Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu

1.4.4.Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty

công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu

Quy mô doanh nghiệp

Trong các nghiên cứu về ảnh hƣởng của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trƣớc đây thì quy mô công ty đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu logarit của tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Shehu Usman Hassan, Abubakar Ahmed (2012), một công ty có quy mô càng lớn thì mức độ quản lý càng chặt chẽ và hệ thống thông tin càng tốt, do vậy hạn chế đƣợc hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, giả thuyết của Watts và Zimmerman (1986) thừa nhận rằng các công ty có quy mô càng lớn thì có

ảnh hƣởng về mặt chính trị cao hơn, và có nhiều khả năng điều chỉnh lợi nhuận để giảm bớt áp lực chính trị. Do đó, theo các nghiên cứu trƣớc đây, quy mô doanh nghiệp dự kiến sẽ có mối tƣơng quan chặt chẽ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ đƣợc tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản và đại diện cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính đƣợc khuyến khích hơn trong việc quản trị lợi nhuận. Tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng đƣợc đảm bảo trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị phá sản. Các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh, do đó sẽ dẫn đến rủi ro tranh chấp, khả năng sai phạm càng xảy ra. Vì vậy xuất hiện mối quan hệ cùng chiều cần đƣợc chú ý giữa tỷ lệ nợ và các biến dồn tích có thể điều chỉnh. Tuy nhiên mối quan hệ này trong nghiên cứu của Yuyang Zhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012) không có ý nghĩa thống kê.

Mức độ sinh lời của doanh nghiệp

Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng đƣợc hai đòi hỏi cấp bách:

- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tƣ).

- Trả đƣợc các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.

Khi mức độ sinh lời của doanh nghiệp cao, tức doanh nghiệp hoạt dộng hiệu quả, nhà quản trị chủ động công bố những thông tin trung thực để cải thiện thoả thuận về mức thƣởng cũng nhƣ nâng giá trị của họ trên thị trƣờng

lao động. Tuy nhiên khi mức sinh lời thấp, nhà quản trị có xu hƣớng gian lận thông tin lợi nhuận trên báo cáo tài chính để che giấu thực trạng hoạt động kém hiệu quả và để giữ giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Yuyang Zhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa mức độ sinh lời với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết.

KẾT UẬN CHƢƠNG 1

Điều chỉnh lợi nhuận đƣợc biết đến với nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu đó là việc làm “méo mó” thông tin thông qua việc điều chỉnh doanh thu và chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Các nhà quản trị công ty luôn tìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận của các kì sau hoặc lợi nhuận của kì trƣớc về kì chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu để thu hút nhà đầu tƣ. Vì vậy để nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu thì chƣơng đầu tiên này, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quản trị công ty và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty nói trên, từ đó đƣa ra các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận trong các nghiên cứu trƣớc đây để làm cơ sở lựa chọn các biến trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH ỢI NHUẬN CỦ CÔNG TY NIÊ YẾT CÓ PHÁT HÀNH THÊ CỔ PHIẾU 2.1. XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1.1. Biến phụ thuộc phản ánh hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Phát hành thêm cổ phiếu là hình thức huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên. Phát hành thêm cổ phiếu có nhiều ƣu điểm, trong đó nổi bật nhất là không tạo quá nhiều áp lực trả nợ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các công ty tăng vốn có nhiều lý do khác nhau chủ yếu là huy động vốn cho các dự án đầu tƣ dài hạn, nhƣng cũng không ít doanh nghiệp huy động vốn chỉ vì mục đích đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu 80 tỉ đồng, đủ điều kiện niêm yết tại sàn thành phố Hồ Chí Minh. Và doanh nghiệp đang muốn huy động vốn theo phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu phải thoả mãn điều kiện “hoạt động kinh doanh của năm liền trƣớc năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc làm ăn thua lỗ, có nhiều khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính để đủ điều kiện phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn cứu vãn tình hình tài chính khó khăn.

