Tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 47 - 51)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến nền kinh tế

Khoảng cách kì vọng kiểm toán có liên quan trực tiếp đến kiểm toán viên, ngƣời sử dụng báo cáo tài chính, nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp, thậm chí là cả nền kinh tế. Khoảng cách kì vọng luôn tồn tại và không có cách nào có thể xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách kì vọng trong hoạt động kiểm toán. Một khoảng cách kì vọng nhỏ là điều chấp nhận đƣợc và gần nhƣ không ảnh

Nhận thức của KTV Nhận thức – Kỳ vọng của ngƣời sử dụng BCTC Khoảng cách kỳ vọng

hƣởng đến các hoạt động của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu khoảng cách kì vọng lớn sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bởi lẽ, khoảng cách kì vọng càng lớn chứng tỏ niềm tin của xã hội đối kết quả kiểm toán càng thấp, qua đó làm giảm uy tín và sự tin cậy đối với kiểm toán viên và tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi nhà đầu tƣ cảm thấy không còn tin tƣởng vào các công cụ phân tích để ra quyết định đầu tƣ nhƣ báo cáo tài chính, sẽ dẫn đến việc chuyển hƣớng dòng vốn đầu tƣ sang các kênh khác nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ… gây ra sự khan hiếm dòng vốn cho các doanh nghiệp. Trong một tình huống xấu hơn, khi các nhà đầu tƣ không còn mạnh dạn đƣa vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất sẽ đình trệ, gây mất cân bằng về cơ cấu vốn và đầu tƣ, tác động xấu đến nền kinh tế vĩ mô và tạo nên nhiều hệ lụy đối với xã hội.

Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng khi ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà đầu tƣ còn chạy theo tâm lí số đông, đầu tƣ theo kiểu đầu cơ. Thị trƣờng vàng, ngoại tệ tuy còn nhiều bất ổn và diễn biến khó lƣờng nhƣng lại là những kênh đầu tƣ hấp dẫn và mang lại lợi nhuận lớn. Chính vì thế việc thiếu hụt vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp khi khoảng cách kì vọng lớn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhƣ vậy, tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến nền kinh tế là rất lớn, khoảng cách này càng lớn thì tác động đến nền kinh tế càng lớn nên việc nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng để đƣa ra các biện pháp giảm thiểu là rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các vấn đề liên quan đƣợc nhận biết trong hơn 100 năm qua nhƣng thuật ngữ “khoảng cách kỳ

vọng” thì mới xuất hiện trong tài liệu kiểm toán từ những năm 1970. Đây đƣợc xem là một trong những hiện tƣợng phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung và nghề kiểm toán nói riêng. Đó chính là lý do nhiều nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, đặc biệt là sau hàng loạt các vụ bê bối tài chính diễn ra làm ảnh hƣởng nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào kiểm toán viên. Chƣơng 1 đã đƣa đến những cái nhìn cơ bản về bản chất sơ khai của kiểm toán. Đồng thời, trình bày các quan điểm hay khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Quan trọng, chƣơng 1 đã chỉ ra thành phần, cấu trúc, nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và ảnh hƣởng của khoảng cách đến nền kinh tế. Qua các nghiên cứu này, mặc dù có một vài sự khác biệt nhỏ về từ ngữ và nội dụng nhƣng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có thể khẳng định khoảng cách kỳ vọng là có tồn tại tại quốc gia nghiên cứu và 2 thành phần chính cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng đƣợc sự đồng thuận từ nhiều nhà nghiên cứu cho đến ngày hôm nay là khoảng cách hợp lý, khoảng cách hoạt động. Những cơ sở lý thuyết này là những tài liệu quan trọng tạo nền tảng vững chắc để ngƣời viết học hỏi để làm sáng tỏ đề tài này.

CHƢƠNG 2

GIẢ THIẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu chung của nghiên cứu có thể đƣợc tóm tắt qua hình 2.1 nhƣ sau:

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi

Thu thập dữ liệu Xử lý, phân tích dữ liệu Kết luận và báo cáo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 47 - 51)