HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG SACOMBANK –

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG SACOMBANK –

3 năm 2015-2017

(ĐVT: Tỷ đồng)

Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thu lãi thuần 467.4 449.3 553.0

Thu thuần dịch vụ 67.7 78.7 104.0

Thu thuần ngoại hối 8.4 8.5 10.1

Chi phí điều hành 216.8 241.2 276.0

Lợi nhuận trước DPRR 330.4 298.2 391.1

DPRR 17.7 49.9 25.1

Lợi nhuận trước thuế 312.7 248.4 366.0

(Nguồn: Văn phòng khu vực BTB)

Lợi nhuận của KV năm 2017 ước đạt 366 tỷ đồng, tăng mạnh 118 tỷ đồng, tương đương 47%.

2.2. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG SACOMBANK – KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ – KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

2.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường kiểm soát nội bộ

- Quan điểm điều hành của Ban lãnh đạo

Để đảm bảo kiểm soát tốt hoạt động ngân hàng, tuân thủ các tỷ lệ an toàn và tăng trưởng bền vững; bên cạnh việc kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vốn là nguồn thu truyền thống, ban lãnh đạo Sacombank KV Bắc Trung Bộ

đặt mục tiêu tăng cường kiểm soát hoạt động tiền gửi & các nghiệp vụ phi tín dụng (dịch vụ, ngoại hối..) nhằm hạn chế tối đa việc chiếm dụng tài khoản của khách hàng.

Nội dung định hướng trọng tâm của công tác kiểm tra kiểm soát được thể hiện qua bảng thống kê các cuộc kiểm tra tại Sacombank – khu vực Bắc Trung Bộ như sau:

Bảng 2.4. Số lượng các cuộc kiểm tra qua các năm 2015 – 2017

ĐVT: Lần Năm SL ktra tiền gửi SL ktra tiền vay SL ktra dịch vụ SL ktra ngoại hối SL ktra kho quỹ Tổng cộng 2015 9 9 9 9 9 45 2016 11 11 15 15 20 72 2017 11 11 20 18 22 82

(Nguồn: Báo cáo văn phòng Khu vực Bắc trung bộ)

Có thể thấy số lượng các cuộc kiểm tra tăng dần qua các năm & tập trung tăng số lượng các cuộc kiểm tra dịch vụ (tăng dần đều) và an toàn kho quỹ; số lượng các cuộc kiểm tra ngoại hối cũng tăng nhiều hơn so với 2 mảng truyền thống là tiền gửi & tiền vay.

Công tác lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện ngay từ đầu năm tại VPKV & từng chi nhánh. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề & cụ thể tại từng chi nhánh/phòng giao dịch theo từng tháng/quý. Việc điều chỉnh kế hoạch kiểm tra được rà soát sau 6 tháng đầu năm & trình Ban Kiểm soát duyệt kế hoạch điều chỉnh/bổ sung 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Sacombank còn có chính sách Giám Đốc lưu động/Trưởng Phòng giao dịch lưu động được thực hiện khi GĐCN/Trưởng PGD nghỉ phép thường niên bắt buộc (theo quy định là 20 ngày/lần/năm) để rà soát lại toàn bộ hoạt động của đơn vị đó & báo cáo Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát & Tổng Giám Đốc. Tại các chi nhánh, công

tác tự kiểm tra chấn chỉnh phải được lên kế hoạch từ đầu năm & phải có báo cáo đánh giá toàn diện sau khi kết thúc tháng tự kiểm tra chấn chỉnh thường niên (tháng 8 hàng năm) gửi Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát & Ban Tổng Giám Đốc.

- Mô hình tổ chức bộ máy KSNB

Sacombank đã xây dựng và luôn quan tâm hoàn thiện HTKSNB đáp ứng với yêu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của ngân hàng. Ban Kiểm soát thực thi nhiệm vụ thông qua mô hình kiểm soát 3 cấp: Ban Kiểm soát - Kiểm toán nội bộ - Tổ Kiểm tra khu vực nhằm đạt được các mục tiêu giám sát đã đề ra. Sơ đồ 2.2 mô tả tóm tắt mô hình kiểm soát 3 cấp tại Sacombank.