Bên cạnh đó, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc trình bày trong báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh) và cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc ra quyết định của nhà đầu tƣ. Lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trong tƣơng lai đƣợc đánh giá càng cao, triển vọng tăng trƣởng của công ty cao dẫn đến giá trị trƣờng của cổ phiếu càng cao. Các nhà đầu tƣ

thƣờng có xu hƣớng nhìn vào tình hình hoạt động kinh doanh và triển vọng tăng trƣởng của công ty để đầu tƣ. Chính vì vậy, các công ty niêm yết thƣờng có xu hƣớng thổi phồng lợi nhuận trong những giai đoạn phát hành thêm cổ phiếu để làm đẹp báo cáo tài chính và thu hút nhà đầu tƣ.

Khác với các công ty chƣa niêm yết, cổ phiếu của công ty niêm yết đƣợc mua bán tự do trên thị trƣờng. Và nếu có bất cứ gian lận hoặc sai sót gì trong việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn mà không bị phát hiện thì nhà đầu tƣ là ngƣời phải gánh chịu thiệt hại khi mua những cổ phiếu này.

Từ các nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các tác giả và dựa vào kết quả nghiên cứu thực chứng trƣớc đây nhƣ “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận lợi nhuận trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Thái Thị Hằng (2014) đã đƣa ra kết luận có 69,1% công ty niêm yết điều chỉnh tăng lợi nhuận trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu trong giai đoạn 2010-2012; “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trƣờng hợp các công ty niêm yết ở HOSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” của tác giả Phan Thị Thuỳ Dƣơng (2014) đã đƣa ra kết luận có 75% công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng lợi nhuận trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu, tác giả nghiên cứu mô hình các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu; trong đó chỉ tiêu điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính là biến phụ thuộc.

Về mặt bản chất, các công ty có điều chỉnh lợi nhuận sẽ làm phát sinh giá trị của biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA) khác 0. Khi công ty có phát hành thêm cổ phiếu thì sẽ có khả năng công ty đó điều chỉnh lợi nhuận theo hƣớng tăng để làm đẹp thông tin trên báo cáo tài chính, thu hút nhà đầu tƣ. Vì vậy, với các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu thì chúng ta sẽ dựa vào giá trị

DA để biết đƣợc công ty có điều chỉnh tăng lợi nhuận hay không, tức là DA > 0. Tuy nhiên, không nhất thiết khi phát hành thêm cổ phiếu thì DA > 0 vì nó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phần đo lƣờng bằng giá trị của biến dồn tích có thể điều chỉnh của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu (ký hiệu DA) sẽ đƣợc tác giả sẽ trình bày cụ thể trong phần đo lƣờng các biến.

2.1.2. Các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu

Biến độc lập trong nghiên cứu này là các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Một số biến độc lập trong nghiên cứu của tác giả này có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam thì đƣợc tác giả đƣa vào, tuy nhiên do hạn chế về quy mô mẫu, tính khả thi và việc thu thập dữ liệu mẫu nên tác giả chỉ chọn một hoặc hai biến biến độc lập đại diện cho mỗi nhóm phản ánh tình hình quản trị công ty của doanh nghiệp. Các nhân tố quản trị công ty mà tác giả nghiên cứu trong nghiên cứu này có liên quan đến các yếu tố chính nhƣ sau:

-Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của hội đồng quản trị -Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của ban kiểm soát -Chất lƣợng kiểm toán

a. Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của hội đồng quản trị được thể hiện qua tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành

Nhóm biến phản ánh hiệu quả giám sát của hội đồng quản trị bao gồm tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành, quy mô hội đồng quản trị và số lƣợng cuộc họp hội đồng quản trị.

Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị của công ty niêm yết theo thông tƣ 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng Việt Nam ít nhất là 5 thành viên và tối đa là 11 thành viên. Tuy nhiên hiện nay chƣa có nghiên cứu nào đề cập

và chứng minh đƣợc tƣơng quan và sự phù hợp giữa quy mô hội đồng quản trị và quy mô doanh nghiệp và tại Việt Nam chƣa có quy định, hƣớng dẫn nào để tác giả có thể làm căn cứ thực hiện; vì thế không thể đánh giá đƣợc quy mô hội đồng quản trị của một doanh nghiệp có phù hợp hay không. Và cũng chƣa có nghiên cứu nào tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nhân tố này với khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Do vậy nhân tố này không đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả cũng không đƣa nhân tố số lƣợng các cuộc họp hội đồng quản trị vào mô hình cũng bởi lý do tác động của nhân tố này đối với khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu là không rõ ràng. Và trong điều kiện Việt Nam, yếu tố số lƣợng cuộc họp hội đồng quản trị không quan trọng bằng chất lƣợng cuộc họp, nhƣng tác giả không có điều kiện để đo lƣờng chất lƣợng các cuộc họp hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Biến độc lập đại diện cho hiệu quả giám sát của hội đồng quản trị được chọn đưa vào mô hình là tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành: KoDH. Các nghiên cứu trƣớc đây đều xem xét đến tác động của nhân tố tỷ lệ thành viên không điều hành, xác định vai trò giám sát là một trong trách nhiệm chính yếu của thành viên hội đồng quản trị không điều hành và đã tìm thấy bằng chứng chứng minh mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa nhân tố này và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu.

Sự tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị đƣợc đề cập rất nhiều trong lý thuyết đại diện, bởi vì vai trò của hội đồng quản trị chính là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Nếu sự đại diện trong hội đồng quản trị của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành thúc đẩy tính hiệu quả của việc giám sát thì kết quả hoạt

động của công ty sẽ đƣợc cải thiện. Hơn nữa, việc hợp nhất vai trò của giám đốc điều hành với chủ tịch hội đồng quản trị sẽ tạo ra một giám đốc điều hành có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của hội đồng quản trị. Theo lý thuyết đại diện, một hội đồng quản trị hiệu quả nên bao gồm đa số thành viên hội đồng quản trị không điều hành, những ngƣời đƣợc tin rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vƣợt trội bởi tính độc lập của họ đối với hoạt động quản lý của công ty, ngƣời đóng một vai trò quan trọng để giảm bớt mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. Bởi vì các thành viên HĐQT điều hành có trách nhiệm thực hiện các hoạt động hàng ngày của công ty nhƣ tài chính, marketing… Với vai trò hỗ trợ cho giám đốc điều hành, họ sẽ không thể thực hiện một cách trọn vẹn vai trò giám sát hay kỷ luật giám đốc điều hành.

Luật pháp Việt Nam quy định công ty niêm yết phải có ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng quản trị là thành viên không điều hành nhằm đảm bảo tính độc lập của hội đồng quản trị. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành để xem xét sự độc lập của hội đồng quản trị có tác động nhƣ thế nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Giả thuyết đƣợc đặt ra là:

H1: Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu càng ít (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ).

b. Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của ban kiểm soát được thể hiện thông qua tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát

Các nghiên cứu trƣớc đây của Hanen BEN Ayed-KOUBAA (2010); Pamela Kent,James Routledge, Jenny Stewart (2008) đã chứng minh ảnh

hƣởng của hiệu quả giám sát của ủy ban kiểm toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu.

Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam, hầu hết các công ty không thành lập ủy ban kiểm toán trong doanh nghiệp, nhƣng có thành lập ban kiểm soát nội bộ do đại hội cổ đông bầu ra có chức năng tƣơng tự uỷ ban kiểm toán; nó có thêm chức năng giám sát công việc của hội đồng quản trị và ban giám đốc. Tất cả các nhiệm vụ của uỷ ban kiểm toán trong quản trị công ty thuộc về ban kiểm soát. Thực tế cho thấy, ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 36)