KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

NỘI BỘ TẠI SACOMBANK – KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Căn cứ trên các cơ sở và mục tiêu, định hướng trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong giới hạn luận văn nghiên cứu xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ.

3.2.1. Khuyến nghị đối với Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ

a. Nghiên cứu triển khai hệ thống cảnh báo sớm rủi ro và từng bước chuẩn hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Để từ đó ngân hàng có những định hướng trong việc đầu tư, quản lý danh mục cho vay, đồng thời có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa, kiểm sóat được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy rằng việc triển khai giải pháp này không hề dễ dàng, đòi hỏi thời gian, tốn kém nhiều chi phí và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để làm được điều này, Sacombank phải thực hiện từng bước, từng bước, bắt đầu từ cái dễ, cái có thể thực hiện đuợc cả định tính và định lượng sao cho phù hợp nhất. Có thể chia nhóm giải pháp này thành những biện pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường khả năng nhận dạng các rủi ro tiềm tàng

Với quy trình nhận biết rủi ro tại Sacombank hiện nay chỉ mới chú trọng đến các sự kiện đã xảy ra, chưa đi sâu phân tích các sự kiện tiềm tàng có thể gây ra rủi ro. Vì vậy để nâng cao việc nhận dạng các rủi ro tiềm tàng thì tại Hội sở, phòng Quản lý rủi ro có thể thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô hoặc tham gia trực tiếp vào Hội đồng xét duyệt tín dụng các hồ sơ lớn. Ngoài ra, thông qua hoạt động giám sát từ xa, Phòng QLRR có thể thu thập thông tin các giao dịch bất thường tại các CN/PGD để nhận diện rủi ro.

Tất cả những phân tích được thống nhất và tổng hợp lại thành “Báo cáo nhận định rủi ro” gửi đến Ban lãnh đạo ngân hàng & thông tin đến các CN/PGD tham khảo, rút kinh nghiệm.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Để kịp thời phát hiện ra các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, Sacombank cần tiến hành xây dựng 1 hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Trong đó cần cụ thể hóa công việc của các bộ phận trong việc phát hiện rủi ro. Cụ thể:

+ Định kỳ hàng tháng, mỗi CVKH phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ vay do mình phụ trách cho Trưởng phòng hoặc PGĐ phụ trách tín dụng. Khi khách hàng vay có vấn

đề về khả năng trả nợ, những cảnh báo sớm là rất cần thiết để tối đa hoá hiệu quả khi tiến hành các biện pháp khắc phục và giảm thiểu những khoản nợ xấu. Việc giám sát nợ là đặc biệt quan trọng khi khoản cho vay đó đến kỳ trả hoặc quá hạn trả nợ, hay khi các điều khoản trong khế ước cho vay, như điều kiện của tài sản bảo đảm và các chỉ tiêu tài chính tối thiểu bị vi phạm. Khi CVKH phát hiện ra một khoản cho vay gặp vấn đề, cần tiến hành những công việc như: phân tích thêm về vấn đề mà khách hàng vay gặp phải; thảo luận với bộ phận xử lý nợ và với cấp trên; thu thập thông tin về toàn bộ những nguy cơ có thể xảy ra đối với khách hàng vay; tiến hành giám sát hoạt động của khách hàng vay hàng ngày; xem xét lại hồ sơ vay nợ, các khoản đảm bảo và bảo lãnh; nghiên cứu khả năng yêu cầu thêm tài sản bảo đảm nếu khoản cho vay chưa được đảm bảo. Những khoản tín dụng được Hệ thống cảnh báo sớm phát hiện là có vấn đề cần phải được giám sát nhiều hơn. Danh sách này cần được cập nhật trong toàn hệ thống và được báo cáo Ban Tổng giám đốc.

+ Tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ, tổ thẩm định khu vực có trách nhiệm nghiên cứu về môi trường kinh doanh, các ngành nghề, cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội để kịp thời cảnh báo hạn chế cho vay, ngưng cho vay đối với các lĩnh vực có xu hướng kém an toàn. Hiện tại việc thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm như: bất động sản, cho vay kinh doanh sắt thép, cho vay thuỷ hải sản còn sơ sài và một số bất cập vẫn tồn tại như: chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của ngân hàng; các phân tích mới chỉ đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa được phân tích trên mối tương quan với những ngành khác trong danh mục; hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong toàn bộ danh mục tại khu vực cần thiết phải được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện

hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những khuyến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ của các ngành, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp như mở rộng quy mô sản phẩm trên một khu vực địa lý nếu dòng sản phẩm đó mang lại lợi nhuận cao, rủi ro ở mức độ chấp nhận được.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thực tế việc ứng dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng cho thấy rằng nếu chỉ áp dụng mô hình định tính như xếp hạng tín dụng nội bộ, thì rủi ro tín dụng không được đo lường một cách rõ ràng, không tính được sự ảnh hưởng của vốn và các biến vĩ mô, rủi ro không được dự báo chính xác, nếu chỉ áp dụng mô hình định lượng thì trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu không dựa vào yếu tố kinh nghiệm không xác định rõ được mức rủi ro, do đó, cần phải có sự kết hợp cả mô hình định tính và định lượng.

Về lâu dài, để có thể đánh giá rủi ro tín dụng, Sacombank cần kết hợp cả mô hình định lượng vào việc xác định rủi ro theo Basel là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB. Hàng loạt câu hỏi từ phức tạp như với mức độ chấp nhận rủi ro hiện thời thì mức sinh lời mà ngân hàng có thể kỳ vọng từ tổng thể danh mục tín dụng là bao nhiêu, chiến lược rủi ro tín dụng nên được xây dựng với tốc độ phát triển trong thời gian tới là bao nhiêu, đầu tư vào ngành hàng nào, nhóm khách hàng nào để tăng hiệu quả sinh lời, đến đơn giản hơn như ngân hàng có nên cho vay khách hàng đó không, cho vay với lãi suất bao nhiêu để có thể bù đắp đủ rủi ro… phần nào được trả lời xác đáng hơn nhiều. Theo đó việc đo lường rủi ro tín dụng được dựa trên viêc đo lường 3 yếu tố cấu thành đó là:

EL = EAD x PD x LGD (Basel II)

Trong đó:

- PD (Probability of default): Xác xuất vỡ nợ của khách hàng/ngành đó bao nhiêu.

- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

- EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ).

Với PD, LGD và EAD hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD hàng chục, hàng trăm nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dung cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó. Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện.

b. Tăng cường kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với hoạt động cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay sau giải ngân

Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay nhằm đảm bảo hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả; hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy; đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ theo các quy định, các cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành. Nếu nhận thức không đúng tầm quan trọng của công tác này, CVKH và lãnh đạo đơn vị có thể che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác. Đồng thời sẽ không phân tích và đánh giá được các rủi ro tín dụng khi cho vay. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và gây ra những rủi ro. Vì vậy cần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho CVKH nói riêng và toàn bộ CBNV nói chung về sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như việc tuân thủ các văn bản tín dụng đã ban hành để hoạt động cho vay hiệu quả và an toàn. Tăng trưởng tín

dụng phải song song với chất lượng công tác tín dụng được nâng cao.

CVKH thực hiện thẩm định khách hàng khi đã nhận được đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn theo đúng quy định/ có cam kết sẽ bổ sung đầy đủ của khách hàng. Hạn chế các trường hợp giải ngân cho khách hàng nhưng hồ sơ chưa đầy đủ, vì khi khách hàng nhận tiền vay thì khó yêu cầu khách hàng bổ sung các chứng từ còn thiếu.

- Thẩm định: đây là khâu quan trọng nhất đối với quyết định cho vay vì việc thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn trả vốn vay. CVKH phải thẩm định khách hàng, xem xét dự án theo nhiều khía cạnh khác nhau: tính khả thi của dự án ( nếu trong thời gian đầu dự án chưa thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp có nguồn thu nào khác để trả nợ không), tình hình thị trường đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động( giá cả, đánh giá của thị trường đối với sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm…). Đồng thời CVKH phải nắm được những một số thông tin tài chính của khách hàng như số dư tiền mặt, số dư tiền gửi ngân hàng, tình hình giao dịch, uy tín trả nợ của khách hàng với ngân hàng… Bên cạnh đó Sacombank phải luôn chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các CVKH về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay để xác định đúng nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro và kiểm tra đúng đắn việc sử dụng vốn vay.