Hình 2.2. Mô hình tổ chức kiểm soát 3 cấp

Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ tại Sacombank – KV Bắc Trung Bộ

Bộ máy quản lý kiểm soát nội bộ tại NHTMCP Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ được tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của Giám đốc

Khu vực, theo Quyết định số 128/2017/QĐ-HĐQT ngày 27/09/2017 của Hội đồng quản trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc Khu vực chịu trách nhiệm đầu tiên, toàn bộ và cuối cùng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ tại Khu vực, quản lý khách hàng, quản lý dòng tiền và việc sử dụng vốn vay; thu hồi nợ; chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

Chức năng & nhiệm vụ của Tổ KTNB khu vực như sau:

- Đề xuất kế hoạch kiểm soát nội bộ tại Khu vực đảm bảo đầy đủ các nội

dung cần kiểm soát nội bộ theo quy định Ngân hàng.

+ Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát nội bộ được phê duyệt.

+ Thực hiện các biện pháp kiểm tra/giám sát; kịp thời cảnh báo, báo cáo các rủi ro/sai phạm/ không tuân thủ cho Ban kiểm tra nội bộ và theo quy định Ngân hàng.

+ Theo dõi việc thực hiện chỉnh sửa các kiến nghị của các đơn vị trong toàn Khu vực và theo các yêu cầu của hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc hệ thống kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.

Tại các Chi nhánh, chức năng kiểm soát được giao cho Phòng Kiểm soát rủi ro các CN. Phòng Kiểm soát rủi ro Chi nhánh thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh & các PGD như sau:

+ Hỗ trợ công tác tín dụng

+ Kiểm soát tín dụng và triển khai phán quyết tín dụng + Quản lý nợ

+ Quản lý danh mục cho vay + Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Mô hình tổ chức trên đảm bảo công tác KSNB được xuyên suốt từ Hội sở - Khu vực đến Chi nhánh, đảm bảo luôn có các bộ phận giám sát tại từng cấp & chỉ đạo điều hành công tác KSNB được xuyên suốt từ Ban kiểm soát đến cấp thấp nhất là chi nhánh. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức quy định P KSRR

trực thuộc Ban Giám Đốc chi nhánh vẫn chưa đảm bảo tính khách quan tuyệt đối trong hoạt động của P KSRR đối với công tác giám sát & cảnh bảo rủi ro tại các chi nhánh/phòng giao dịch.

- Công tác nhân sự:

Tình hình số lượng và trình độ cán bộ làm công tác KSNB của Sacombank khu vực Bắc trung bộ từ năm 2015-2017 như sau:

Bảng 2.5. Số lượng và trình độ cán bộ làm công tác KSNB năm 2015-2017

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số Đại học Trung Cấp Tổng số Đại học Trung Cấp Tổng số Đại học Trung Cấp Cán bộ làm công tác KSNB 33 33 0 42 42 0 44 44 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015 - 2017 của Sacombank)

Bảng số liệu 2.5. cho thấy về số lượng cán bộ làm công tác KSNB có tăng nhẹ các năm 2015 đến 2017. Về trình độ, toàn bộ cán bộ làm công tác KSNB có trình độ đại học.

Để đánh giá việc bố trí lực lượng KSNB có bảo đảm so với quy mô hoạt động các Chi nhánh Sacombank hay chưa, ta xem xét tỷ lệ cán bộ KSNB so với số lượng điểm giao dịch để thấy khả năng đảm đương nhiệm vụ của cán bộ làm công tác KSNB tại Chi nhánh.

Bảng 2.6. Tình hình bố trí cán bộ KSNB của Sacombank đến cuối năm 2017

Số lượng điểm

giao dịch Số cán bộ KSNB

Tỷ lệ cán bộ KSNB/Điểm giao dịch

47 44 0.94

2017 của Sacombank)

Qua bảng số liệu 2.6. cho thấy, với lực lượng cán bộ làm công tác KSNB còn quá ít & mỏng. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ là 44 người, chiếm tỷ lệ 0,94/điểm giao dịch quá thấp so với quy mô hoạt động của Sacombank. Trong khi đó, quy mô hoạt động hàng năm tăng bình quân 20% & khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải đối với cán bộ làm công tác KSNB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác, đặc biệt là kỹ năng về kiểm tra của đội ngũ cán bộ KSNB hiện nay vẫn chưa đồng đều, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn của công tác KSNB, một số nhân sự năng lực chưa tương xứng với nhiệm vụ, bộ phận KSNB còn thiếu kiến thức về các chuyên ngành về kiểm toán, luật. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghiệp vụ cho bộ phận này còn hạn chế về số lượng và nội dung đào tạo.

