HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường hình ảnh điểm đến của tỉnh đắk lắk đối với khách du lịch nội địa (Trang 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2.1. Đối với Nhà nƣớc

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành chức năng xem xét ban hành các chính sách nhằm bảo đảm các yếu tố cần thiết cho phát triển du lịch bền vững. Trƣớc mắt là các cơ chế chính sách nhằm tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ, đặc biệt là những hiểu biết về tài nguyên, môi trƣờng và văn hóa; chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phƣơng và góp phần bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trƣờng và các giá trị văn hóa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng tăng cƣờng hơn nữa công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn địa phƣơng không ngừng chấp hành và thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách quy định về du lịch. Đồng thời cần có sự ƣu tiên và hỗ trợ tỉnh Đăk Lăk trong công tác bảo tồn các di sản, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tƣ, quảng bá và phát triển du lịch,…và một số công việc liên quan du lịch khác.

4.2.2. Đối với tỉnh Đăk Lăk

a. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch

Xây dựng quy chế quản lý và phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng trong ngành du lịch. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để các quy định của pháp luật về lĩnh vực du lịch và các quy định có liên quan du lịch khác. Phối hợp với các cấp các ngành chức năng thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, hƣớng dẫn trong việc xây dựng và phát triển du lịch; huy động , sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ để phát triển du lịch,hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch tỉnh Đăk Lăk. Đặc biệt cần xây dựng chiến lƣợc sản phẩm du lịch cũng nhƣ tằng cƣờng định vị hình ảnh điểm đến

du lịch Đăk Lăk trong lòng du khách, chú trọng đến hình ảnh Cồng chiêng Tây Nguyên ,thác nƣớc đẹp và cà phê, đƣa ra các đề án xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp.

Đăk Lăk trong mắt du khách nội địa có sức hấp dẫn với nhiều địa danh, thắng cảnh đẹp và là nơi nổi tiếng , đƣợc nhiều ngƣời biết đến, đƣợc khách du lịch đánh giá là an toàn, an ninh. Đăk Lăk có rất nhiều lễ hội độc đáo tuy nhiên, hình ảnh những lễ hội độc đáo, hấp dẫn lại không đọng lại nhiềutrong lòng du khách nhiều.Vì vậy cần có các chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá hơn nữa những hình ảnh lễ hội này, dù rằng các lễ hội này đƣợc tổ chức vào những thời điểm nhất định trong năm, ví dụ Lễ hội lúa mới đƣợc tổ chức vào khoảng thời gian từ tháng 11 dƣơng lịch đến tháng 1 năm sau, tuy nhiên, chúng ta cần có những hình thức mô tả, khắc họa lại bằng những màn múa hát, tranh ảnh,phục dựng lại ….ở những địa điểm du lịch của tỉnh, để khách tham quan, du lịch đƣợc thƣởng thức , chiêm ngƣỡng, tham gia…Vì vậy ngoài việc cần đầu tƣ đúng mức cho việc giữ gìn, trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa thì Đăk Lăk cũng cần chú trọng để phục hồi, phát triển các lễ hội độc đáo ở tỉnh Đăk Lăk nhằm đƣa vào khai thác du lịch.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ tham gia vào các hoạt động du lịch; nhằm tránh đƣợc sự xung đột về lợi ích, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân.Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lƣợng nguồn lực phục vụ du lịch,góp phần phát triển du lịch của địa phƣơng.

Tăng cƣờng việc đầu tƣ nghiên cứu khoa học, liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các chuyên gia xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk theo hƣớng bền vững nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng; nhất là trong việc bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên du lịch, trong việc

chấp hành trật tự an toàn xã hội và các chính sách về phát triển du lịch của Nhà nƣớc nói chung và của tỉnh Đăk Lăk nói riêng.Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch hay dịch vụ du lịch phát triển bền vững thông qua nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm…

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Đăk Lăk đang đƣợc đầu tƣ đúng hƣớng về hệ thống giao thông thuận tiện và đa dạng, nhiều sự lựa chọn về nhà hàng quán ăn, khu mua sắm……Cần tăng cƣờng cải cách hành chính, xây dựng các chính sách nhằm thu hút đầu tƣ phát triển du lịch hơn nữa;trong đó cần quan tâm xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, ăn uống... Cần chú trọng hơn nữa tới các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là các hoạt động vui chơi giải trí về đêm.

