Thực trạng đánh giá rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 51 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro hoạt động

* Đối với hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro, để đánh giá các rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Khu vực, công tác KSNB cần đi sâu vào quản lý

danh mục cho vay và các loại rủi ro tín dụng. Cơ cấu danh mục cho vay:

Bảng 2.7. Cho vay theo dòng sản phẩm của Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ

(Đvt: tỷ đồng)

STT DANH MỤC CHO VAY Ước 31/12/2017 +/- đầu năm

1 Vay tiểu thương chợ 65 4

2 Vay tiêu dùng – CBNV 892 (24)

3 Vay tiêu dùng – Bảo toàn – Bảo tín 2,099 343 4 Vay phát triển nông thôn + KTGD 1,115 302

5 Vay mua xe ô tô 217 13

6 Vay mua nhà 1,800 358

7 Vay cá nhân kinh doanh 2,006 397

8 Vay du học 4 1

9 Vay chứng minh năng lực tài chính 1,165 599

10 Vay bảo đảm bằng thẻ tiền gửi 546 (43)

11 Vay CBNV Sacombank Group 515 190

12 CV cá nhân khác 157 156

13 Tài trợ thương mại 35 28

14 CV Doanh nghiệp khác 242 62

15 Cho vay mở rộng SXKD 628 (110)

16 Cho vay bổ sung vốn lưu động 2,111 144

Toàn khu vực 13,595 2,421

(Nguồn: Báo cáo văn phòng Khu vực Bắc trung bộ)

Cơ cấu danh mục cho vay là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng: dư nợ có tập trung vào một vài nhóm khách hàng lớn hay không; công tác quản lý rủi ro hệ khách hàng doanh nghiệp khác với quản lý rủi ro hệ khách hàng cá nhân phân tán; trong năm tài chính dư nợ tập trung tăng trưởng mạnh ở những sản phẩm tín dụng nào thì cần phải tập

trung kiểm soát rủi ro những mảng ấy… Tại Sacombank – khu vực Bắc trung bộ, Tổ KTNB quản lý danh mục cho vay & định hướng nội dung nội dung kiểm tra tín dụng, công tác chọn mẫu căn cứ trên danh mục cho vay trong từng thời kỳ; góp phần giúp công tác kiểm soát nội bộ đúng trọng tâm & hiệu quả hơn.

Nhận diện các rủi ro tín dụng trọng yếu:

- Rủi ro xuất phát từ hồ sơ tín dụng không đầy đủ, không hợp pháp, hợp lệ.

- Rủi ro xuất phát từ việc không tuân thủ đúng/ đầy đủ quy định, quy trình thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

- Rủi ro xuất phát từ việc không tuân thủ đúng/đầy đủ quy định, quy trình hướng dẫn về thẩm định, định giá TSBĐ; xác lập giao dịch và quản lý TSBĐ.

- Rủi ro từ việc khai báo thông tin trên hệ thống T24 không chính xác, không khớp đúng với thông tin trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố.

- Rủi ro xuất phát từ việc giải ngân chưa đúng quy định, giải ngân sai đối tượng, sai mục đích.

- Rủi ro xuất phát từ việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay; Thu hồi nợ không đầy đủ, chặt chẽ.

- Rủi ro xuất phát từ việc xử lý nợ chưa đúng đúng quy định về cơ cấu nợ, xử lý rủi ro nợ xấu, bán nợ, khoanh nợ…

Mỗi khâu đều tiềm ẩn những rủi ro riêng có thể gây thiệt hại cho Khu vực/chi nhánh nếu như không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, công tác kiểm soát phải được tiến hành xuyên suốt quá trình xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, do đặc thù địa lý & hệ khách hàng nhỏ lẻ quá lớn nên việc kiểm soát, đánh giá rủi ro tại Khu vực chưa được thực hiện đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa kịp thời và chưa thường xuyên ở các khâu nên vẫn còn phát sinh các trường hợp nợ

quá hạn mới.

- Chất lượng tín dụng

Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 của Sacombank KV Bắc Trung Bộ là 1,15%; nếu tính thêm nợ bán VAMC thì tỷ lệ quá hạn là 2,4%, tăng 1% so với năm 2014.

