Khuôn mẫu lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 37 - 39)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Khuôn mẫu lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng

Nghiên cứu này đƣợc xây dựng dựa vào một số lý thuyết nhƣ sau:

- Lý thuyết đại diện (Agency Theory): Lý thuyết này phân tích mối quan hệ giữa 2 bên là chủ sỡ hữu - ngƣời sở hữu nguồn lực kinh tế và ngƣời đại diện - ngƣời chịu trách nhiệm sử dụng và kiểm soát nguồn lực này.Vấn đề đại diện gia tăng vì ngƣời đại diện có động cơ tƣ lợi mà mâu thuẫn với lợi ích của chủ sở hữu. Thêm vào đó, ngƣời đại diện thƣờng có thông tin nhiều hơn chủ sở hữu và chính thông tin không đối xứng này ảnh hƣởng bất lợi đến khả năng của chủ sở hữu trong việc giám sát hữu hiệu rằng liệu lợi ích của họ có đƣợc đảm bảo bởi ngƣời đại diện hay không. Chính nhu cầu giám sát đƣợc

Nhận thức của KTV Nhận thức – Kỳ vọng của ngƣời sử dụng BCTC Khoảng cách kỳ vọng Trách nhiệm của KTV

chính của KTV là xác định lại thông tin ngƣời đại diện cung cấp (để cung cấp dịch vụ đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của BCTC).

-Lý thuyết vai trò (Role Theory): Lý thuyết vai trò nhấn mạnh thực tế rằng trong công việc, con ngƣời luôn phải thực hiện một vai trò và giải thích nhận thức của con ngƣời về cách họ phải hành xử liên quan đến bối cảnh họ làm việc, đặc biệt liên quan đến sự tƣơng tác giữa họ với những ngƣời có thể bị ảnh hƣởng bởi năng lực của họ. Giám đốc, ban quản lý và xã hội luôn có những kỳ vọng về vai trò cá nhân và nếu các cá nhân đó làm theo những kỳ vọng này, họ sẽ thực hiện thành công vai trò của mình và ngƣợc lại. Việc thực hiện vai trò còn phụ thuộc vào bối cảnh tổ chức, sự chỉ đạo hoặc ảnh hƣởng từ cấp trên hoặc những bộ phận khác trong tổ chức và kỹ năng, thái độ, cá tính của cá nhân đó. Sự không tƣơng thích về vai trò là vấn đề chính giữa KTV nội bộ và kỳ vọng của công chúng. Khi kỳ vọng của công chúng mâu thuẫn hoặc khác với các chức năng giả định của mô hình vai trò thì sẽ gây ra khủng hoảng và mơ hồ dẫn đến việc thực hiện kém.

-Lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory): Lý thuyết này lập luận rằng chức năng chính của KTV trong xã hội xuất phát từ nhu cầu của chuyên gia và ý kiến độc lập dựa trên công việc của các KTV. Chức năng này bắt nguồn từ niềm tin mà xã hội đặt vào tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Do đó, niềm tin này là điều kiện cho sự tồn tại của chức năng kiểm toán, nếu niềm tin bị phản bội, chức năng đó cũng sẽ bị phá hủy và trở nên vô dụng. Lý thuyết cũng đƣa ra hai trƣờng hợp có thể làm niềm tin bị hủy hoại. Đó có thể là do xã hội kỳ vọng quá mức, vƣợt quá những gì mà KTV có khả năng thực hiện đƣợc. Ngƣợc lại, đó có thể là do KTV thiếu thực hiện. Trung tâm của lý thuyết này liên quan đến trách nhiệm xã hội của KTV độc lập và cơ chế đảm bảo của cuộc kiểm toán có thể đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các KTV phải thực hiện đầy đủ công việc để đáp ứng những kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 37 - 39)