Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 67 - 70)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.2. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phân tích hệ số tƣơng quan nhằm đo lƣờng mức độ quan hệ giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Mức độ tƣơng quan giữa các biến đƣợc đo lƣờng bằng hệ số tƣơng quan r (Pearson). Kết quả phân tích hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình với mẫu quan sát 76 công ty giai đoạn 2011-2014 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng phân tích hệ số tương quan Pearson

Correlations

DA KoDH CGTC CLKT TDKT SLoi TTLN TLNo QMo

DA Pearson Correlation 1 -.287 * -.083 -.154 .165 .198 -.098 -.099 -.119 Sig. (2-tailed) .012 .476 .183 .154 .087 .401 .397 .304 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 KoDH Pearson Correlation -.287 * 1 -.045 .353** -.010 .153 -.015 -.157 .184 Sig. (2-tailed) .012 .701 .002 .930 .187 .897 .176 .112 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 CGTC Pearson Correlation -.083 -.045 1 -.095 -.116 -.138 .133 -.189 -.201 Sig. (2-tailed) .476 .701 .416 .318 .234 .253 .103 .082 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 CLKT Pearson Correlation -.154 .353 ** -.095 1 .047 .316** -.008 -.035 .468** Sig. (2-tailed) .183 .002 .416 .685 .005 .946 .763 .000 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 TDKT Pearson Correlation .165 -.010 -.116 .047 1 .138 -.115 -.233 * -.086 Sig. (2-tailed) .154 .930 .318 .685 .233 .323 .042 .459 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 SLoi Pearson Correlation .198 .153 -.138 .316 ** .138 1 -.128 -.227* -.182 Sig. (2-tailed) .087 .187 .234 .005 .233 .271 .049 .116 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 TTLN Pearson Correlation -.098 -.015 .133 -.008 -.115 -.128 1 .228 * .210 Sig. (2-tailed) .401 .897 .253 .946 .323 .271 .048 .068 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 TLNo Pearson Correlation -.099 -.157 -.189 -.035 -.233 * -.227* .228* 1 .385** Sig. (2-tailed) .397 .176 .103 .763 .042 .049 .048 .001 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 QMo Pearson Correlation -.119 .184 -.201 .468 ** -.086 -.182 .210 .385** 1 Sig. (2-tailed) .304 .112 .082 .000 .459 .116 .068 .001 N 76 76 76 76 76 76 76 76 76 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Kết quả chạy bằng phần mềm SPSS ở bảng 3.2 cho ra kết quả về mối quan hệ tƣơng quan nhƣ sau:

Mối tương quan giữa biến phụ thuộc là biến dồn tích có thể điều chỉnh với các biến độc lập:

Kết quả phân tích tính toán hệ số tƣơng quan cho thấy hệ số tƣơng quan giữa biến dồn tích có thể điều chỉnh và các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đều có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0. Trong đó, hệ số tƣơng quan r mang giá trị dƣơng phản ánh mối quan hệ tƣơng quan thuận chiều giữa các nhân tố quản trị công ty với khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Và ngƣợc lại, hệ số tƣơng quan mang giá trị âm thì mối quan hệ tƣơng quan ngƣợc chiều giữa các nhân tố quản trị công ty với khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Nhân tố quản trị công ty có hệ số tƣơng quan cao nhất và có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành với rKoDH = -0.287. Đây là nhân tố thực sự có mối quan hệ rõ ràng và có mối quan hệ ngƣợc chiều với biến phụ thuộc.

Nhìn vào bảng hệ số tƣơng quan, hệ số tƣơng quan của các biến quản trị công ty còn lại nhƣ tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát (CGTC), chất lƣợng kiểm toán (CLKT), thay đổi kiểm toán viên (TDKT) có chiều ảnh hƣởng đến biến dồn tích có thể điều chỉnh đúng với giả thuyết ban đầu, nhƣ vậy giả thuyết đặt ra có tính hợp lý tƣơng đối cao. Các nhân tố quản trị công ty đa số đều có mối tƣơng quan nghịch, trừ nhân tố sự thay đổi kiểm toán viên là có mối tƣơng quan thuận với biến điều chỉnh lợi nhuận.

Ngoài ra, các nhân tố còn lại tuy không có ý nghĩa thống kê nhƣng xét về dấu thì vẫn thể hiện chiều ảnh hƣởng của các nhân tố này đối với biến phụ thuộc. Thông tin bảng 3.2 chỉ ra rằng các nhân tố quy mô doanh nghiệp (QMo), tỷ lệ nợ (TLNo), tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận (TTLN) có quan hệ ngƣợc chiều đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, còn nhân tố mức độ sinh

lời có mối quan hệ cùng chiều với điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Trong đó, nhân tố tỷ lệ nợ và mức độ sinh lời của doanh nghiệp có hệ số tƣơng quan rTLNo = -0.099, rSLoi = 0.198, ngƣợc chiều với giả thuyết đặt ra. Để kiểm tra chính xác mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hơn thì tác giả sẽ đi sâu đánh giá tính phù hợp và kiểm định mô hình nghiên cứu ở phần tiếp theo.

Xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau:

Khi xét về mối tƣơng quan giữa các biến độc lập, các biến có quan hệ tƣơng quan khá chặt chẽ với nhau nhƣ biến quy mô (QMo) với biến chất lƣợng kiểm toán (CLKT) và biến tỷ lệ nợ (TLNo) với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là rQMo, CLKT = 0.468 và rQMo, TLNo = 0.385 ; biến chất lƣợng kiểm toán (CLKT) với biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành (KoDH) và biến mức độ sinh lời (SLoi) có rCLKT, KoDH = 0.353 và rCLKT, SLoi = 0.316 đều với mức ý nghĩa 1%; biến tỷ lệ nợ (TLNo) với biến với biến thay đổi kiểm toán (TDKT), biến mức độ sinh lời (SLoi), biến tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận (TTLN)với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là rTLNo, TDKT = -0.233, rTLNo, SLoi = -0.227

và rTLNo, TTLN 0.228 đều với mức ý nghĩa 5%. Các biến độc lập còn lại có hệ

số tƣơng quan thấp hơn, ít chặt chẽ hơn và ta thấy hệ số tƣơng quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.5. Với kết quả từ bảng phân tích mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, có thể thấy rằng không tồn tại hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)