7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Về công tác lập kế hoạch
Kế hoạch là mục tiêu để phấn đấu, là căn cứ kiểm soát các hoạt động của Cục thuế, nhƣ kiểm soát thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN; kế hoạch kiểm tra nội bộ của Cục Thuế. Tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý thuế của ngành thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Hệ thống kế hoạch đƣợc xây dựng tốt thể hiện cách thức điều hành khoa học của ngƣời quản lý. Công tác lập tiến hoạch tại Cục thuế đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra:
+ Vụ Thanh tra cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm hƣớng dẫn chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp thực hiện quy trình này.
+ Cục trƣởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện theo qui trình này; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình của các bộ phận thanh tra và áp dụng hình thức khen thƣởng, kỷ luật theo chế độ qui định.
+ Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vƣớng mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để giải quyết.
Bảng 2.5. Các mẫu biểu ban hành kèm theo quy trình thanh tra thuế
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
STT Tên mẫu biểu Mẫu số
1 Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra 01/QTTTr 2 Tập hợp tài liệu, phân tích, xác định nội dung cuộc thanh tra 02/QTTTr 3 Biên bản đối thoại, chất vấn giữa đoàn thanh tra và ngƣời nộp thuế 03/QTTTr 4 Quyết định về việc mở niêm phong tài liệu 04/QTTTr 5 Quyết định về việc hủy bỏ kiểm kê tài sản 05/QTTTr
6 Biên bản xác nhận số liệu 06/QTTTr
7 Phụ lục Biên bản thanh tra 07/QTTTr
8 Báo cáo kết quả thanh tra 08/QTTTr
9 Quyết định về việc ủy quyền công bố kết luận thanh tra thuế 09/QTTTr 10 Biên bản công bố kết luận thanh tra 10/QTTTr 11 Quyết định bổ sung nội dung thanh tra 11/QTTTr 12 Quyết định thay đổi trƣởng đoàn thanh tra 12/QTTTr 13 Quyết định về việc bổ sung (hoặc thay đổi) thành viên đoàn thanh tra 13/QTTTr
14 Văn bản chuyển hồ sơ 14/QTTTr
15 Biên bản giao nhận hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan
điều tra 15/QTTTr
16 Báo cáo kết quả thanh tra và theo dõi, đôn đốc sau thanh tra 16/QTTTr 17 Báo cáo kết quả thanh tra hoàn thuế 17/QTTTr 18 Biên bản bàn giao hồ sơ thanh tra. 18/QTTTr
- Tổ chức thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân tại các tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân tự kê khai của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk:
+ Phòng thanh tra, kiểm tra thuế tiến hành lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo các bƣớc nhƣ sau:
++ Căn cứ vào định hƣớng, chỉ tiêu của ngành trong năm do Tổng cục Thuế chỉ đạo qua các văn bản hƣớng dẫn đƣợc gửi về Cục Thuế.
++ Căn cứ vào cơ sở dữ liệu về NNT đã đƣợc Cục Thuế tập hợp, Bộ phận thanh tra, kiểm tra tiến hành phân tích đánh giá rủi ro về số thu và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, kết hợp với các thông tin nắm đƣợc qua công tác quản lý thuế trên địa bàn và nguồn nhân lực cân đối cho công tác thanh tra, kiểm tra DN thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm.
Từ đó, bộ phận thanh tra, kiểm tra lập danh sách NTT nghi vấn có dấu hiệu vi phạm báo cáo lãnh đạo Cục Thuế xét trình Tổng cục Thuế (kèm theo thuyết minh) trƣớc ngày 15 tháng 11 hàng năm.
- Khi nhận đƣợc văn bản hƣớng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra kèm theo dự kiến kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Thuế ban hành. Bộ phận thanh tra, kiểm tra tổ chức thực hiện phân tích sâu các tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân tự kê khai trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Công việc chuẩn bị thanh tra, kiểm tra.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế tổ chức các nhóm để tập hợp, phân tích các thông tin chuyên sâu về các tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân tự kê khai đã dự kiến thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, thực hiện các bƣớc công việc này gồm các nội dung sau:
++ Tập hợp, phân tích thông tin chuyên sâu về tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân tự kê khai.
Mức độ, phạm vi tài liệu và nội dung thông tin cần phân tích mà mỗi nhóm phân tích phải thực hiện tuỳ theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra (nội dung tập hợp, phân tích thông tin đối với từng loại hình thanh tra, kiểm tra theo mẫu 03TTr-DN đính kèm Qui trình).
