GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 51 - 55)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Trên thực tế, sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán là điều hiển nhiên, tuy vậy, ngƣời ta vẫn mơ hồ chƣa nhận biết rõ về khoảng cách này, nên để nghiên cứu về khoảng cách này, tác giả xin đƣa ra các giả thiết của nghiên cứu nhƣ sau:

Theo Lee (1970), sau khi thực hiện nghiên cứu của mình về khoảng cách kỳ vọng tại Anh, ông thừa nhận rằng, nếu những ngƣời tham gia cuộc kiểm toán bao gồm KTV và nhà quản lý không có cùng chung nhận thức về mục tiêu kiểm toán thì các lợi ích từ một cuộc kiểm toán sẽ không đƣợc đánh giá cao và đáng tin cậy do thông tin tài chính đƣợc kiểm toán đã bị đặt sai chỗ. Low và các cộng sự (1988) đã kiểm tra mức độ của khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và các nhà phân tích tài chính về mục tiêu kiểm toán trong môi trƣờng kinh doanh tại Singapore. Kết quả chỉ ra rằng với mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là đƣa ra ý kiến về BCTC thì các nhà phân tích tài chính lại cho rằng mục tiêu của cuộc kiểm toán nhƣ là sự bảo đảm về tính chính xác về BCTC của một đơn vị.

Nghiên cứu của Beck (1973) tại Úc đã đƣa ra một bức tranh về khoảng cách kỳ vọng nhƣ sau: có đến 93% ngƣời kỳ vọng KTV phải đảm bảo không có gian lận xảy ra ; 71% ngƣời kỳ vọng KTV sẽ cảnh báo về tính không hữu hiệu trong điều hành của GĐ; 81% ngƣời kỳ vọng KTV sẽ đảm bảo đơn vị đƣợc điều hành tốt; 71% ngƣời kỳ vọng KTV sẽ đảm bảo ban giám đốc sẽ chỉ làm việc chỉ vì lợi ích công ty.

Đứng trƣớc những mong đợi từ phía ngƣời sử dụng BCTC, bản thân KTV sẽ cho rằng đó là những yêu cầu chƣa hợp lý, vƣợt quá tiêu chuẩn thực tế của hoạt động của kiểm toán viên khi đòi hỏi KTV phải có trách nhiệm đảm bảo BCTC hoàn toàn chính xác, phải đảm bảo không có gian lận xảy ra hay cảnh báo về tính không hữu hiệu trong điều hành của GĐ. ởi theo yêu

cầu của nghề nghiệp, ngƣời quản lý của công ty đƣợc kiểm toán mới là ngƣời hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo tài chính, kiểm toán viên chỉ cung cấp đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu, chỉ đƣợc yêu cầu để kiểm tra các giao dịch đƣợc lựa chọn, càng không có trách nhiệm đảm bảo khả năng quản lý hay khả năng tồn tại của công ty.

Từ đó, những mong đợi vƣợt tiêu chuẩn thực tế của mục tiêu kiểm toán của công chúng đối với KTV đã dẫn đến “khoảng cách kỳ vọng” nên để làm rõ khoảng cách kỳ vọng trong môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam, tác giả đƣa ra giả thiết thứ nhất nhƣ sau:

H1: Nhận thức của KTV và người sử dụng BCTC liên quan đến mục tiêu kiểm toán là khác nhau

Một vấn đề quan trọng liên quan đến trách nhiệm KTV là xác định nghĩa vụ của KTV trong việc phát hiện và báo cáo gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật từ phía nhân viên và cấp quản lý của công ty đƣợc kiểm toán (Lys và Watts, 1994). Khi nói đến việc gian lận của công ty, trách nhiệm của kiểm toán viên từ lâu đã là một phần quan trọng của khoảng cách kỳ vọng.

Khoảng cách liên quan đến vai trò của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận đã đƣợc chứng minh bởi rất nhiều tác giả (Humphrey và cộng sự, 1993; Epstein và Geiger, 1994; Lowe, 1994; Best và cộng sự, 2001; Lowe và Smith, 2001; McEnroe và Martens, 2001; Fadzly và Ahmad, 2004; Lin và Chen, 2004; Alleyne và Howard, 2005; Dixon và cộng sự, 2006; Haniffa và Hudaib, 2007; Sidani, 2007). Trong các nghiên cứu này, những vấn đề liên quan đến gian lận thƣờng đƣợc trình bày ngắn gọn trong các phát biểu nhƣ sau:

- “ Một KTV công chứng (CPA) phải chịu trách nhiệm phát hiện và báo cáo các sai sót và gian lận trong một hợp đồng kiểm toán” (Lin Haniffa và Chen, 2004).

