Một số bằng chứng về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 39 - 45)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Một số bằng chứng về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong

trong hoạt động kiểm toán trên thế giới

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán BCTC trên thế giới. Cơ sở cho các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán nằm trong các công trình chuyên đề của Lee (1970) và Beck (1974), những ngƣời đã nghiên cứu các công việc mà kiểm toán viên dự kiến sẽ thực hiện. Liggio (1974a) đã hình dung đƣợc sự thay đổi trong vai trò của kiểm toán viên ở giai đoạn đầu. Sau đó, ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Bảng 1.3. Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia trên thế giới

Quốc gia Tác giả

Mỹ Jakubowski và cộng sự (2002) Almer và Brody (2002) McEnroe và Martens (2001) Frank và cộng sự (2001) DeZoort và Lee (1998) Gramling và cộng sự (1996) Epstein và Geiger (1994) Anderson và cộng sự (1993) AICPA (1978) Baron và các cộng sự (1977) Anh Dewing và Russell (2002) Manson và Zaman (2001) Porter và Gowthorpe (2004) Humprey và cộng sự (1993) Úc Schelluch và Gay (2006) Deegan và Rankin (1999) Schelluch (1996) Monroe và Woodliff (1994) Low (1980)

Quốc gia Tác giả

New Zealand Porter (1993)

Saudi Arabia Haniffa và Hudaib (2007) Lebanon Sidani (2007)

Ai Cập Dixon và cộng sự (2006) Bangladesh Chowdury và cộng sự (2005)

Trung Quốc Lin và Chen (2004) ; Leung và Chau (2001)

Singapore

Best và cộng sự (2001) Koh và Woo (2001)

Low và các cộng sự (1988)

Malaysia Fadzly và Ahmad (2004) Lee và cộng sự (2007) Nam Phi Gloeck và De Jager (1993)

Ở Mỹ, Baron và các cộng sự (1977) đã kiểm tra mức độ trách nhiệm phát hiện của kiểm toán viên đối với các sai sót trọng yếu, gian lận và các hành vi bất hợp pháp. Họ cố gắng xác định xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào trong nhận thức liên quan đến việc phát hiện và trách nhiệm công bố giữa kiểm toán viên và những ngƣời sử dụng BCTC. Họ phát hiện ra rằng kiểm toán viên và những ngƣời sử dụng BCTC có niềm tin khác nhau về việc phát hiện và trình bày các sai phạm và các hành vi bất hợp pháp. Đặc biệt, những ngƣời sử dụng BCTC yêu cầu kiểm toán viên có trách nhiệm nhiều hơn trong việc phát hiện, báo cáo gian lận và các hành vi không tuân thủ pháp luật hơn là những gì mà kiểm toán viên cho rằng mình phải làm.

Ở Úc, Low (1980) đã kiểm tra khoảng cách kỳ vọng trên và kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: Mức độ phát hiện và trách nhiệm công bố sai sót, gian lận và các hành vi bất hợp pháp theo nhận thức của kiểm toán viên và những ngƣời sử dụng CTC đƣợc nghiên cứu hoàn toàn khác nhau.Nghiên cứu này cũng

nhất quán với nghiên cứu của Beck (1974) và Beck cho rằng những bên liên quan có kỳ vọng cao hơn về hoạt động kiểm toán hơn là những gì mà kiểm toán viên đang thực hiện.

Low và các cộng sự (1988) đã kiểm tra mức độ của khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và các nhà phân tích tài chính về 13 mục tiêu kiểm toán trong môi trƣờng Công ty khách hàng tại Singapore. Kết quả chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là đƣa ra ý kiến về BCTC.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc kiểm toán nhƣ là sự bảo đảm về tính chính xác về BCTC của một đơn vị. Hơn nữa, nhận thức của các nhà phân tích trong việc ngăn chặn và phát hiện sai phạm trọng yếu từ phía kiểm toán viên khắt khe hơn là những gì mà kiểm toán viên phải thực hiện.

Tại Anh, Humphrey và các cộng sự (1993) đã thực hiện cuộc điều tra để thu thập bằng chứng về ý kiến và nhận thức về kiểm toán từ nhiều nhóm ngƣời khác nhau. Hai thập kỷ sau khi nghiên cứu của Lee, Humphrey và cộng sự đã chỉ ra rằng có một sự hiểu lầm ở Anh về các chức năng kiểm toán là khác nhau so với nghiên cứu năm 1970. Humphrey đã thực hiện khảo sát một mẫu bao gồm KTV, ngƣời bị kiểm toán và những ngƣời sử dụng BCTC ở Anh để xác định ý kiến của họ về KTV và công việc của họ, đánh giá theo thang đo Likert 7 điểm. Tổng cộng có 2445 Bảng câu hỏi và có 935 phản hồi phục vụ cho phân tích. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về ý kiến cho rằng vai trò của KTV phải là đảm bảo rằng: là tất cả các gian lận đáng kể phải đƣợc phát hiện; công ty đƣợc điều hành một cách hiệu quả; các cơ quan có thẩm quyền phải đƣợc thông báo về bất kỳ sai sót đáng kể nào; và Bảng cân đối kế toán cung cấp một đánh giá hợp lý về công ty. Có 71% kiểm toán viên không cho rằng Bảng cân đối kế toán trình bày trung thực về tình hình tài chính, trong khi đó 51% Giám đốc tài chính và 81% những ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán lại có ý kiến ngƣợc lại. Nhóm nghiên

cứu đã nhận xét "Trong tất cả các trƣờng hợp, KTV nhận thấy vai trò của mình bị hạn chế hơn so với những gì mà các giám đốc tài chính hoặc các nhóm ngƣời sử dụng nhận thấy”.

Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của kiểm toán viên tại một số quốc gia cụ thể gây nên khoảng cách năng lực đƣợc liệt kê nhƣ sau:

Bảng 1.4. Bằng chứng Khoảng cách năng lực

Nghiên cứu của Porter (1993)

Nghiên cứu của Porter và Gowthorpe (2004)

Nghiên cứu của Lee, et al (1970).

Trình bày trong báo cáo kiểm toán hành vi biển thủ tài sản doanh nghiệp của nhà quản lí

Trong trƣờng hợp trách nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh không được quy định, kiểm toán viên cần báo cáo các hành vi trái pháp luật gây ra do nhà quản lí doanh nghiệp lên cơ quan thích hợp

Nhà quản lí thừa nhận hành vi trái với pháp luật gây nên ảnh hƣởng trực tiếp lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Phát hiện hành vi trái với pháp luật làm ảnh hƣởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của nhân viên trong công ty

Phát hiện các hành vi trái với pháp luật của nhân viên kiểm toán gây ảnh hƣởng lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đƣa ra ý kiển nghi nghờ về nguyên tắc hoạt động liên tục của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình bày trong báo cáo kiểm toán hành vi cố ý bóp méo các thông tin trong báo cáo tài chính

Trình bày trong báo cáo kiểm toán hành vi trái với phát luật ảnh huởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của công ty

Trong truờng hợp tránh nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh không đuợc quy định, kiểm toán viên cần báo cáo lên cơ quan thích hợp hành vi biển thủ tài sản công ty của nhà quản lí

Bảng 1.5. Bằng chứng Khoảng cách hoạt động

Nghiên cứu của Porter (1993)

Nghiên cứu của Porter và Gowthorpe (2004)

Nghiên cứu của Lee, et al (1970).

Đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính và công ty đƣợc kiểm toán có khả năng trả nợ

Đảm báo tính chính xác trong báo cáo tài chính

Chuẩn bị báo cáo tài chính. Đảm bảo tính đầy đủ và chính xác trong báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán

Báo cáo các sai phạm về luật thuế lên cục thuế nội địa và báo cáo hành vi trộm cắp tài sản doanh nghiệp của nhân viên thừa hành lên cơ quan luật pháp

Đảm báo khách hàng là một công ty vững trãi về

mặt tài chính

Xác minh mọi giao dịch kế toán

Trình bày trong báo cáotài chính hành vi trộm cắp tài sản doanh nghiệp của nhân viên thừa hành và hành vi trái pháp luật gây ảnh huởng trực tiếp lên báo cáo tài chính

Báo cáo cái sai phạm về luật thuế lên cục thuế nội địa

Ngăn ngừa gian lận và sai sót trong công ty

Phát hiện hành vi trái pháp luật gây ảnh hƣởng trực tiếp lên báo cáo tài chính của các viên chức trong công ty

Trong trƣờng hợp trách nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh đó không đƣợc quy định, kiểm toán viên cần báo cáo lên cơ quan thích hợp, về hành vi trộm cắp tài sản công ty của các nhân viên thừa hành

Phát hiện mọi gian lận và sai sót trong công ty

Nghiên cứu của Porter (1993)

Nghiên cứu của Porter và Gowthorpe (2004)

Nghiên cứu của Lee, et al (1970).

Kiểm tra và báo cáo tính trung thực về các thông tin phi tài chính, hiệu quả

và hiệu suất trong vấn đề quản lí công ty và xác minh mọi giao dịch của công ty được kiểm toán

Trình bày trong báo cáo kiểm toán hành vi trộm cắp tài sản của nhân viên

thừa hành

Lập hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ

Phát hiện các hành vi trái pháp luật gây ảnh hưởng trực tiếp lên báo cáo tài chính của các viên chức trong công ty

Kiểm tra và báo cáo tính hiệu quả và hiệu xuất trong vấn đề quản trị và hành chính của công ty Kiểm tra và báo cáo mức độ tin cậy của các thông tin tài chính đƣợc trình bày trong báo cáo thƣờng niên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu Đại học Ngoại Thương (2012)

Còn rất nhiều các bằng chứng khác về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các nƣớc khác nhau dựa trên những nghiên cứu của Vinten (2005) tại Anh và New Zealand; nghiên cứu của Swamy (2007) tại Ấn Độ … Các nghiên cứu này cũng chỉ ra có sự khác biệt trong cách nhìn nhận và hiểu biết giữa những ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán về các khía cạnh khác nhau nhƣ mục tiêu kiểm toán, vai trò của kiểm toán

viên, ý kiến kiểm toán, trách nhiệm phát hiện và báo cáo gian lận và sai sót, công bố và trình bày thông tin …

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 39 - 45)