7. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Môi trƣờng hoạt động kinh doanh và môi trƣờng cạnh tranh
a. Môi trường vĩ mô
Kon Tum là một tỉnh nằm về phía cực Bắc của Tây Nguyên, có vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dƣơng, giáp ranh với các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi của Việt Nam, Attapeu của Lào và Ratanakiri của Campuchia.
Trong những năm qua, Kon Tum là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với cơ chế thị
trƣờng, cụ thể: tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh, chiến lƣợc đầu tƣ đúng đắn, tận dụng triệt để những ngành nghề đƣợc xem là thế mạnh, phát triển mở rộng các khu công nghiệp về quy mô và các lĩnh vực ngành nghề, chú trọng việc xác định và có những chính sách tập trung phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm.
Tổng sản phẩm GDP năm 2015 ƣớc đạt 11.135,98 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2014 và tăng 84,73% so với năm 2010; thu ngân sách năm 2015 ƣớc thực hiện 1.969.400 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 33,4 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2014; chỉ số giá tiêu dùng khá ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động, khó khăn và thách thức, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định qua các năm (bình quân tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 là 14,14%), thu nhập bình quân của ngƣời dân đƣợc cải thiện từ mức 13,6 triệu đồng/ngƣời vào năm 2010 đạt mức 29,82 triệu đồng/ngƣời vào năm 2014, bên cạnh đó các yếu tố giá và lạm phát đã đƣợc kiểm soát một cách hiệu quả. Chính điều này tạo tâm lý yên tâm hơn cho ngƣời dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, mở ra điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế có cơ hội phát triển ổn định.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015 là: Kinh tế tăng trƣởng bình quân hằng năm trên 15%. Đến năm 2015: nông - lâm - thủy sản chiếm 33-34%; công nghiệp - xây dựng: 31-32%; thƣơng mại - dịch vụ: 35-36%. Thu ngân sách nhà nƣớc tại địa bàn đạt trên 2.000 tỷ đồng, cơ bản bảo đảm cho chi thƣờng xuyên; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 1.350 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 130 triệu USD. Dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/ năm (tăng tự nhiên dƣới 1,5%); quy mô dân số năm 2015 đạt 510 nghìn ngƣời.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu chủ yếu kinh tế Kon Tum từ năm 2010 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Chỉ số phát triển GDP (theo giá so sánh 2010) % - 109,09 108,98 108,09 107,91 2. Tổng sản phẩm (GDP) Tỷ đồng 6.028,35 6.873,26 7.815,51 8.784,97 9.907,46 3. GDP bình quân đầu ngƣời. Triệu đồng 15,86 20,90 23,65 25,55 27,52 4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 67,17 106,24 65,13 78,07 55,34 5. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 9,92 12,66 10,00 15,40 10,58 6. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng % 9,28 17,58 9,33 5,02 12,81 7.Thu ngân sách địa
phƣơng Tỷ đồng 1.136,79 1.277,86 1.427,11 1.456,17 1.773,95 8. Dân số (ngƣời) Ngƣời 442.113 451.611 462.705 473.251 484.215
ơ
(Nguồn: Báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum năm 2010-2014)
b. Môi trường nội bộ
Ngoài vấn đề con ngƣời, AGRIBANK là ngân hàng luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Argribank chú trọng cải cách đồng bộ từ cơ cấu bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến mạng lƣới chi nhánh theo hƣớng tinh gọn, chuyên môn hóa, hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh doanh, theo mô hình tập đoàn. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (Ipcas) do ngân hàng thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 hệ thống này. AGRIBANK hiện đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh và hệ thống dịch vụ ngân hàng nhƣ dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, ATM, dịch
vụ thanh toán quốc tế qua mạng Swift... AGRIBANK đƣợc đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại VN trong việc triển khai các dự án nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD với hàng trăm dự án có tổng nguồn vốn đầu tƣ hàng tỷ USD.
AGRIBANK tiếp tục kiên trì với mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc là tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hóa, xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ... Một số sản phẩm, dịch vụ đƣợc tích hợp trong một hệ thống xử lý nghiệp vụ ngân hàng đồng nhất, đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều đặc tính ƣu việt và theo hƣớng tuân thủ các chuẩn và thông lệ quốc tế. Nhiều sản phẩm thể hiên tính vƣợt trội về mạng luới so với các ngân hàng khác nhƣ dịch vụ quản lý dòng tiền thu hộ khách hàng trên toàn quốc, chuyển khoản qua tin nhắn...
c. Môi trường cạnh tranh
Những năm gần đây, các chi nhánh NHTM Nhà nƣớc có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ với sự gia nhập của các NHTM cổ phần.Hiện tại ở thị trƣờng tỉnh Kon Tum dù quy mô còn nhỏ nhƣng đã có 8 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động kinh doanh, đóng chân trên địa bàn và đều cung cấp dịch vụ thẻ đó là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK), Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (HD Bank). Thời gian sắp tới dự kiến sẽ có thêm nhiều ngân hàng thƣơng mại mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn Kon Tum làm cho việc cạnh tranh sẽ càng thêm gay gắt.
Ngoài quy mô lớn, mạng lƣới trải rộng, các chi nhánh NHTM nhà nƣớc đã có một lƣợng lớn khách hàng truyền thống, cùng chia sẻ những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong một thời gian dài. Nên trong cơ cấu thị phần ở hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, khối NHTM nhà nƣớc hiện vẫn đang chiếm ƣu thế.Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, khối NHTM cổ phần cũng đã không ngừng lớn mạnh. Xu hƣớng này đƣợc dự báo là sẽ còn tiếp tục trong những năm tới..
Hơn nữa, với sự tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cƣờng đầu tƣ về mạng lƣới, nhân sự và công nghệ, các chi nhánh NHTM cổ phần cho thấy là họ đang sẵn sàng cạnh tranh toàn diện với các chi nhánh NHTM nhà nƣớc trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng qua sự đa dạng và chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ, tạo nền tảng để nâng cao thị phần.
Do vậy, sự dịch chuyển về thị phần trong thời gian tới là tất yếu và gắn liền với chiến lƣợc của từng ngân hàng. Hoạt động ngân hàng theo đó sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và phía sau sự cạnh tranh đó không chỉ là sự dịch chuyển về thị phần, mà còn hứa hẹn mang lại lợi ích cho khách hàng nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.
Bảng 2.6.Số lượng thẻ phát hành của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2014 Ngân hàng Số lƣợng thẻ phát hành Số lƣợng thẻ tín dụng Dƣ nợ trên thẻ tín dụng (trđ) AGRIBANK 92.915 1.106 31.527 Vietinbank 36.758 436 12.373 DongA Bank 29.914 394 15.261 Vietcombank 16.203 701 35.749 Sacombank 15.462 74 5.048 BIDV 15.203 158 11.418 Khác 537 26 754 Tổng cộng 206,992 2.895 118.130
Hình 2.1. Biểu đồ thị phần thẻ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2014
Hình 2.2. Biểu đồ dư nợ thẻ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2014