Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 45 - 47)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Khoảng cách kỳ vọng đƣợc hình thành từ nhiều yếu tố. Đó có thể là niềm tin quá lớn của xã hội vào việc kiểm toán viên luôn tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực, quy tắc kiểm toán và đảm bảo hoàn toàn tính chính xác của báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán. Vẫn có nhiều quan điểm cho rằng vai trò của kiểm toán viên là phát hiện tất cả các sai sót và gian lận, thực tế công việc chính của kiểm toán là thu thập và đánh giá các thông tin kinh tế chứ không phải là tìm ra sai phạm. Bên cạnh đó, khoảng cách kỳ vọng cũng có thể sinh ra từ các yếu tố chủ quan của kiểm toán viên nhƣ việc không tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực kiểm toán hay năng lực hạn chế. Xét trên tổng thể thì khoảng cách kỳ vọng sinh ra trong sựtƣơng tác của kiểm toán viên và những đối tƣợng sử dụng báo cáo kiểm toán nhƣ nhà đầu tƣ, cổ đông…thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc kiểm toán. Sự tƣơng tác đó diễn ra trong môi trƣờng vĩ mô bao gồm các thể chế kinh tế, chính trị và môi trƣờng vi mô bao gồm môi trƣờng kinh doanh, tài chính… Khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán là một hiện tƣợng sinh ra từ các đối tƣợng đó, nó ra đời và tồn tại song hành trong suốt quá trình phát triển của khoa học kiểm toán và kinh tế. Tóm lại, xét một cách đơn giản nhất, nguyên nhân gây nên khoảng cách kì vọng xuất phát trực tiếp từ hai đối tƣợng là kiểm toán viên và ngƣời sử dụng báo cáo tài chính; gián tiếp từ phía đối tƣợng đƣợc kiểm toán.

Về phía kiểm toán viên, do dịch vụ đƣợc các công ty kiểm toán cung cấp chƣa hoàn hảo. Sự thiếu hoàn hảo thể hiện qua hai khía cạnh, về phía kiểm toán viên đƣợc cho là đủ năng lực và độc lập, có đủ phẩm chất tƣ cách đạo đức, tuy nhiên khi các nhân tố này bị vi phạm sẽ là một nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng. Hơn nữa, kiểm toán chỉ là quá trình xác nhận

tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khách hàng dựa trên những thông tin họ cung cấp. Mỗi cuộc kiểm toán thƣờng chỉ diễn ra trong một phạm vi nhất định, hay nói cách khác, kiểm toán viên luôn thực hiện kỹ thuật chọn mẫu trong quá trình thực hiện công việc của mình. Do không thể thực hiện kiểm toán 100% các nghiệp vụ nên hoạt động kiểm toán luôn luôn tồn tại những rủi ro. Bên cạnh đó, về phía tác động của yếu tố môi trƣờng kinh doanh , pháp luật và chuẩn mực kiểm toán chƣa đạt đƣợc yêu cầu hợp lý của nghề nghiệp và xã hội.

Về phía người sử dụng BCTC thì BCTC là một công cụ rất quan trọng trong quá trình đƣa ra quyết định, trong trƣờng hợp các bản báo cáo chứa đựng những sai sót thì rõ ràng cần có ngƣời phải chịu trách nhiệm về những sai sót này, mà những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính thƣờng cho rằng đây là lỗi của kiểm toán viên. Trên thực tế, nhiều ngƣời sử dụng BCTC thƣờng kỳ vọng rằng: KTV phải đảm bảo báo cáo kiểm toán ở mức chính xác hay KTV phải đƣa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp…. Nhƣng một cuộc kiểm tra thƣờng không thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu trên do những hạn chế tiềm tàng của kiểm toán và sâu xa hơn là khía cạnh kinh tế của vấn đề. Hơn nữa, sự không am hiểu về ngành nghề kiểm toán và đặc biệt là khái niệm trọng yếu trong kiểm toán cũng là nguyên nhân gây nên khoảng cách kỳ vọng.

Về phía đối tượng được kiểm toán, có thể xảy ra sự thông đồng trong trách nhiệm của kiểm toán viên với gian lận, doanh nghiệp cố tình che giấu các gian lận với động cơ là lợi ích kinh tế gây nên những sai lệch trong thông tin kinh tế.

Cũng theo Salehi (2007), dựa trên nghiên cứu của mình về các thành phần cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, ông tổng hợp các lý do hình thành nên khoảng cách kỳ vọng nhƣ sau:

Kỳ vọng hợp lý về hoạt động của kiểm toán Kỳ vọng hợp lý về chuẩn mực Kỳ vọng không hợp lý Kỳ vọng quá nhiều vào hoạt động của kiểm toán Kỳ vọng quá nhiều vào tiêu chuẩn Thiếu nhận thức, thông tin của ngƣời sử dụng.

Lý do của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

- Thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán - Lợi ích cá nhân và lợi ích kinh tế của KTV

- Kiểm toán viên thiếu năng lực

- Kiểm toán viên không độc lập.

- Việc thông tin kém cảu KTV

- Việc thiếu tiêu chuẩn. - Việc tồn tại những tiêu chuẩn không đầy đủ liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán trong việc phát hiện gian lận và hành vi vi phạm pháp luật.

- Việc thiếu hiểu biết của ngƣời sử dụng kiểm toán.

- Sự mong đợi vƣợt quá mức cần thiết của ngƣời sử dụng đối với hoạt động của kiểm toán.

- Sự thiếu trình bày, diễn đạt của ngƣời sử dụng.

- Sự thiếu nhận thức của ngƣời sử dụng về nhiệm vụ và giới hạn của kiểm toán.

- Sự mong đợi vƣợt quá của ngƣời sử dụng đối với tiêu chuẩn.

Hình 1.3. Lý do làm xuất hiện khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán (Salehi, 2007)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam (Trang 45 - 47)