Bầu không khí du lịch của tỉnh Đăk Lăk có không khí trong lành, ít ô nhiều, cõ cảnh quan, đƣờng xá sạch sẽ; cảm giác tự do vì không bị chèo kéo, đeo bám; cảm giác thanh bình (vì không quá đông đúc). Tuy nhiên vẫn còn nhiều hiện tƣợng bán hàng rong chèo kéo khách hàng, ép giá, cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến hàng hóa kém chất lƣợng. Để hỉnh ảnh điểm đến tỉnh Đăk Lăk ngày càng ghi dấu ấn trong lòng khách du lịch nội địa, cần đầu tƣ hơn nữa vào các dịch vụ du lịch, các loại hình giải trí, các khu mua sắm cũng nhƣ các mặt hàng lƣu niệm, kiểm soát tốt về việc chèo kéo khách, tổ chức các đƣờng dây nóng để tổ cáo và xử lý vi phạm.

Cần quản lý tốt và hiệu quả hơn, cũng nhƣ có những chế tài mạnh để quản lý về giá cả phòng nghỉ , thực phẩm, dịch vụ du lịch , đặc biệt là trong ngày lễ, tết, thời điểm có nhu cầu du khách tới tỉnh Đăk Lăk cao.

Khả năng tiếp cận của du lịch tỉnh Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa, họ có thể dễ dàng tiếp cận với các địa điểm mua sắm, các khu vui chơi, giải trí, tuy nhiên ở Đăk Lăk chƣa có nhiều điểm cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch cũng nhƣ chƣa chú trọng nhiều tới các kênh quảng bá du

lịch.Vì vậy cần tăng cƣờng quảng bá du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet, điện thoại smartphone, công nghệ thƣơng mại điện tử và ứng dụng công nghệ thƣơng mại điện tử với các kênh nhƣ mạng xã hội, website,…. mang lại lợi ích cao với chi phí phù hợp. Có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh doanh du lịch ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá du lịch nhƣ quảng cáo, đặt tour, phòng qua mạng, tạo sự kích thích và tiện lợi cho khách du lịch.Đồng thời cũng nên phát hành các catalogue du lịch đặt tại sân bay, bến xe, cũng nhƣ tại các điểm du lịch của tỉnh.Ngoài ra cần lập những box để cung cấp các thông tin về các điểm du lịch, cũng nhƣ các thông tin khác nhƣ số điện thoại, đƣờng dây nóng hỗ trợ khi cần….Khách đến với Đăk Lăk có một lƣợng lớn là khách theo tour, vì vậy cần chú trọng phát triển các tour du lịch mới lạ, hấp dẫn, nâng cao thời gian lƣu trú.. Hỗ trợ cho công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức nhƣ tham gia và tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tƣ, liên hoan du lịch, hội chợ du lịch trong nƣớc và quốc tế…để tạo cơ hội hòa nhập vào thị trƣờng quốc tế.

Ngoài ra, cần phối hợp với các tỉnh lân cận để phát triển du lịch bền vững, cùng nhau phát triển.Hợp tác khai thác, phát triển du lịch trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Lào- Campuchia.

b. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng nhƣ các dịch vụ du lịch cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với thị trƣờng cũng nhƣ theo định hƣớng phát triển của tỉnh, hƣớng ứng các hoạt động, kế hoạch , chiến dịch phát triển du lịch của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch hay dịch vụ du lịch phát triển bền vững thông qua nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm…

dịch vụ gia tăng, ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá du lịch nhƣ quảng cáo, đặt tour, phòng qua mạng, tạo sự kích thích và tiện lợi cho khách du lịch.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chƣơng này đã tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu của luận văn về đo lƣờng hình ảnh điểm đến của tính Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa, từ đó đƣa ra những hàm ý chính sách để ngày càng định vị hình ảnh điểm đến tỉnh Đăk Lăk trong mắt khách du lịch nội địa.

