Một số kiến nghị khác nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 79 - 88)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Một số kiến nghị khác nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng

thể về sự tin cậy thấp do nghi ngờ trong việc lựa chọn các công ty kiểm toán cũng nhƣ áp lực của KTV phải đối mặt với Ban quản trị của công ty. Trong trƣờng hợp công ty thay đổi lựa chọn thay thế KTV thì cần giải trình và thảo luận về những thay đổi nhƣ vậy trong cuộc họp của Đại hội đồng và điều này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng và tăng cƣờng tính độc lập của KTV.Cần thiết phải tách bạch các dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ khác mà KTV có thể cung cấp.

- Tăng cƣờng các hoạt động thông tin và truyền thông giữa khách hàng và công ty kiểm toán cũng là một cách làm hiệu quả nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng.

Trƣớc khi thực hiện kiểm toán, khách hàng đƣợc kiểm toán cần trao đổi những vấn đề đang quan tâm và các thông tin về CTC cho đơn vị kiểm toán biết để hai bên làm việc với nhau trƣớc khi ký kết hợp đồng kiểm toán. Và trong quá trình kiểm toán, qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với KTV chính kèm theo những tài liệu trao đổi nhƣ Thƣ giải trình, Thƣ cam kết, Kế hoạch kiểm toán tổng thể, thƣ từ qua lại, hai bên cần chia tách rõ rằng trách nhiệm của mình để công việc kiểm toán đƣợc thực hiện suôn sẻ và đúng quy trình.

3.2.5. Một số kiến nghị khác nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán kiểm toán

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, chuẩn mực kiểm toán và cung cấp các biện pháp khắc phục vấn đề thiếu chuẩn mực theo các bước sau đây:

Xác định sự mong đợi của xã hội về nhiệm vụ của KTV cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên để xác định kỳ vọng hiện tại của xã hội vào KTV. Điều này sẽ cung cấp thông tin hữu ích mà từ đó các cơ quan quản lý

có những điều chỉnh luật hiện hành, đảm bảo pháp luật đƣợc duy trì một cách hợp lý phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Xem xét thƣờng xuyên pháp luật hiện hành (các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cũng nhƣ Luật Doanh nghiệp) để đảm bảo tính thích hợp và đúng đắn đồng thời nâng cao trình độ hành nghề kế toán và kiểm toán tại Việ Nam.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Tăng cƣờng các hoạt động kiểm soát chất lƣợng của hoạt động kiểm toán bằng cách gia tăng các cuộc thanh, kiểm tra thƣờng xuyên các công ty kiểm toán, kể cả công ty vừa và nhỏ nhằm đánh giá tính đúng đắn, nghiêm túc của hoạt động kiểm toán, đồng thời có những chế tài răn đe phù hợp với những công ty chƣa tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán khi hành nghề. Hội nghề nghiệp phải duy trì một hệ thống giám sát hoạt động của KTV. Mặc dù có các buổi huấn luyện nghề nghiệp bắt buộc và KTV phải tích lũy đủ điểm hàng năm nhƣng dƣờng nhƣ nó không có tính cƣỡng chế thi hành và các hình phạt của tổ chức nghề nghiệp đối với các thành viên không tuân theo. Vì vậy, việc huấn luyện và bồi dƣỡng nghề nghiệp cần phải mang tính cƣỡng chế cao hơn. Hội nghề nghiệp cũng có thể giám sát và giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng thông qua việc ban hành giấy phép hành nghề. Khi KTV sử dụng bằng để hành nghề, hội nghề nghiệp có thể đảm bảo khả năng của họ và có thể tổ chức hội thảo để giúp giải thích và giáo dục họ về những “vùng xám” các thủ tục kiểm toán mà có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc là nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng.

Từ lâu, vấn đề phí kiểm toán đã là một vấn đề lớn của nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Hiện nay, thị trƣờng kiểm toán tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài phí kiểm toán, một số doanh nghiệp kiểm toán còn đƣa ra các khoản hoa hồng để giữa khách hàng và điều này sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động kiểm toán vì để duy trì lợi nhuận và tính cạnh tranh, các

doanh nghiệp này sẽ giảm số lƣợng các thủ tục kiểm toán. Vì vậy, nên có một chuẩn mực quy định tối thiểu phí kiểm toán, điều này sẽ giúp kiểm soát hoạt động của các KTV mà chấp nhận mức phí thấp và thiếu thực hiện kiểm toán.

- Nâng cao và cải thiện hệ thống truyền thông và phản hồi giữa công chúng và hội nghề nghiệp để đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội lên nghề nghiệp kiểm toán.

- Mở rộng hoạt động đào tạo, huấn luyện nhắm nâng cao trình độ chuyên môn của các KTV .