Bảng 2.8. Phân loại nợ quá hạn tại Sacombank – khu vực Bắc trung bộ tại thời điểm 31/12/2017

ĐVT: Tỷ đồng

Đơn vị

NQH tại Sacombank NQH kéo theo CIC

Nợ bán VAMC Số dư +/- so đ.năm Tỷ lệ Số dư +/- so đ.năm Tỷ lệ NGHỆ AN 24,781 -624 1.79% 3,168 -5,355 0.23% 75,513 HÀ TĨNH 229 31 0.03% 2,478 463 0.38% 0 QUẢNG BÌNH 10,923 -699 0.62% 5,072 -8,095 0.29% 0 QUẢNG TRỊ 9,420 2,154 0.56% 7,865 1,492 0.47% 0 HUẾ 6,165 2,380 0.44% 22,869 18,389 1.65% 0 ĐÀ NẴNG 14,324 -6,106 0.43% 9,039 1,964 0.27% 96,787 SÔNG HÀN 1,612 -1,305 0.38% 1,147 -917 0.27% 0 QUẢNG NAM 1,758 1,371 0.10% 7,337 2,826 0.41% 0 QUẢNG NGÃI 25,563 21,033 2.15% 2,808 -4,892 0.24% 0 KV BTB 94,775 18,235 0.70% 61,782 5,874 0.45% 172,300

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017) * Đối với hoạt động huy động vốn & tác nghiệp khác

Rủi ro từ nghiệp vụ huy động & tác nghiệp khác vốn không phức tạp & đa dạng như rủi ro tín dụng nhưng ngày càng phát sinh nhiều hơn & phần lớn xuất phát từ chính đạo đức nghề nghiệp của CBNV:

- Rủi ro sử dụng trái phép user của GDV & cấp KSV để thực hiện mở STK khống (STK in lần 2) để cầm cố tại Ngân hàng khác hoặc tại chính Sacombank để chiếm đoạt trái phép tiền gửi của khách hàng.

- Giả mạo chữ ký của khách hàng để rút tiền trái phép của khách hàng với sự thông đồng của KSV, đặc biệt là khi Sacombank áp dụng giao dịch một cửa thì rủi ro này cần thiết phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.

- Lợi dụng việc lơ là, không tuân thủ quy trình kiểm quỹ để chiếm dụng tiền trong kho quỹ.

dịch online để chiếm dụng quyền sử dụng tài khoản khách hàng trái phép. - Rủi ro mất cắp thông tin, mật khẩu giao dịch của khách hàng khi bị tấn công mạng, khi khách hàng giao dịch mua bán online.

Bảng 2.9. Thống kê các sự vụ rủi ro phát sinh tại Sacombank – khu vực Bắc trung bộ từ năm 2015 – 2017 Năm Sự vụ lq tiền gửi Sự vụ lq tiền vay Sự vụ lq dịch vụ Sự vụ lq ngoại hối Sự vụ lq kho quỹ Tổng cộng 2015 1 0 0 0 2 3 2016 0 2 1 0 0 3 2017 0 2 0 0 0 2

(Nguồn: Báo cáo văn phòng Khu vực Bắc trung bộ)

Số lượng các sự vụ rủi ro tại Khu vực tập trung chủ yếu vào mảng tín dụng (4 sự vụ), an toàn kho quỹ (2 sự vụ) & tiền gửi, dịch vụ (1 sự vụ); số lượng các sự vụ không tăng qua các năm & giảm bớt 1 sự vụ trong năm 2017 do công tác kiểm soát rủi ro tại khu vực đã được ý thức tăng cường hơn.

Tóm lại, Sacombank – khu vực Bắc trung bộ đã quan tâm kiểm soát rủi ro thông qua quản lý chặt chẽ danh mục cho vay và nhận diện các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tác nghiệp. Số lượng sự vụ rủi ro tại khu vực không nhiều, không tăng và có xu hướng giảm trong năm 2017. Nhưng Sacombank chưa có hệ thống nhận diện và cảnh báo sớm rủi ro để phòng ngừa các rủi ro do

yếu tố con người, do không tuân thủ đầy đủ quy trình tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – khu vực bắc trung bộ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)