7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của KTV đƣợc quy định nhƣ sau:
a.Theo luật kiểm toán độc lập (ban hành ngày 29/03/2011)
Đối với Kiểm toán viên hành nghề
Tại điều 18 quy định trách nhiệm của KTV hành nghề nhƣ sau: -Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
-Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị đƣợc kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
-Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị đƣợc kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
-Từ chối thực hiện kiểm toán trong trƣờng hợp khách hàng, đơn vị đƣợc kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
-Tham gia đầy đủ chƣơng trình cập nhật kiến thức hàng năm;
-Thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
-Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký BCKT và chịu trách nhiệm về BCKT và hoạt động kiểm toán của mình;
- áo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
trƣờng hợp hành nghề kiểm toán ở nƣớc ngoài;
-Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán theo quy định của BTC;
-Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp kiểm toán
Tại điều 29 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nhƣ sau: -Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
-Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lƣợng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của KTV hành nghề; Hàng năm thông báo danh sách KTV hành nghề cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
-Bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng, đơn vị đƣợc kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật;
-Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của BTC;
-Thông báo cho đơn vị đƣợc kiểm toán khi nhận thấy đơn vị đƣợc kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán;
-Cung cấp thông tin về KTV hành nghề và DNKT, chi nhánh DNKT nƣớc ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
-Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
- áo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập;
-Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra
-Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết;
-Chịu trách nhiệm với ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán khi ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán;
-Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán;
-Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị đƣợc kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
-Tổ chức kiểm soát chất lƣợng hoạt động và chịu sự kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
-Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
b. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200 - Mục tiêu tổng thể
của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hƣớng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT khi thực hiện kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Ngoài ra, chuẩn mực này cũng quy định và hƣớng dẫn phạm vi áp dụng, kết cấu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm của KTV và DNKT trong tất cả các cuộc kiểm toán, kể cả trách nhiệm phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Đoạn 7 của chuẩn mực này nêu rằng KTV phải thực hiện xét đoán chuyên môn và luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kiểm toán, trong đó có các công việc:
(a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm toán và môi trƣờng của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị;
(b) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay không, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá;
(c) Hình thành ý kiến kiểm toán về BCTC dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đƣợc.
Ngoài ra, trong đoạn 9 có nêu “KTV cũng có thể có trách nhiệm trao đổi thông tin và báo cáo về một số vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán với người sử dụng BCTC, Ban Giám đốc, Ban quản trị hoặc các đối tượng khác ngoài đơn vị được kiểm toán” và đoạn 10, 14 có nói “KTV và DNKT phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn củaChuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán BCTC trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan khác”.
c. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm
toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Chuẩn mực này đề cập đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các gian lận và sai sót. Đoạn 5 của chuẩn mực này cũng nêu rõ “Khi thực hiện kiểm toán theo các VSA, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là KTV không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các VSA”. Để đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý, KTV phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán, phải cân nhắc khả năng an Giám đốc có thể khống chế kiểm soát và phải nhận thức đƣợc thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận. Trong
quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, KTV và DNKT phải:
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận
-Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã đƣợc đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp.
-Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã đƣợc xác định hoặc có nghi vấn trong quá trình kiểm toán.
Trong một số trƣờng hợp cụ thể, KTV có thể xem xét các tình huống sau: Khi kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, nếu gặp phải tình huống dẫn đến yêu cầu xem xét lại khả năng tiếp tục thực hiện công việc kiểm toán thì KTV phải: (a) Xác định trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý áp dụng trong tình huống đó, bao gồm trách nhiệm phải báo cáo với đối tƣợng đã chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có); (b) Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép; Khi KTV xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc thu thập đƣợc thông tin cho thấy có thể có hành vi gian lận thì KTV phải kịp thời trao đổi các vấn đề này với cấp quản lý thích hợp của đơn vị nhằm thông báo với những ngƣời có trách nhiệm chính trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ. Khi xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì kiểm toán viên phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có). Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép kiểm toán viên thực hiện việc báo cáo đó nhƣng trong một số trƣờng hợp, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên có thể cao hơn trách nhiệm bảo mật đó.
d. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 260 - Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hƣớng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC với Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán. Đoạn 9 của chuẩn mực này nêu rõ KTV và DNKT phải :
- Thông báo đầy đủ cho Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán về trách nhiệm của KTV và DNKT trong cuộc kiểm toán, phạm vi kiểm toán và thời gian thực hiện cuộc kiểm toán BCTC;
-Thu thập từ Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán các thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán;
-Kịp thời thông báo cho Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán các vấn đề đáng lƣu ý mà KTV biết đƣợc khi thực hiện cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm giám sát quá trình lập và trình bày BCTC của Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán;
-Tăng cƣờng hiệu quả trao đổi thông tin 2 chiều giữa KTV và DNKT với Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán.
Đoạn 16 quy định một số vấn đề KTV phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị, bao gồm:
- Nhận xét của KTV về khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị, bao gồm chính sách kế toán, ƣớc tính kế toán và các thông tin công bố trong BCTC. Nếu cần thiết, KTV cần giải thích cho Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán biết lý do tại sao KTV cho rằng công việc kế toán của đơn vị đã tuân thủ các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán có liên quan nhƣng chƣa hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị;
-Những khó khăn (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán;
đƣợc KTV trực tiếp trao đổi hay lập thành văn bản gửi an Giám đốc đơn vị