Các tổ chức và hội nghề nghiệp cần nâng cao năng lực chuyên môn của kiểm toán viên thông qua việc thiết kế các chƣơng trình, hội thảo miễn phí và các hƣớng dẫn, phát triển các chƣơng trình đào tạo về kế toán và kiểm toán trong các trƣờng đại học, hỗ trợ học tập liên tục để cho các KTV để hiểu những thay đổi trong môi trƣờng kiểm toán và phản ứng nhanh với sự mong đợi và đáp ứng các nhu cầu hợp lý của cộng đồng tài chính, đồng thời giảm áp lực chính trị, xã hội để năng cao tính đốc lập của KTV. Vì đội ngũ nhân viên có trình độ là tài sản quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán nên cần phải có các chuẩn mực nghề nghiệp đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về trình độ học vấn của các KTV làm việc trong các công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, cần đào tạo liên tục cho các KTV nhằm nâng cao năng lực của KTV và đạt đƣợc chất lƣợng tốt hơn về kiểm toán để thu hẹp khoảng cách của ngƣời sử dụng BCTC vì họ sẽ cảm thấy rằng KTV thực sự có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt

Namnhằm giảm thiểu khoảng cách năng lực

Với sự tăng nhanh về số lƣợng công ty kiểm toán cũng nhƣ những hoạt động kiểm toán, việc tăng cƣờng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng kiểm toán từ bên ngoài của các cơ quan nhà nƣớc là hết sức cấp

thiết và quan trọng, có tác dụng hữu hiệu trong việc thu hẹp khoảng cách năng lực – khoảng cách kỳ vọng. Trên thực tế, hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán cần đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ và trên nhiều mặt để có thể kiểm soát chất lƣợng một cách toàn diện, tuy nhiên trong giới hạn đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ đề cập tới kiểm soát trên góc độ năng lực của kiểm toán viên và đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán để thực hiện mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu khoảng cách năng lực.

Trên lý thuyết, kiểm soát chất lƣợng kiểm toán tại doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam thông qua 3 cơ quan: Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc là hoàn toàn hợp lý và chặt chẽ, bởi lẽ mỗi cơ quan này sẽ có trách nhiệm với một đối tƣợng. Tuy nhiên, việc phối hợp thực hiện của ba cơ quan này cần hết sức chặt chẽ và đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cần phải có các hoạt động kiểm tra thƣờng niên, kiểm tra ngẫu nhiên đối với các công ty kiểm toán. Chính vì vậy, cần có phƣơng án hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lƣợng kiểm toán độc lập tại Việt Nam thông qua: i) Tăng cƣờng sự phối hợp, liên kết trong hoạt động của Vụ chế độ kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớcvà ii) xây dựng quy trình kiểm tra chất lƣợng của các công ty kiểm toán.

Đối với việc tăng cƣờng sự phối hợp, liên kết trong hoạt động của Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, các cơ quan này phải có kế hoạch, chƣơng trình rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cũng nhƣ hình thành các mối liên hệ trong hoạt động kiểm soát chất lƣợng

kiểm toán bao gồm các nội dung sau:

- Đối tƣợng kiểm tra: Tất cả các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán cho tổ chức niêm yết đều phải đƣợc tiến hành kiểm tra ít nhất 2 – 3 năm 1 lần. Việc lựa chọn các công ty kiểm toán đƣợc kiểm tra dựa trên phƣơng pháp ngẫu nhiên, bên cạnh đó, khi lựa chọn cần chú ý đến các vấn đề:

+ Doanh nghiệp kiểm toán mới thành lập. + Có sự tố giác về chất lƣợng kiểm toán

- Cơ quan thực hiện: Thực hiện quá trình kiểm tra cần có sự phối hợp giữa 3 cơ quan để hình thành nên ban kiểm tra trong đó:

+ Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc chịu trách nhiệm lên kế hoạch, danh sách các công ty kiểm toán cần đƣợc kiểm tra.

+ Vụ chế độ kế toán chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra chất lƣợng tổng thể của công ty kiểm toán.

+ VACPA chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra chất lƣợng kiểm toán viên của các công ty kiểm toán.

- Nội dung kiểm tra: Đứng trên góc độ nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng, nội dung kiểm tra cần chú trọng vào việc kiểm tra nhận thức, năng lực của kiểm toán viên về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, nhƣ đã biết, kiểm toán là dịch vụ tƣ vấn có giá trị pháp lý cao, chất lƣợng của dịch vụ là vô hình, không lƣợng hóa đƣợc và khó đánh giá ngay tại thời điểm hoàn thành. Vì vậy, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm toán hợp lý và hiệu quả:

+ Thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến Thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán: Xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên và của công ty kiểm toán, điều này thể hiện khá rõ qua tính

chuyên nghiệp của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán

+ Thoả mãn về sự đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ các qui định riêng của đơn vị: Sự thoả mãn của đơn vị đƣợc kiểm toán về giá trị gia tăng mà kiểm toán viên có thể cung cấp cho đơn vị

+ Báo cáo kiểm toán đƣợc lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong thƣ hẹn kiểm toán và chí phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp.

