Những tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Những tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được, HTKSNB tại Sacombank vẫn còn tồn tại những mặt nhược điểm, những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như

sau:

- Số lượng cán bộ làm công tác KSNB là 76/1.280 nhân sự, tương ứng tỷ lệ 5,9% là còn quá thấp so với quy mô & đặc thù địa lý, hoạt động của Khu vực Bắc Trung Bộ. Trong khi đó, khối lượng công việc nhiều & địa bàn hoạt động quá rộng lớn, thời gian di chuyển nhiều cũng đã gây nên tình trạng quá tải công việc đối với đội ngũ CBNV làm công tác KSNB. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kiểm tra tại khu vực & các chi nhánh chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công tác KSNB, còn thiếu kiến thức về kiểm toán & luật; công tác đào tạo & tự đào tạo của đội ngũ trên còn nhiều hạn chế về số lượng và nội dung đào tạo.

- Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Việc nhận dạng rủi ro tại Sacombank chủ yếu chú trọng đến các sự việc đã xảy ra trong quá khứ, gây ra tổn thất cho ngân hàng mà chưa chú trọng đến các rủi ro tiềm tàng, chỉ khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng mới đưa ra những đánh giá và các biện pháp phòng ngừa. Đến thời điểm hiện tại, Sacombank vẫn chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho danh mục tín dụng và RRVH có thể xảy ra. Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống.

- Công tác tuân thủ quy định cho vay, giám sát và quản lý vốn vay chưa chặt chẽ, kịp thời làm nảy sinh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao. Đặc biệt với đặc thù bán lẻ, địa bàn cho vay trải rộng từ thành thị đến vùng nông thôn, miền núi & kể cả vùng biên giới giáp Lào đã khiến công tác thẩm định khách hàng vay càng khó khăn hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian & công sức cho công tác thẩm định và quản lý khách hàng nhưng vẫn không thể

tránh khỏi việc cập nhật thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng không kịp thời, đầy đủ. Các đơn vị chưa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá lại tài sản đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật thường xuyên tình trạng tài sản cũng như giá trị thị trường dẫn đến một số trường hợp nợ quá hạn không thu đủ vốn do giá trị TSĐB giảm sâu.

- Các chi nhánh chỉ tập trung vào công tác KSNB mà chưa chú trọng vào công tác chỉnh sửa, phúc tra kết quả sau kiểm tra. 30% các sai sót ghi nhận trong các kỳ kiểm tra là các sai sót lặp lại của các kỳ kiểm tra trước. Điều này cho thấy việc chủ động phòng ngừa, hạn chế các sai sót phát sinh chưa được quan tâm đúng mức; chỉ sau khi bị kiểm tra phát hiện, ghi nhận mới thực hiện việc chỉnh sửa bổ sung. Công tác chỉ đạo khắc phục các lỗi sau kiểm tra chưa nghiêm túc & quyết liệt, chưa quy định thời gian hoàn thành việc chỉnh sửa & chưa ghi nhận trách nhiệm cá nhân trong các sai sót. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại các lỗi lặp đi lặp lại thường xuyên trong các kỳ kiểm tra.

- Hoạt động của P KSRR tại các chi nhánh chưa đảm bảo được tính độc lập khách quan tuyệt đối do Phòng này vẫn trực thuộc chi nhánh, thuộc sự quản lý điều hành của Ban Giám Đốc Chi nhánh; mọi hoạt động đoàn thể, quyền lợi thi đua của Phòng KSRR đều gắn liền với kết quả kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy, công tác kiểm soát hoạt động tại chi nhánh & trách nhiệm báo cáo trung thực, kịp thời của Phòng KSRR đôi khi chưa phát huy được hiệu quả của công tác KSNB tại các chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 72 - 74)