghệ mới, hiện đại và mạng lƣới rộng khắp.

- Xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên tạo cơ sở tiền đề để phát triển tín dụng cùng với nhiều dịch vụ ngân hàng khác.Nguồn vốn huy động tăng trƣởng hàng năm từ 15% trở lên (tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên).

- Coi trọng chất lƣợng tín dụng, duy trì tăng trƣởng cao trên cơ sở khai thác tối đa nguồn vốn tự cân đối, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ theo hƣớng: giảm dƣ nợ khu vực đô thị, lĩnh vực phi nông nghiệp để ƣu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn và nông dân.Dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng hàng năm 20% (theo đúng định hƣớng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). Chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo, mức tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% tổng dƣ nợ.

-Tỷ lệ thu ngoài tín dụng (thu dịch vụ) tăng hàng năm từ 10% trở lên, duy trì mức tỷ lệ tối thiểu 5%/Tổng thu nhập ròng. Trong đó giữ vững thị phần về thẻ trong đó việc đẩy mạnh công tác phát hành và sử dụng thẻ có hiệu quả đặc biệt là thẻ tín dụng.

- Lợi nhuận tăng trƣởng hàng năm từ 10-15%, gắn chi trả lƣơng và công tác thi đua khen thƣởng với kết quả kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

- Tăng trƣởng công tác kiểm tra kiểm soát trên nhiều mặt bằng nhiều phƣơng thức, coi trọng khâu chấn chỉnh sửa sai ngay và quy trách nhiệm rõ ràng. - Kiện toàn tổ chức mạng lƣới phù hợp với định hƣớng phục vụ cho thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lƣợng quản trị điều hành, chất lƣợng nguồn nhân lực hiện có và đổi mới mạnh mẽ trong công tác phát triển, chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho thẻ tín dụng tại ngân hàng NNPTNT việt nam , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 84 - 92)