KẾT LUẬN

1. Đóng góp mới của đề tài

- Nghiên cứu này đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn để đo lƣờng hình ảnh điểm đến của tỉnh Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 thành phần đo lƣờng hình ảnh điểm đến của tỉnh Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa.Đó là: Sức hấp dẫn điểm đến, Cơ sở hạ tầng, Bầu không khí du lịch, Khả năng tiếp cận và Hợp túi tiền. Các nhà quản lý cần tập trung vào các thành phần này để nâng cao hình ảnh điểm đến của tỉnh Đăk Lăk trong mắt của khách du lịch nội địa trong thời gian tới.

- Nghiên cứu này đã xây dựng đƣợc mô hình đo lƣờng hình ảnh điểm đến của tỉnh Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa, mô hình này cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tham khảo để áp dụng cho các điểm đến khác.

2. Hạn chế nghiên cứu

- Một số du khách rất có trách nhiệm với việc trả lời, tuy nhiên một số khác thì không, vì vậy dữ liệu không hoàn toàn chính xác, ảnh hƣởng ít nhiều đến chất lƣợng dữ liệu

- Tính đại diện của tổng thể nghiên cứu chƣa thật sự đảm bảo

- Nghiên cứu chỉ thể hiện hình ảnh điểm đến của tỉnh Đăk Lăk, nên chƣa so sánh đƣợc với hình ảnh điểm đến của các điểm cạnh tranh khác, nên chƣa có cái nhìn thật sự toàn diện.

3. Đề xuất cho các nghiên cứu trong tƣơng lai

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và lòng trung thành điểm đến của khách du lịch đối với điểm đến tỉnh Đăk Lăk.

- Phát triển đề tài đo lƣờng hình ảnh điểm đến tỉnh Đăk Lăk đối với du khách quốc tế.

- Nghiên cứu hình ảnh điểm đến của các điểm đến khác, từ đó định vị chính xác hơn hình ảnh điểm đến tỉnh Đăk Lăk, để có thể đƣa ra các giải pháp vừa cạnh tranh vừa phối hợp hiệu quả giữa các điểm đến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1] Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ, trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội [2] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Đặng Công Tuấn, Lê Văn Huy, Nguyễn

Thị Bích Thủy (2006), Nghiên cứu Marketing – Lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

[3] Lê Văn Huy, Trƣơng Trần Trâm Anh (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính

[4] Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam (2005), Luật du lịch, Hà Nội

[5] Nguyễn Xuân Thành (2015), Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An, luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội

[6] Nguyễn Thị Bích Thủy (2013), Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế, trường hợp thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

[7] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2015), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài:

[8] Anh L. Tuan (2010), Marketing Vietnam’s Tourism to Japan: Identifying and improving the images of Vietnam as a tourism destination for Japanese travelers, Doctor of Philosophy in Asia Pacific Studies [9] Baloglu & McCleary (1999), A model of destination, Annals of Tourism

Research

Annals of Tourism Research

[11] Chi, C., & Qu, H. (2008), Exammining the structural relationship of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: an integrated approach, Tourism Management

[12] Croy, G. (2003), Destination image evaluation: Part II. Eclipse

[13] Dam,G.M.S (1996), “Tourists’Images of a Destination – An Alternative Analysis”, Journal of Travel & Tourism Marketing.

[14] Echtner C.M & J.R. Rithie (1991), The Meaning and Measurement of Destination Image, Journal of Tourism Studies

[15] Echtner C.M & J.R. Rithie (2003), The Meaning and Measurement of Destination Image, Journal of Tourism Studies

[16] Essam E. Ibrahim, Jacqueline Gill, (2005), A positioning strategy for a tourist destination, based on analysis of customer's perceptions and satisfactions, Marketing Intelligence and Planning.

[17]Gartner, W.C. (1993), Journal of Travel & Tourism Marketing,Image Formation Process.

[18]Hair, Black and Anderson (2010), Multivariate Data Analysis, 7th Edition, Person Pretince Hall

[19]Jenkins,O. (1999), Understanding and measuring tourist destination image, International Journal of Tourism Research

[20]Kambiz Heidarzadeh Hanzaee and Hamid Saeedi (2011), Amodel of Destination Branding for Isfahan City: Integrating the concepts of the Branding and Destination Image, Interdisciplinary Journal of Research in Business, Vol.1,Issue.4,April 2011

[21] Kim.S.H (2010), Antecedents of Destination Loyalty, Dissertation to Graduate School of the University of Florida in Partial Fulfillment of the Requirements for Degree of Doctor of Philosophy

[22] Kim, H, & Richardson,S. L. (2003), Motion picture impacts on destination image, Annals of Tourism Reserch

[23] Lawson, F. & Baud Bovy, M (1977), Tourism and recreational development, Architecturalpress, London.

[24] Phelps, A. (1986), Holiday destination image - The problem of assessment: An

example developed in Menorca, Tourism Management, September, 168-

180.

[25] Tapachai . T , Waryszak. R (2000), An examination of the role of beneficial image in tourist destination selection, Joural of travel Research

[26] Zhang. H. Fu.X, Cai.L, Lu,L (2014), Destination image and tourist loyalty : A meta-analysis, Tourism Management 40

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào Anh (Chị)!

Tôi là học viên cao học của trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài: “Đo lường hình ảnh điểm đến tỉnh Đăk Lăk đối với khách du lịch nội địa”

Rất mong Anh (Chị) dành chút thời gian quý báu để giúp chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của Anh (Chị). Xin chân thành cảm ơn!

Xin vui lòng đánh dấu vào những ô mà Anh (Chị) quyết định chọn.

1. Xin vui lòng cho biết Anh (Chị) đã đến tỉnh Đăk Lăk bao nhiêu lần?

 1 lần  2 lần  3 lần  Trên 3 lần

2. Anh (Chị) biết đến tỉnh Đăk Lăk nhƣ một địa điểm thu hút khách du lịch thông qua phƣơng tiện nào dƣới đây?(có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)

 Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng  Internet

 Bạn bè, ngƣời thân  Truyền miệng

 Sách báo, tạp chí  Khác…………

3. Mục đích Anh (Chị) đến du lịch tại Đăk Lăk?(có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)

 Tham quan danh lam thắng cảnh của Đăk Lăk  Trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên

 Thăm ngƣời thân

 Công tác

 Tham gia sự kiện, lễ hội  Tìm kiếm cơ hội đầu tƣ

 Quá cảnh Đăk Lăk để đi nơi khác (Đà Lạt, Nha Trang…)  Hành trình du lịch thiết kế có điểm đến Đăk Lăk

 Khác

4. Trong tâm trí Anh (Chị), đặc điểm nào là ấn tƣợng nhất khi nghĩ về Đăk Lăk nhƣ là một điểm đến du lịch?(chỉ chọn một phương án)

 Nơi của những thác nƣớc đẹp  Cafe

 Con ngƣời thân thiện  An ninh tốt

 Không khí trong lành, sạch sẽ  Có các sự kiện hấp dẫn

 Cồng chiêng Tây Nguyên Khác:……… 5. Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với các phát biểu sau về

điểm đến tỉnh Đăk Lăk?

1.Hoàn toàn không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thƣờnghon 4.Đồng ý 5.Hoàn toàn đồng ý Yếu tố 1 2 3 4 5 1.Sức hấp dẫn điểm đến

Là nơi có nhiều địa danh, thắng cảnh đẹp Là nơi nổi tiếng và nhiều ngƣời biết tới Là nơi có nhiều lễ hội độc đáo, hấp dẫn Là nơi an toàn và an ninh

Là nơi có ngƣời dân thân thiện, dễ mến đối với du khách

2. Cơ sở hạ tầng

Là nơi có hệ thống giao thông thuận tiện, không bị ùn tắc Là nơi có các phƣơng tiện đi lại đa dạng

Là nơi có nhiều sự lựa chọn về nơi lƣu trú (nhà nghỉ, khách sạn)

Là nơi có nhiều sự lựa chọn về nhà hàng, quán ăn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường hình ảnh điểm đến của tỉnh đắk lắk đối với khách du lịch nội địa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)