Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 55 - 58)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát đƣợc chia làm 2 phần:

- Phần 1: Thông tin các nhân bao gồm những câu hỏi chung liên quan đến đối tƣợng khảo sát bao gồm:

+ Nghề nghiệp + Số năm làm việc

- Phần 2: Câu hỏi khảo sát

Các câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế dựa vào các nghiên cứu của Best at al (2001), Lin & Chen (2004),Vitalija (2011), tuy nhiên đã có một vài thay đổi cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Trƣớc khi gửi bảng thiết kế tới đối tƣợng khảo sát, tác giả đã gửi trƣớc bảng câu hỏi tới 8 đối tƣợng ngẫu nhiên bao gồm: 6 kiểm toán viên và 2 nhân viên ngân hàng. Mục đích của việc thử trƣớc bảng câu hỏi là nhằm tránh sự mơ hồ hay hiểu lầm cho đối tƣợng khảo sát khi đọc các câu hỏi. Sau khi nhận đƣợc phản hồi từ 8 đối tƣợng khảo sát, bảng câu hỏi đã đƣợc điều chỉnh một số điểm để hoàn thiện hơn.

Thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các thang đo đã đƣợc kiểm định của các nghiên cứu trƣớc. Qua nghiên cứu sơ bộ, thang đo đƣợc hiệu chỉnh từ ngữ các biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu, đặc điểm của môi trƣờng hành nghề kiểm toán tại Việt Nam: Thang đo của tất cả các câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ tƣơng ứng (theo mức độ đồng ý tăng dần):

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý

3: Không có ý kiến 4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

Để thuận tiện cho việc tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, các biến sẽ đƣợc mã hóa. Nội dung và cấu trúc bảng câu hỏi đƣợc thể hiện trong Bảng dƣới đây:

Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung Bảng câu hỏi khảo sát

STT Mã hóa Nội dung Tham chiếu

Phần 1: Thông tin các nhân 1 Nghề nghiệp

2 Số năm kinh nghiệm

3 Kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán

Phần 2: Câu hỏi khảo sát

A. Nhận thức về mục tiêu kiểm toán

1 TN1

KTV có trách nhiệm đƣa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có đƣợc lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu.

VSA số 200 đoạn 03

2 TN2

KTV có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của BCTC của công ty đƣợc kiểm toán

VSA số 200 đoạn 03

3 TN3

KTV có trách nhiệm đảm bảo công ty đƣợc kiểm toán tuân thủ tất cả những yêu cầu của pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

VSA số 200 đoạn 03

4 TN4

KTV có trách nhiệm giúp đỡ trong việc lập báo cáo tài chính cho công ty đƣợc kiểm toán

VSA 200 đoạn 04

B. Nhận thức về trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận và sai sót

5 TN5

KTV có trách nhiệm ngăn chặn tất cả các sai sót, gian lận và các hành vi trái pháp luật trong công ty đƣợc kiểm toán.

VSA 240 đoạn 04

6 TN6 KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các sai sót, gian lận và các hành vi trái pháp

VSA 240 đoạn 04

STT Mã hóa Nội dung Tham chiếu

luật trong công ty đƣợc kiểm toán.

7 TN7

KTV có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tất cả các hành vi lập báo cáo tài chính gian lận và biển thủ tài sản

VSA 240 đoạn A65

C. Nhận thức về độ tin cậy của báo cáo tài chính được kiểm toán

8 TN8

KTV có trách nhiệm đảm bảo tình hình tài chính của đơn vị kiểm toán là tốt nếu ý kiến trong báo cáo kiểm toán là chấp nhận toàn phần

VSA 200 và 700

9 TN9

KTV hoàn toàn chịu trách nhiệm khi báo cáo tài chính có sai sót gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ

VSA 240

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 55 - 58)