Kiểm tra, đánh giá chính sách Marketing

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho thẻ tín dụng tại ngân hàng NNPTNT việt nam , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 44 - 48)

7. Tổng quan tài liệu

1.2.6.Kiểm tra, đánh giá chính sách Marketing

Việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động marketing chịu trách nhiệm bởi bộ phận marketing. Một kế hoạch marketing dù hoàn hảo đến đâu thì trong quá trình thực hiện vẫn có thể phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, vì thế bộ phận marketing phải thƣờng xuyên theo dõi và tổ chức các hoạt động marketing [3].

Kiểm tra marketing có thể phân thành 4 loại, đó là: (1) Kiểm tra kế hoạch năm; (2) Kiểm tra khả năng sinh lời; (3) Kiểm tra hiệu suất; (4) Kiểm tra chiến lƣợc.

Kiểm tra kế hoạch năm là việc kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả

đạt đƣợc của những ngƣời làm marketing dựa trên kế hoạch năm và tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Việc kiểm tra này chịu trách nhiệm chính bởi ban lãnh đạo cấp cao hoặc ban lãnh đạo cấp trung gian, gồm có 4 bƣớc đó là: Thứ nhất, Ban lãnh đạo ấn định mục

tiêu hàng tháng/hàng quý. Thứ hai, theo dõi kết quả đạt đƣợc. Thứ ba, tìm hiểu nguyên nhân không đạt đƣợc và cuối cùng sẽ đề ra những giải pháp để thu hẹp khoảng cách giữa chỉ tiêu và kết quả thực hiện. Có năm công cụ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra kế hoạch năm đó là: Phân tích mức tiêu thụ, phân tích thị phần, phân tích chi phí marketing trên doanh thu bán hàng, phân tích tài chính và theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng.

Kiểm tra khả năng sinh lời là bao gồm những nỗ lực xác định khả năng

sinh lợi đích thực của các sản phẩm, các khu vực, các thị trƣờng và các kênh phân phối khác nhau, chịu trác nhiệm chính bởi ngƣời kiểm tra marketing. Thông tin có đƣợc từ việc kiểm tra này sẽ giúp ban lãnh đạo xác định những sản phẩm hoặc hoạt động marketing nào cần đƣợc mở rộng, thu hẹp hay loại bỏ. Việc phân tích khả năng sinh lời của marketing có thể tiến hành qua việc phân tích báo cáo lời-lỗ (doanh thu, chi phí hàng bán, chi phí khác, lãi ròng), đánh giá các loại chi phí (tổng chi phí, trong đó: lƣơng, tiền thuê, vật tƣ phụ) theo các hoạt động marketing chức năng và phân bổ chi phí các hoạt động marketing chức năng theo các kênh phân phối, và xác định các biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao khả năng sinh lời.

Kiểm tra hiệu suất nhằm đánh giá và tìm cách nâng cao hiệu suất chi

phí marketing thông qua các hoạt động bán hàng, quảng cáo, phân phối và khuyến mãi, chịu trách nhiệm chính bởi ban lãnh đạo cơ sở và ngƣời kiểm tra marketing. Nhiều doanh nghiệp khi phân tích khả năng sinh lời của mình nhận thấy rằng họ thu đƣợc rất ít lợi nhuận từ các sản phẩm, địa bàn hay thị trƣờng mục tiêu. Việc phân tích hiệu suất của các yếu tố marketing có thể giúp ban lãnh đạo phát hiện ra những vấn đề cần cải tiến để nâng cao hiệu suất chi phí của các hoạt động marketing này [3].

Kiểm tra chiến lược marketing bao gồm việc khảo sát định kỳ để biết

hội marketing, chịu trách nhiệm chính bởi ban lãnh đạo cấp cao và ngƣời kiểm tra marketing. Có 2 công cụ cụ thể là đánh giá hiệu quả marketing và kiểm tra marketing. Đánh giá hiệu quả marketing thể hiện ở triết lý về khách hàng, tổ chức các phối thức marketing, thông tin marketing chính xác, định hƣớng chiến lƣợc và hiệu suất công tác. Kiểm tra marketing gồm sáu vấn đề chủ yếu: kiểm tra môi trƣờng marketing, chiến lƣợc marketing, tổ chức marketing, hệ thống marketing, hiệu quả marketing và chức năng marketing.

Các hệ thống kiểm tra marketing nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đạt đƣợc mục tiêu với hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 luận văn đã giới thiệu khái niệm về marketing, mục tiêu, nội dung hoạt động của marketing cũng nhƣ khái quát về marketingdịch vụ và marketingngân hàng.Với việc phân tích các cơ hội thị trƣờng đối với hoạt động thanh toán thẻ để từ đó xác định thị trƣờng của dịch vụ với các phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu nhƣ thế nào, các chính sách marketing nào đƣợc áp dụng.Qua đó làm tiền đề để phân tích thực trạng trong hoạt động marketing sản phẩm thẻ tín dụng của AGRIBANK Kon Tum trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETINGTHẺ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH KON TUM

2.1. TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho thẻ tín dụng tại ngân hàng NNPTNT việt nam , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 44 - 48)