Về phía kiểm toán viên và các công ty kiểm toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 75 - 77)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Về phía kiểm toán viên và các công ty kiểm toán

Dựa trên nghiên cứu của Epstein và Geiger (1994) liên quan đến khoảng cách kỳ vọng, Epstein và Hill (1995) tiếp tục nghiên cứu và đƣa ra kết luận rằng:

+ Nhà đầu tƣ với số tiền lớn thƣờng mong đợi vào mức độ đảm bảo liên quan đến gian lận và sai sót nhiều hơn so với kiểm toán viên có thể cung cấp.

+ Dƣờng nhƣ nhà đầu tƣ có một sự thiếu hiểu biết chung liên quan đến sự khác biệt về khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện một sai phạm do gian lận và sai sót.

+ Nhà đầu tƣ không nắm bắt đƣợc các khó khăn trong việc phát hiện các sai sót trọng yếu do gian lận, hay là chi phí để thực hiện điều đó.

Từ những phát hiện này, họ đã đƣa hai gợi ý để thu hẹp khoảng cách kỳ vọng mà tác giả cho rằng hai gợi ý này hoàn toàn hợp lý, đặc biệt là áp dụng tại môi trƣờng kinh doanh Việt Nam, đó là:

+ Kiểm toán viên cần phải giải thích cho công chúng về những hạn chế tiềm tàng và chi phí liên quan đến việc phát hiện các hành vi gian lận

+ Kiểm toán viên cần phải nỗ lực tăng cƣờng chất lƣợng trong dịch vụ kiểm toán của họ để cung cấp các các nhà đầu tƣ một mức độ đảm bảo cao hơn.

Ngoài ra, sau khi phỏng vấn một số ngƣời sử dụng BCTC, tác giả nhận đƣợc kết quả rằng, phần lớn ngƣời sử dụng BCTC gặp khó khăn khi đọc các

Báo cáo kiểm toán. Họ thƣờng bối rối trƣớc các thuật ngữ nhƣ “Sai sót trọng yếu”, “đảm bảo hợp lý”, “thử nghiệm cơ bản”, “ƣớc tính quan trọng” và “trình bày hợp lý”. Chính vì vậy, theo tác giả, cần mở rộng phạm vi và chú trọng chọn lọc từ ngữ trong CKT để thông báo cho ngƣời sử dụng về hoạt động thực tế của KTV.

Để góp phần thu hẹp khoảng cách do sự yếu kém trong năng lực của kiểm toán viên, việc tăng cƣờng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho các kiểm toán viên là điều hết sức cần thiết. Các yêu cầu về năng lực, tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là điều không thể thay thế: độc lập, chính trực, khách quan, có năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bí mật, tƣ cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đây là những nguyên tắc mang tính bắt buộc bởi nó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hiệu quả của một cuộc kiểm toán cũng nhƣ uy tín của công ty kiểm toán.

- Yêu cầu về tính độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hƣởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình, không đƣợc nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc (nhƣ bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) với những ngƣời trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, an Giám đốc, các trƣởng, phó phòng và những ngƣời tƣơng đƣơng) trong đơn vị đƣợc kiểm toán. Kiểm toán viên không đƣợc vừa làm dịch vụ kế toán (nhƣ trực tiếp ghi chép, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính) vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ đƣợc thì kiểm toán viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.

chuyên môn nghiệp vụ vững vàng về kế toán, hiểu biết chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp, đồng thời cần có kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hƣớng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế. Mặc khác, kiểm toán viên có trách nhiệm tự trau dồi kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, cập nhật các thông tin, chính sách tài chính kế toán có liên quan.

- Ngoài ra còn cần có một số các kỹ năng quan trọng nhƣ sau: + Kỹ năng tự tổ chức công việc

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm + Kỹ năng phân tích và tƣ duy logic + Kỹ năng xét đoán nghề nghiệp,…

Những kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lƣợng của hoạt động kiểm toán. Bản thân kiểm toán viên cũng cần có những biện pháp cụ thể, ý thức tự nâng cao năng lực bản thân, cần có kiến thức, sự hiểu biết tƣơng đối rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, khía cạnh để phục vụ cho nghề kiểm toán. Không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Và cuối cùng, cần thƣờng xuyên rèn luyện phẩm chất của một kiểm toán viên độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tƣ cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 75 - 77)