7. Tổng quan tài liệu
2.1.3. Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu
Ngoài những biến độc lập nêu trên, còn có một số biến kiểm soát mô tả bối cảnh của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu nhƣ quy mô, tỷ lệ nợ và mức độ sinh lời và tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ TLNo: Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ thấp cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là cao, mặt khác nó hàm ý doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu trƣớc đây cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ của doanh nghiệp và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thống kê. Vậy để kiểm định nó có đúng trong điều kiện ở Việt Nam hay không cần kiểm định giả thuyết: Tỷ lệ nợ càng cao thì công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu càng có khả năng điều chỉnh lợi nhuận cao hơn không? Do đó, cần kiểm định giả thuyết:
H5: Tỷ lệ nợ càng cao thì công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu càng có khả năng điều chỉnh lợi nhuận (thể hiện thông qua giá trị DA càng lớn).
+ QMo: Quy mô doanh nghiệp
Nghiên cứu trƣớc đây của Pamela Kent,James Routledge, Jenny Stewart (2008) đã chứng minh rằng quy mô doanh nghiệp và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu có mối quan hệ với nhau, công ty càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào khác đƣa ra bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ thuận của nhân tố này đến khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.
H6: Quy mô doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều với khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ khi quy mô doanh nghiệp càng lớn).
+ SLoi: Mức độ sinh lời của doanh nghiệp
Mặc dù chƣa có nghiên cứu nào về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu nói rõ về mối liên hệ giữa mức độ sinh lời và khả năng điều chỉnh lợi nhuận, nhƣng nghiên cứu của Yi Zhang (2006) và Nadia Smaili và Resal Labelle (2013) đã tìm thấy mức độ sinh lời có mối quan hệ nghịch với sai phạm báo cáo tài chính, mức độ sinh lời càng thấp thì nhà quản trị sẽ có xu hƣớng gian lận về công bố thông tin vì lợi ích cá nhân của họ, bản thân doanh nghiệp cũng có xu hƣớng gian lận để giữ giá cổ phiếu trên thị trƣờng và che giấu thực trạng hoạt động kém hiệu quả với cổ đông, dẫn đến khả năng doanh nghiệp sai phạm báo cáo tài chính càng cao. Nhƣ vậy liệu ở Việt Nam, các công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu có mức sinh lời thấp có xu hƣớng điều chỉnh lợi nhuận để làm đẹp báo cáo tài chính, giữ giá cổ phiếu và che giấu thực trang hoạt động kém hiệu quả của mình không? Giả thuyết đặt ra là:
H7: Mức độ sinh lời càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu càng thấp (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ).
+ TTLN: Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận
Mức độ tăng trƣởng lợi nhuận cho biết mức tăng trƣởng lợi nhuận tƣơng đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Doanh nghiệp có mức tăng trƣởng lợi nhuận cao thƣờng đang kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Tùy vào xu hƣớng của tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận mà mức tăng trƣởng đƣợc đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức độ tăng trƣởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm. Do đó, có thể có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặc dù tác giả chƣa tìm đƣợc nghiên cứu nào trƣớc đây nghiên cứu về mối liên hệ giữa mức độ tăng trƣởng lợi nhuận và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu nhƣng tác giả nhận thấy cần đƣa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu, việc kiểm tra mối liên hệ này cũng có một ý nghĩa nhất định. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng mức độ tăng trƣởng lợi nhuận của công ty niêm yết năm trƣớc năm nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận. Công ty có mức tăng trƣởng lợi nhuận cao thƣờng đang kinh doanh rất tốt và quản lý chi phí hiệu quả, thu hút các nhà đầu tƣ. Vậy liệu ở Việt Nam, các công ty niêm yết đang có mức tăng trƣởng lợi nhuận thấp dự định phát hành thêm cổ phiếu có khả năng điều chỉnh lợi nhuận để thu hút nhà đầu tƣ hay không? Vì vậy, nghiên cứu cần kiểm định giả thuyết:
H8: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận càng thấp thì công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu càng có khả năng điều chỉnh lợi nhuận (thể hiện thông qua giá trị DA càng lớn).