- “Kiểm toán viên chịu trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận” ( est và cộng sự, 2001; Dixon và cộng sự, 2006), hay

- “Một trong những vai trò của kiểm toán viên độc lập là chủ động tìm kiếm các gian lận, bất kể lớn nhỏ nhƣ thế nào” (Sidani, 2007).

Haniffa và Hudaib (2007) đã đi vào chi tiết hơn, phân biệt giữa trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận trọng yếu, gian lận cấp quản lý và những thông tin tài chính bị sai lệch. Họ cũng điều tra quan điểm của kiểm toán viên và ngƣời sử dụng BCTC về việc liệu các gian lận đƣợc phát hiện có nên đƣợc công bố trong báo cáo kiểm toán, và liệu bất kỳ sự nghi ngờ nào về gian lận có cần đƣợc thông báo đến cho các đối tƣợng có liên quan hay không.

Thông qua các cuộc nghiên cứu có thể thấy các bên thứ ba mong muốn kiểm toán viên độc lập có thể xác nhận tính chính xác của các đối tƣợng kế toán đƣợc trình bày, và do đó, trong điều kiện này, họ muốn rằng mục tiêu của cuộc kiểm toán phải đạt đƣợc những yêu cầu nhƣ sau: (1) phát hiện các gian lận; (2) phát hiện các lỗi, sai sót về mặt kỹ thuật và (3) phát hiện những sai sót về nguyên tắc. Trong khi đó, các chuẩn mực kiểm toán thƣờng yêu cầu kiểm toán chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán sao cho có thể phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu. Từ đây, “khoảng cách kỳ vọng” về trách nhiệm của KTV đã hình thành và tồn tại. Để kiểm chứng điều này tại môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam, tác giả đề xuất giả thiết thứ hai để thực hiện kiểm định nhƣ sau:

H2: Nhận thức của KTV và người sử dụng BCTC liên quan đến trách nhiệm trong việc phát hiện gian lận và sai sót của KTV là khác nhau

Các cuộc kiểm toán BCTC độc lập giúp tăng cƣờng độ tin cậy của các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tƣ, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác theo quy định của pháp luật. Trên thị

trƣờng, các cuộc kiểm toán BCTC đáng tin cậy sẽ củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ. Trong nội bộ các tổ chức, các cuộc kiểm toán này làm tăng thêm sự hiểu biết của hội đồng quản trị và ban giám đốc về doanh nghiệp và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nhƣ vậy, mức độ tin cậy của BCTC đƣợc kiểm toán luôn là vấn đề cốt yếu đối với phản ứng của thị trƣờng do mức độ lan toả của thông tin, ảnh hƣởng tới nhiều đối tƣợng và cộng đồng nhà đầu tƣ. Vì vậy việc đảm bảo sự minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của các công ty này là điều hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, rất nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, ngƣời sử dụng CTC đặt niềm tin quá mức vào các CTC đã đƣợc kiểm toán, đặc biệt là các BCTC mà ý kiến trên báo cáo kiểm toán là chấp nhận toàn phần. Humphrey và các cộng sự (1993) thực hiện cuộc điều tra để thu thập bằng chứng về ý kiến và nhận thức về kiểm toán từ nhiều nhóm ngƣời khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng, 71% kiểm toán viên không cho rằng Bảng cân đối kế toán trình bày trung thực về tình hình tài chính, trong khi đó 51% Giám đốc tài chính và 81% những ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán lại có ý kiến ngƣợc lại. Nhƣ vậy, cho dù thực hiện kiểm toán, nhƣng các KTV vẫn giữ một thái độ trung lập, trong khi đó, ngƣời sử dụng BCTC lại đặt niềm tin quá mức.

Dựa vào lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory), khi mà trung tâm của lý thuyết này liên quan đến trách nhiệm xã hội của KTV độc lập và cơ chế đảm bảo của cuộc kiểm toán có thể đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Tác giả cho rằng việc làm rõ nhận thức về độ tin cậy của BCTC giữa KTV và ngƣời sử dụng CTC là điều quan trọng trong việc đo lƣờng khoảng cách kỳ vọng, tác giả đƣa ra giả thiết thứ ba nhƣ sau:

H3: Nhận thức của KTV và người sử dụng BCTC liên quan đến độ tin cậy của BCTC đã được kiểm toán là khác nhau.

Hình 2.2. Các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 51 - 55)