Trƣờng hợp thanh tra, kiểm tra để giải quyết đơn thƣ khiếu tố thì nghiên cứu kỹ đơn, thƣ, hồ sơ kèm theo đơn thƣ khiếu tố hoặc liên hệ với
ngƣời trực tiếp khiếu tố yêu cầu trình bày rõ sự việc để từ đó xác định rõ nội dung cần thanh tra, kiểm tra.
++ Kiểm tra tại cơ quan thuế.
Đây là bƣớc tiếp xúc trực tiếp với tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân tự kê khai mà nhóm phân tích phải thực hiện trong quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về NNT, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý đối với những nội dung đã đƣợc làm rõ (yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh theo qui định của các Luật thuế ). Khi thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế, nhóm phân tích phải thực hiện đầy đủ các công việc theo trình tự sau:
+++ Xác định nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế: căn cứ kết quả phân tích thông tin về đối tƣợng thanh tra, kiểm tra, nhóm phân tích xác định cụ thể những nội dung nghi ngờ cần NNT cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với NNT để làm rõ những nội dung cần thiết.
+++ Dự thảo giấy mời ghi rõ thời gian, địa điểm tiếp xúc với DN (theo mẫu số 04 TTr-DN đính kèm Qui trình), kèm theo nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế nêu trên trình Lãnh đạo Cục thuế phê duyệt. Giấy mời đƣợc lập thành 03 bản, lƣu: Bộ phận thanh tra, kiểm tra, hành chính và gửi NNT đƣợc kiểm tra mỗi đơn vị 01 bản.
- Lập biên bản ghi nhận các nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế (theo mẫu số 05 TTr-DN đính kèm Qui trình): ghi nhận những nghi ngờ đã làm rõ và đề xuất kiến nghị giải pháp xử lý; những nội dung chƣa đƣợc làm rõ, cần thực hiện thanh tra, kiểm tra tại DN. Biên bản đƣợc lập thành 04 bản, lƣu: Bộ phận thanh tra, kiểm tra, bộ phận xử lý tờ khai, hành chính và DN đƣợc kiểm tra mỗi đơn vị 01 bản.
Trong một số trƣờng hợp cụ thể mà xét thấy không cần thiết phải gặp trực tiếp với NNT (nội dung đơn giản) thì nhóm phân tích nêu rõ lý do tại tờ trình và chỉ cần lập Phiếu yêu cầu NNT cung cấp thông tin gửi NNT theo mẫu
số 06TTr - DN đính kèm Qui trình, ghi rõ nội dung thông tin cần cung cấp, thời hạn cung cấp thông tin trình Lãnh đạo Cục Thuế .
++ Xác định nội dung, phạm vi và hình thức thanh tra, kiểm tra tại cơ sở của DN:
Căn cứ kết quả sau khi phân tích và kiểm tra tại cơ quan thuế, Trƣởng nhóm phân tích lập Phiếu đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra DN (theo mẫu số 07 TTr- DN đính kèm Qui trình), kèm theo toàn bộ hồ sơ trong quá trình tập hợp, phân tích thông tin và biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế (hoặc báo cáo giải trình của doanh nghiệp theo Phiếu cung cấp thông tin mẫu số 06 TTr-DN của cơ quan thuế nêu trên), trình lãnh đạo Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế xét duyệt, trong phiếu trình ghi rõ đề nghị:
+++ Hình thức quyết định (thanh tra hoặc kiểm tra);
+++ Xác định qui mô, phạm vi của cuộc thanh tra, kiểm tra; +++ Xác định thời gian của cuộc thanh tra, kiểm tra;
+++ Định hƣớng các nội dung chính mà đoàn (đội) thanh tra, kiểm tra cần đi sâu làm rõ.
+ Bƣớc 2: Thành lập đoàn (đội) thanh tra, kiểm tra.
++ Căn cứ vào Phiếu đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra của nhóm phân tích, Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục Thuế dự kiến thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra.
++ Riêng đối với các trƣờng hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc giải quyết đơn thƣ khiếu tố thì tuỳ theo tính chất, nội dung từng vụ việc, các đoàn thanh tra, kiểm tra đƣợc thành lập theo chỉ đạo của Cục trƣởng Cục thuế tỉnh Đắk Lắk.