- Xét duyệt: Căn cứ vào báo cáo thẩm định của CVKH, ban tín dụng phải xét duyệt đúng thẩm quyền, hạn mức đã quy định, nhận tài sản đảm bảo theo danh sách tài sản đảm bảo được phép nhận, cho vay đúng đối tượng, theo đúng các sản phẩm đã ban hành, với số tiền vay phù hợp với nhu cầu vay vốn (không nên tài trợ 100% nhu cầu vay vốn mà yêu cầu khách hàng

phải dùng vốn tự có để tham gia một phần vào nhu cầu vốn vay), phương thức trả vốn và lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. .. Đối với các trường hợp vượt/không được phép phán quyết cấp tín dụng của ban tín dụng đơn vị thì phải trình hồ sơ về cấp cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm: cần phải kiểm tra chặt chẽ các thông tin trên hợp đồng để hạn chế thấp nhất các sai sót trên các hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch đảm bảo. Việc soạn các hợp đồng trên thông qua 1 webiste nội bộ (phần mềm LOS), mẫu biểu được mặc định sẵn trên LOS & P KSRR chỉ cần nhập liệu các thông tin riêng của khách hàng nhằm hạn chế tối đa các sai sót do khâu soạn thảo hồ sơ. Đồng thời người đại diện ngân hàng ký kết trên các hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan trên hợp đồng.

- Giải ngân: Phòng KSRR cần kiểm tra đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, số tiền trên chứng từ phải phù hợp với số tiền giải ngân, phù hợp với mục đích vay vốn… để tránh trường hợp giải ngân sai mục đích, sai đối tượng.

Khi ngân hàng giải ngân, khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi sau cho vay nhằm mục đích: - Đảm bảo cho ngân hàng hiểu rõ hiện trạng tài chính của khách hàng vay;

- Đảm bảo rằng tất cả các khoản cho vay đều tuân thủ các hợp đồng tín dụng;

- Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng;

- Đảm bảo rằng khách hàng trả nợ đúng hạn, và có biện pháp thích hợp kịp thời trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ và đúng hạn;

- Đảm bảo rằng lưu chuyển tiền tệ của các khách hàng vay đáp ứng được yêu cầu về trả nợ vay;

- Đảm bảo rằng tài sản bảo đảm, nếu có, là đầy đủ với tình trạng tài chính hiện tại của khách hàng vay;

- Kịp thời xác định và phân loại các khoản tín dụng có vấn đề.

Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng giữa kỳ vọng của dự án và thực tế còn một khoảng cách, do đó khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thể xảy ra. Như phần 2 của luận văn đã đề cập, mặc dù Sacombank có ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn kiểm soát sau cho vay, tuy nhiên công tác này tại Sacombank – khu vực Bắc Trung Bộ vẫn còn chưa đồng bộ trong khi chưa có cơ chế kiểm soát lại. Hoặc nếu có thực hiện thì qua loa, đối phó, dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng như mục đích kê khai ban đầu, hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, có khi khách hàng đã ngừng hoạt động trong một thời gian dài nhưng các đơn vị cho vay vẫn không hề hay biết. Đến khi thu hồi nợ, xử lý tài sản thì phát hiện khách hàng đã thế chấp tài sản tại đơn vị khác, hoặc tài sản bị tẩu tán (đối với tài sản là động sản, kho hàng…) cũng như vấn đề tranh chấp, xuống cấp, giá trị thu hồi thấp…

Theo đó Sacombank cần theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng trên các khía cạnh sau:

- Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại ngân hàng, nắm vững theo sát tình hình sử dụng vốn vay của KH xem việc sử dụng vốn có hiệu quả không?

- Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ

- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng.

- Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay

- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác

- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

Sau mỗi lần kiểm tra CVKH phải tiến hành phân tích và thiết lập báo cáo với lãnh đạo về tình hình, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ. Việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 82)