7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch tại tỉnh Đăk Lăk
Trong năm 2016, ngành du lịch Đắk Lắk đặt ra mục tiêu phát triển du lịch ổn định và bền vững theo hƣớng từng bƣớc đa dạng hoá và chú trọng nâng cao chất lƣợng các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch; khai thác hiệu
quả tài nguyên du lịch, nhất là du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá, kết hợp với phát triển mở rộng các tour du lịch liên vùng trong nƣớc và từng bƣớc mở rộng sang các nƣớc trong khu vực, chuyển đổi cơ cấu khách theo hƣớng tăng tỷ trọng khách quốc tế và khách có mức chi tiêu cao nhằm tăng mạnh về chất cho ngành du lịch tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt đƣợc, năm 2016, ngành du lịch tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, qua đó đạt mục tiêu phấn đấu đón khoảng 640.000 lƣợt khách và doanh thu từ du lịch ƣớc đạt khoảng 480 tỷ đồng.
Để tiếp tục thu hút khách du lịch đến với Đắk Lắk trong những năm tiếp theo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26-9-2012 về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030”, với mục tiêu “Phấn đấu đƣa ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020. Định hƣớng đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.
Theo đó, từ nay đến năm 2020 tập trung đầu tƣ phát triển các điểm du lịch Buôn Đôn (du lịch Voi), Hồ Lắk (du lịch nghỉ dƣỡng), các điểm tham quan, tìm hiểu văn hóa dân tộc nhƣ bảo tàng, buôn Ako Dhông, buôn M’Liêng, buôn Triết; các di tích lịch sử cách mạng: Nhà đày Buôn Ma Thuột, Hang đá Dăk Tuôr, Đồn điền Cada; các điểm du lịch sinh thái: thác Dray Nur, thác Dray Sáp Thƣợng, thác Thủy Tiên … Định hƣớng đến năm 2030 phát triển thêm các điểm du lịch gắn với các Vƣờn Quốc gia Yok Don, Chƣ Yang Sin…
Về cơ sở lƣu trú, đến năm 2020 khuyến khích phát triển các khách sạn từ 1 sao đến 3 sao (khoảng 500 đến 600 phòng); định hƣớng đến năm 2030 ƣu tiên phát triển hệ thống khách sạn 4 sao đến 5 sao để phục vụ nhu cầu loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE).
Bên cạnh đó, phát triển các khu vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình các cơ sở vui chơi giải trí gắn với tự nhiên, vui chơi giải trí về đêm, các loại hình này tập trung phát triển ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột. Khu vui chơi giải trí theo mô hình các công viên, khu vui chơi giải trí khác… phát triển ở các trung tâm du lịch dịch vụ nhƣ thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn Krông Kmar, thị trấn Ea Súp, thị trấn M’Drăk, Buôn Đôn.