- Công tác phân quyền/uỷ quyền:

Hoạt động của HTKSNB là một phần không tách rời của các hoạt động hằng ngày của Sacombank. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của Sacombank dưới nhiều hình thức như:

+ Cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ;

+ Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các giao dịch;

Quy trình và cơ chế thẩm định, kiểm tra, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện các giao dịch; đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất hai (02) nhân viên tham gia, không có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được Sacombank cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc phân quyền & uỷ quyền tại Sacombank được thực hiện theo đúng bảng mô tả công việc & quy định theo từng loại nghiệp vụ. Tuỳ theo quy mô hoạt động, từng Chi nhánh/Phòng giao dịch có mức phân quyền phê duyệt tín dụng khác nhau (thẩm quyền phê duyệt của Ban tín dụng chi nhánh/Phòng giao dịch cao hơn thẩm quyền phê duyệt cá nhân của Giám Đốc Chi nhánh hoặc Trưởng Phòng giao dịch). Vượt mức thẩm quyền Ban tín dụng chi nhánh sẽ là thẩm quyền phê duyệt của Ban tín dụng khu vực/Ban tín dụng Hội sở/Ban tín dụng ngân hàng. Thời gian phê duyệt tín dụng đối với từng cấp được quy định cụ thể (2 ngày đối với Ban tín dụng cấp cơ sở & 3 ngày đối với Ban tín dụng Hội sở/ngân hang). Đối với công tác tiền gửi, dịch vụ & kho quỹ, việc phân quyền được Tổng Giám Đốc uỷ quyền trực tiếp cho các Cấp CBQL theo mô tả công việc nên hạn chế sự chồng chéo lẫn nhau giữa các cấp. Công tác phân quyền/uỷ quyền tại Sacombank được phân định khá khoa học, hợp lý & không có bất cập tồn tại gây chồng chéo trong tác nghiệp.

Như vậy, môi trường kiểm soát của Sacombank được đánh giá là khá hoàn thiện so với các ngân hàng khác ở các điểm: hệ thống văn bản lập quy, quy chế/quy định và các văn bản uỷ quyền rõ ràng, tách bạch giữa các bộ phận; Ban lãnh đạo quan tâm đến công tác KSNB, số lượng các cuộc kiểm tra ngày càng tăng tương ứng với sự tăng trưởng quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện 2 nội dung sau: số lượng kiểm tra viên còn ít & mỏng so với nhu cầu của khu vực; bộ máy KSNB đã tách bạch từ Ban Kiểm soát – Kiểm toán nội bộ - Tổ kiểm tra khu vực nhưng tại Chi nhánh thì hoạt động của Phòng KSRR chưa được độc lập tuyệt đối do Ban GĐCN còn trực tiếp phụ trách bộ phận này.

2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro hoạt động

* Đối với hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro, để đánh giá các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Khu vực, công tác KSNB cần đi sâu vào quản lý

danh mục cho vay và các loại rủi ro tín dụng. Cơ cấu danh mục cho vay:

Bảng 2.7. Cho vay theo dòng sản phẩm của Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ

(Đvt: tỷ đồng)

STT DANH MỤC CHO VAY Ước 31/12/2017 +/- đầu năm

1 Vay tiểu thương chợ 65 4

2 Vay tiêu dùng – CBNV 892 (24)

3 Vay tiêu dùng – Bảo toàn – Bảo tín 2,099 343 4 Vay phát triển nông thôn + KTGD 1,115 302

5 Vay mua xe ô tô 217 13

6 Vay mua nhà 1,800 358

7 Vay cá nhân kinh doanh 2,006 397

8 Vay du học 4 1

9 Vay chứng minh năng lực tài chính 1,165 599

10 Vay bảo đảm bằng thẻ tiền gửi 546 (43)

11 Vay CBNV Sacombank Group 515 190

12 CV cá nhân khác 157 156

13 Tài trợ thương mại 35 28

14 CV Doanh nghiệp khác 242 62

15 Cho vay mở rộng SXKD 628 (110)

16 Cho vay bổ sung vốn lưu động 2,111 144 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn khu vực 13,595 2,421

(Nguồn: Báo cáo văn phòng Khu vực Bắc trung bộ)

