7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Quan điểm của kiến nghị
Kết quả nghiên cứu ở các mục trên đã chỉ ra rằng có sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng khoảng cách kỳ vọng là luôn có và không thể san bằng. Tuy vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu là khoảng cách kỳ vọng tồn tại ở các trách nhiệm: đảm bảo tính chính xác của BCTC; lập BCTC cho khách hàng; phát hiện và ngăn chặn gian lận và sai sót; đảm bảo tình hình tài chính cho khách hàng và chịu trách nhiệm khi CTC đã đƣợc kiểm toán gây thiệt hại cho ngƣời sử dụng BCTC, tác giả đã thực hiện phỏng vấn một số đối tƣợng tham gia nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm đồng thời tham khảo các tài liệu nghiên cứu trƣớc nhằm thu thập ý kiến đƣa ra các kiến nghị để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng hiệu quả nhất.
Khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán là một hiện tƣợng sinh ra từ các đối tƣợng đó, nó ra đời và tồn tại song hành trong suốt quá trình phát triển của khoa học kiểm toán và kinh tế. Tóm lại, xét một cách đơn giản nhất, nguyên nhân gây nên khoảng cách kì vọng xuất phát trực tiếp từ hai đối tƣợng là kiểm toán viên và ngƣời sử dụng báo cáo tài chính; gián tiếp từ phía khách hàng đƣợc kiểm toán. Nhƣ vậy quan điểm của giải pháp đƣa ra là phải xuất phát từ nguyên nhân để đề xuất kiến nghị. cần giải quyết vấn đề từ các đối tƣợng gây ra khoảng cách này. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế tình hình hoạt động kiểm toán tại Việt Nam nói chung và hoạt động của nền kinh tế nói riêng vẫn còn đang trên đà phát triển, chất lƣợng của kiểm toán viên lẫn trình
độ của ngƣời sử dụng CTC chƣa đồng đều, quy trình kiểm toán vẫn còn nhiều bất cập…Do vậy, các kiến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán BCTC ở Việt Nam cũng cần phù hợp với những đặc điểm này.
Sau đây là một số đề xuất mà tác giả nêu ra nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán: