Các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 42 - 47)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.2.Các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợ

chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu

Biến độc lập trong nghiên cứu này là các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Một số biến độc lập trong nghiên cứu của tác giả này có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam thì đƣợc tác giả đƣa vào, tuy nhiên do hạn chế về quy mô mẫu, tính khả thi và việc thu thập dữ liệu mẫu nên tác giả chỉ chọn một hoặc hai biến biến độc lập đại diện cho mỗi nhóm phản ánh tình hình quản trị công ty của doanh nghiệp. Các nhân tố quản trị công ty mà tác giả nghiên cứu trong nghiên cứu này có liên quan đến các yếu tố chính nhƣ sau:

-Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của hội đồng quản trị -Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của ban kiểm soát -Chất lƣợng kiểm toán

a. Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của hội đồng quản trị được thể hiện qua tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành

Nhóm biến phản ánh hiệu quả giám sát của hội đồng quản trị bao gồm tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành, quy mô hội đồng quản trị và số lƣợng cuộc họp hội đồng quản trị.

Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị của công ty niêm yết theo thông tƣ 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng Việt Nam ít nhất là 5 thành viên và tối đa là 11 thành viên. Tuy nhiên hiện nay chƣa có nghiên cứu nào đề cập

và chứng minh đƣợc tƣơng quan và sự phù hợp giữa quy mô hội đồng quản trị và quy mô doanh nghiệp và tại Việt Nam chƣa có quy định, hƣớng dẫn nào để tác giả có thể làm căn cứ thực hiện; vì thế không thể đánh giá đƣợc quy mô hội đồng quản trị của một doanh nghiệp có phù hợp hay không. Và cũng chƣa có nghiên cứu nào tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nhân tố này với khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Do vậy nhân tố này không đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu.

Tác giả cũng không đƣa nhân tố số lƣợng các cuộc họp hội đồng quản trị vào mô hình cũng bởi lý do tác động của nhân tố này đối với khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu là không rõ ràng. Và trong điều kiện Việt Nam, yếu tố số lƣợng cuộc họp hội đồng quản trị không quan trọng bằng chất lƣợng cuộc họp, nhƣng tác giả không có điều kiện để đo lƣờng chất lƣợng các cuộc họp hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Biến độc lập đại diện cho hiệu quả giám sát của hội đồng quản trị được chọn đưa vào mô hình là tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành: KoDH. Các nghiên cứu trƣớc đây đều xem xét đến tác động của nhân tố tỷ lệ thành viên không điều hành, xác định vai trò giám sát là một trong trách nhiệm chính yếu của thành viên hội đồng quản trị không điều hành và đã tìm thấy bằng chứng chứng minh mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa nhân tố này và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu.

Sự tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị đƣợc đề cập rất nhiều trong lý thuyết đại diện, bởi vì vai trò của hội đồng quản trị chính là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Nếu sự đại diện trong hội đồng quản trị của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành thúc đẩy tính hiệu quả của việc giám sát thì kết quả hoạt

động của công ty sẽ đƣợc cải thiện. Hơn nữa, việc hợp nhất vai trò của giám đốc điều hành với chủ tịch hội đồng quản trị sẽ tạo ra một giám đốc điều hành có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của hội đồng quản trị. Theo lý thuyết đại diện, một hội đồng quản trị hiệu quả nên bao gồm đa số thành viên hội đồng quản trị không điều hành, những ngƣời đƣợc tin rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vƣợt trội bởi tính độc lập của họ đối với hoạt động quản lý của công ty, ngƣời đóng một vai trò quan trọng để giảm bớt mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. Bởi vì các thành viên HĐQT điều hành có trách nhiệm thực hiện các hoạt động hàng ngày của công ty nhƣ tài chính, marketing… Với vai trò hỗ trợ cho giám đốc điều hành, họ sẽ không thể thực hiện một cách trọn vẹn vai trò giám sát hay kỷ luật giám đốc điều hành.

Luật pháp Việt Nam quy định công ty niêm yết phải có ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng quản trị là thành viên không điều hành nhằm đảm bảo tính độc lập của hội đồng quản trị. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành để xem xét sự độc lập của hội đồng quản trị có tác động nhƣ thế nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Giả thuyết đƣợc đặt ra là:

H1: Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu càng ít (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ).

b. Tính hữu hiệu của chức năng giám sát của ban kiểm soát được thể hiện thông qua tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát

Các nghiên cứu trƣớc đây của Hanen BEN Ayed-KOUBAA (2010); Pamela Kent,James Routledge, Jenny Stewart (2008) đã chứng minh ảnh

hƣởng của hiệu quả giám sát của ủy ban kiểm toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu.

Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam, hầu hết các công ty không thành lập ủy ban kiểm toán trong doanh nghiệp, nhƣng có thành lập ban kiểm soát nội bộ do đại hội cổ đông bầu ra có chức năng tƣơng tự uỷ ban kiểm toán; nó có thêm chức năng giám sát công việc của hội đồng quản trị và ban giám đốc. Tất cả các nhiệm vụ của uỷ ban kiểm toán trong quản trị công ty thuộc về ban kiểm soát. Thực tế cho thấy, ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam đƣợc "thiết kế" là một cơ quan riêng trong cơ cấu hội đồng quản trị nội bộ của công ty cổ phần, cơ quan này có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá hội đồng quản trị và những ngƣời quản lý điều hành nhân danh cổ đông để các hoạt động của công ty đƣợc hoạt động minh bạch vì lợi ích của cổ đông của công ty cổ phần. Vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hƣởng của hiệu quả ban kiểm soát đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu thay cho uỷ ban kiểm toán.

Theo các nghiên cứu trƣớc đây thì các nhân tố phản ánh hiệu quả của uỷ ban kiểm toán đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu là tỷ lệ thành viên uỷ ban kiểm toán độc lập và tỷ lệ chuyên gia tài chính trong uỷ ban kiểm toán. Năng lực của chuyên gia tài chính rất quan trọng, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát của mình. Ở Việt Nam chƣa có quy định về thành viên ban kiểm soát độc lập nên không có căn cứ và điều kiện để đo lƣờng biến tỷ lệ thành viên ban kiểm soát độc lập.

Biến tỷ lệ chuyên gia tài chính trong uỷ ban kiểm soát sẽ là đại diện cho hiệu quả của ban kiểm soát đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Biến này sẽ đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy số lƣợng chuyên gia tài chính chia cho tổng số thành viên trong ban kiểm soát. Từ “chuyên gia tài chính” ám chỉ những thành viên có trình độ chuyên môn là đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên

ngành tài chính kế toán, kiểm toán trở lên hoặc có chứng chỉ khác liên quan đến kế toán, kiểm toán đƣợc công nhận. Nghiên cứu kiểm định giả thuyết:

H2: Tỷ lệ chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu càng ít (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ).

c. Chất lượng kiểm toán

Chất lƣợng kiểm toán viên

Các nghiên cứu trƣớc đây đã chứng minh mối quan hệ ngƣợc chiều của chất lƣợng kiểm toán viên với khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu. Chất lƣợng kiểm toán là yếu tố quyết định quan trọng của hiệu quả kiểm toán và có khả năng đóng một vai trò rất quan trọng trọng việc ngăn ngừa và phát hiện khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Một biến giả CLKT đƣợc sử dụng để xác định công ty đã sử dụng các dịch vụ kiểm toán của một trong những công ty kiểm toán lớn. Biến này bằng 1 nếu kiểm toán của đơn vị thuộc nhóm Big4, còn nếu thuộc các công ty kiểm toán trong nƣớc hoặc công ty kiểm toán nƣớc ngoài không có tên tuổi lớn thì biến này đƣợc mã hoá bằng 0. Big 4 gồm: Price Waterhouse Coopers (PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y) và KPMG. Mục đích của nghiên cứu kiểm định giả thuyết sau:

H3: Nếu được kiểm toán bởi kiểm toán viên Big 4 thì công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu sẽ ít có khả năng điều chỉnh lợi nhuận hơn (thể hiện thông qua giá trị DA càng nhỏ).

Sự thay đổi kiểm toán viên

Thay đổi kiểm toán viên qua các năm cũng là một yếu tố quan trọng trong hiệu quả kiểm toán và trong việc ngăn ngừa, phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Mối quan hệ giữa sự thay đổi kiểm toán viên, nhiệm kì kiểm toán viên và khả năng điều chỉnh lợi nhuận là không rõ ràng. Nếu một kiểm

toán viên thực hiện kiểm toán một đơn vị trong nhiều năm, tập trung và liên tục, hiệu suất và kết quả kiểm toán sẽ tốt hơn. Vì vậy, khả năng kiểm toán viên phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu có thể không tốt trong thời gian có sự thay đổi kiểm toán viên mới so với năm trƣớc. Tuy nhiên, mặt khác, khi thay đổi kiểm toán viên thì sự độc lập giữa công ty kiểm toán với nhà quản lý mới có thể cao hơn.

Hiện nay, chƣa có nghiên cứu nào đƣa ra đƣợc bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa sự thay đổi kiểm toán viên và khả năng điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết nhƣng tác giả nhận thấy sự thay đổi kiểm toán viên qua các năm cũng có sự ảnh hƣởng nhất định đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, tác giả đƣa biến này vào mô hình nghiên cứu để kiểm định sự ảnh hƣởng của sự thay đổi kiểm toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.

Biến thay đổi kiểm toán (TDKT) là một biến giả. Biến này bằng 1 nếu năm trƣớc năm phát hành thêm cổ phiếu công ty có sự thay đổi công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên so với năm trƣớc đó, ngƣợc lại nếu năm trƣớc năm phát hành thêm cổ phiếu không có sự thay đổi công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên thì biến này bằng 0. Giả thuyết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H4: Nếu có sự thay đổi kiểm toán viên qua các năm thì công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu sẽ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận hơn (thể hiện thông qua giá trị DA càng lớn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đên điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm cổ phiếu (Trang 42 - 47)