Cơ cấu danh mục cho vay là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng: dư nợ có tập trung vào một vài nhóm khách hàng lớn hay không; công tác quản lý rủi ro hệ khách hàng doanh nghiệp khác với quản lý rủi ro hệ khách hàng cá nhân phân tán; trong năm tài chính dư nợ tập trung tăng trưởng mạnh ở những sản phẩm tín dụng nào thì cần phải tập

trung kiểm soát rủi ro những mảng ấy… Tại Sacombank – khu vực Bắc trung bộ, Tổ KTNB quản lý danh mục cho vay & định hướng nội dung nội dung kiểm tra tín dụng, công tác chọn mẫu căn cứ trên danh mục cho vay trong từng thời kỳ; góp phần giúp công tác kiểm soát nội bộ đúng trọng tâm & hiệu quả hơn.

Nhận diện các rủi ro tín dụng trọng yếu:

- Rủi ro xuất phát từ hồ sơ tín dụng không đầy đủ, không hợp pháp, hợp lệ.

- Rủi ro xuất phát từ việc không tuân thủ đúng/ đầy đủ quy định, quy trình thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

- Rủi ro xuất phát từ việc không tuân thủ đúng/đầy đủ quy định, quy trình hướng dẫn về thẩm định, định giá TSBĐ; xác lập giao dịch và quản lý TSBĐ.

- Rủi ro từ việc khai báo thông tin trên hệ thống T24 không chính xác, không khớp đúng với thông tin trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố.

- Rủi ro xuất phát từ việc giải ngân chưa đúng quy định, giải ngân sai đối tượng, sai mục đích.

- Rủi ro xuất phát từ việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay; Thu hồi nợ không đầy đủ, chặt chẽ.

- Rủi ro xuất phát từ việc xử lý nợ chưa đúng đúng quy định về cơ cấu nợ, xử lý rủi ro nợ xấu, bán nợ, khoanh nợ…

Mỗi khâu đều tiềm ẩn những rủi ro riêng có thể gây thiệt hại cho Khu vực/chi nhánh nếu như không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, công tác kiểm soát phải được tiến hành xuyên suốt quá trình xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, do đặc thù địa lý & hệ khách hàng nhỏ lẻ quá lớn nên việc kiểm soát, đánh giá rủi ro tại Khu vực chưa được thực hiện đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa kịp thời và chưa thường xuyên ở các khâu nên vẫn còn phát sinh các trường hợp nợ

quá hạn mới.

- Chất lượng tín dụng

Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 của Sacombank KV Bắc Trung Bộ là 1,15%; nếu tính thêm nợ bán VAMC thì tỷ lệ quá hạn là 2,4%, tăng 1% so với năm 2014.

Bảng 2.8. Phân loại nợ quá hạn tại Sacombank – khu vực Bắc trung bộ tại thời điểm 31/12/2017

ĐVT: Tỷ đồng

Đơn vị

NQH tại Sacombank NQH kéo theo CIC

Nợ bán VAMC Số dư +/- so đ.năm Tỷ lệ Số dư +/- so đ.năm Tỷ lệ NGHỆ AN 24,781 -624 1.79% 3,168 -5,355 0.23% 75,513 HÀ TĨNH 229 31 0.03% 2,478 463 0.38% 0 QUẢNG BÌNH 10,923 -699 0.62% 5,072 -8,095 0.29% 0 QUẢNG TRỊ 9,420 2,154 0.56% 7,865 1,492 0.47% 0 HUẾ 6,165 2,380 0.44% 22,869 18,389 1.65% 0 ĐÀ NẴNG 14,324 -6,106 0.43% 9,039 1,964 0.27% 96,787 SÔNG HÀN 1,612 -1,305 0.38% 1,147 -917 0.27% 0 QUẢNG NAM 1,758 1,371 0.10% 7,337 2,826 0.41% 0 QUẢNG NGÃI 25,563 21,033 2.15% 2,808 -4,892 0.24% 0 KV BTB 94,775 18,235 0.70% 61,782 5,874 0.45% 172,300

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017) * Đối với hoạt động huy động vốn & tác nghiệp khác

Rủi ro từ nghiệp vụ huy động & tác nghiệp khác vốn không phức tạp &

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 45)