- Công bố kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm: Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính sẽ đƣa ra các kiến nghị, sửa đổi đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên sai phạm; nếu các tồn tại là nghiêm trọng thì cần có kế hoạch tái kiểm tra. Việc xử lý sai phạm tùy vào mức độ của các sai phạm. Đối với các công ty kiểm toán kém chất lƣợng cần có biện pháp hỗ trợ nhƣ tƣ vấn chuyên môn, biên soạn tài liệu hƣớng dẫn, đào tạo kết hợp với kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất và xử lý chặt chẽ các sai phạm.

- Kinh phí thực hiện kiểm tra: Kinh phí cho hoạt động kiểm tra sẽ đƣợc các công ty kiểm toán đóng theo dạng phí định kỳ hàng năm theo quy định. Mức phí này sẽ đƣợc Bộ Tài chính tính toán và quyết định

- Xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ nhà đầu tư tài Việt Nam

Chính vì những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính tại Việt Nam không có những kiến thức cần thiết về kiểm toán nên có nhiều hạn chế trong cách nhìn nhận về trách nhiệm, nhiệm vụ của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót, từ đó gây nên khoảng cách hợp lý. Chính vì vậy, việc đào tạo để nâng cao nhận thức và kiến thức về kiểm toán cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt là nhà đầu tƣ là một điều hết sức quan trọng, giúp cho hoạt động của thị trƣờng vốn trở nên hiệu quả và phản ánh tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế một cách trung thực nhất. Tuy nhiên, có thể triển khai trên diện rộng, cần

phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc thì các hoạt động này mới phát huy đƣợc tác dụng.

Từ những lý do đó, cần có phƣơng án xây dựng một hệ thống cấp chứng chỉ đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Mục đích của hệ thống này nhằm đƣa ra một mức chuẩn về trình độ và nhận thức của nhà đầu tƣ về kinh tế, tài chính vừa giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhà đầu tƣ, nhằm hạn chế sự mất cân bằng giữa các đối tƣợng tham gia thị trƣờng đặc biệt là hạn chế những nhận thức sai lệch về trách nhiệm và nhiệm vụ của kiểm toán viên. Chứng chỉ này hoạt động dựa trên nguyên tắc để thực hiện đƣợc những giao dịch có giá trị lớn hơn 500 triệu VNĐ thì nhà đầu tƣ buộc phải có chứng chỉ đƣợc tạm gọi là CFV (Chartered Financial Viet Nam), đƣợc thừa nhận trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan quản lý hệ thống chứng chỉ cần phải đƣợc quản lý bởi bộ Tài chính với chức năng chính là tổ chức các khóa học bồi dƣỡng kiến thức cho nhà đầu tƣ, cấp chứng chỉ và giám sát hệ thống chứng chỉ. Các hoạt động đào tao, bồi dƣỡng và thi để lấy chứng chỉ cần có sự tham gia hợp tác với các trƣờng đại học khối kinh tế ở Việt Nam nhƣ đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Tài chính, đại học Ngoại thƣơng nhằm đảm bảo chất lƣợng, tiếp theo đó các hoạt động giám sát cần có sự hợp tác của các công ty chứng khoán và cơ quan quản lý chứng chỉ thông qua hệ thống thƣơng mại điện tử nhằm đơn giản hóa và hạn chế chi phí.

Tuy nhiên, đối với các giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam thì hoạt động quản lý này hết sức khó khăn và tạo nên rào cản không cần thiết cho dòng vốn từ nƣớc ngoài, vì vậy những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể xếp vào trƣờng hợp đặc biệt mà mọi giao dịch đều không cần có chứng chỉ. Kinh phí cho hoạt động của cơ quan này từ hai nguồn chính là ngân sách nhà nƣớc, lệ phí do nhà đầu tƣ đóng góp khi tham gia các chƣơng trình.

Quá trình quản lý cần đƣợc đơn giản hóa, chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu điện tử nghĩa là mỗi nhà đầu tƣ sẽ đƣợc cấp mã số giao dịch trên thị trƣờng. Ngoài hoạt động cấp chứng chỉ cơ quan này còn hoạt động khác là đào tạo, tổ chức các khóa học cho nhà đầu tƣ. Ngoài ra, đào tạo qua các khóa học online giúp tiện kiệm thời gian và chi phí hơn cho ngƣời tham gia.

- Giáo dục nâng cao kiến thức của sinh viên ngành kinh tế

Từ thực trạng đối tƣợng sinh viên là một phần nguyên nhân gây nên khoảng cách hợp lý, việc nâng cao kiến thức của sinh viên về kiểm toán là vô cùng cần thiết. Các kiến thức cơ bản về kiểm toán là khá hữu ích cho sinh viên sau khi ra trƣờng, đặc biệt là sinh viên thuộc các ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán, giúp họ có đƣợc những nhìn nhận chính xác hơn về những báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, một công cụ vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích để đƣa ra quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên, tại một số trƣờng đại học kinh tế, môn Lý thuyết kiểm toán (bao gồm hầu hết các lý thuyết cơ bản về kiểm toán, trong đó có những kiến thức về trách nhiệm cũng nhƣ nhiệm vụ của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót) không phải là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 79 - 88)