6. Cấu trúc luận văn
1.8. PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa vào cơ sở lý thuyết và những phân tích, các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu đƣợc phát biểu nhƣ sau:
H1: Chất lượng dịch vụ cảm nhận được mà sân golf đem lại có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách chơi golf.
H2: Chất lượng dịch vụ cảm nhận được mà sân golf đem lại có ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của khách chơi golf.
H3: Giá dịch vụ hợp lý tại sân golf có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách chơi golf.
H4: Giá dịch vụ tại các sân golf có ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của khách chơi golf.
H5: Sự hài lòng có tác động đến ý định quay trở lại sân golf của khách chơi golf.
Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đã phát triển, mô hình đề nghị của nghiên cứu này là nhƣ sau:
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Chất lƣợng dich vụ tại sân golf
Giá dịch vụ tại sân golf
Sự hài lòng của golfer
Ý định quay trở lại của golfer H1
H3
H4
H5 H2
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔN THỂ THAO GOLF VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ CHƠI GOLF TẠI ĐÀ NẴNG
Golf là một môn thể thao mà trong đó ngƣời chơi sử dụng nhiều loại gậy để đƣa bóng vào lỗ golf. Ngƣời chơi sẽ thay phiên nhau đánh và ai có tổng số lần đánh vào lỗ golf ít nhất là thắng. Sân chơi golf không theo một tiêu chuẩn nhất định nào cả mà sẽ đƣợc sắp xếp theo một quy trình định sẵn bao gồm có 9 hoặc 18 lỗ golf. Tƣơng ứng với từng lỗ golf trên sân sẽ có một vị trí để phát bóng (gọi là tee box hay tee) và một khu vực có chứa lỗ golf (đƣợc gọi là putting green). Ở giữa vị trí phát bóng và khu vực putting green sẽ là các dạng địa hình khác nhƣ: fairway (khu vực có cỏ ngắn), rough (khu vực có cỏ dài), hố cát và các chƣớng ngại vật khác (nƣớc, đá, bụi cỏ, …). Những chƣớng ngại vật này sẽ đƣợc sắp xếp tùy theo thiết kế của mỗi loại sân và không theo một quy chuẩn nào.
Một sân golf gồm có 9 hoặc 18 lỗ, mỗi lỗ bao gồm một tee box (đƣợc đánh dấu bằng hai marker ở hai bên cho biết giới hạn của khu vực phát bóng hợp lệ), fairway, rough cùng các chƣớng ngại vật khác, và green (nơi có cột cờ và lỗ golf). Tee-box là nơi thực hiện cú đánh đầu tiên, để đƣa bóng tới càng gần với vùng green càng tốt hay ít nhất là nằm trên vùng fairway. Từ vị trí fairway, ngƣời chơi đánh bóng hƣớng tới vùng green và đẩy bóng vào lỗ. Các sân golf Scotland thời kỳ đầu chủ yếu đặt trên đất nối nhau, các cồn cát phủ đất trực tiếp trên đất liền từ các bãi biển. Sân golf 18 lỗ đầu tiên ở Hoa Kỳ nằm ở trang trại cừu thuộc Downers Grove, Illinois, năm 1892. Sân golf này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Sân golf cổ nhất ở Việt Nam là câu lạc bộ
Golf Dalat Palace, vị trí sân golf này đã đƣợc đƣa vào quy hoạch năm 1923, và đƣợc xây dựng năm 1930.
Chơi golf có hai hình thức thi đấu: stroke play (chơi theo gậy) và match play (chơi theo số lƣợng hố trên sân). Trong đó, hình thức chơi golf stroke play là phổ biến nhất. Cũng giống nhƣ các môn thể thao và trò chơi khác, golf cũng có những luật lệ riêng của nó để áp dụng vào những ngƣời chơi golf (golfer) nhằm đem lại công bằng khi chơi. Luật lệ này đƣợc lặp ra và quản lý bởi The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA). Việc vi phạm những luật lệ chơi golf này sẽ tƣơng ứng với những hình phạt nhất định. Bên cạnh những quy luật đƣợc nêu trong bộ luật chơi golf quốc tế, ngƣời chơi golf cũng nên tuân thủ những quy tắc chơi golf đƣợc gọi là quy tắc ứng xử golf. Các quy tắc này sẽ không có hình phạt nhƣng nó giúp những ngƣời chơi khác có đƣợc một trải nghiệm chơi tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho môi trƣờng chơi golf đƣợc tốt hơn.
Golf có một lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thế kỷ, và thực sự trở mình sau thế chiến thứ 2, từ một môn chơi mang tính chất giải trí trở thành một môn thể thao đích thực, rồi đi xa hơn nữa, hóa mình thành một ngành công nghiệp lớn. Golf có xuất xứ từ Scotland vào thế kỷ 15 và bắt đầu phát triển lan rộng trên khắp nơi. Trong vòng 100 năm, số lƣợng sân Golf ở Anh tăng từ 12 lên tới gần 1000 sân. Tại Mỹ, những sân Golf đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ 18, với Hiệp Hội Golf Mỹ đƣợc thành lập vào năm 1894. Sự phát triển rực rỡ của nghành nghiệp Golf tại Mỹ chính là tiền đề để ngƣời Nhật thành lập sân Golf đầu tiên vào năm 1913 và Hiệp hội Golf vào năm 1924 tại đất nƣớc mặt trời mọc. Ngày nay, golf trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, thƣờng đƣợc giới siêu giàu chọn là thú tiêu khiển và
đƣợc ngƣời ta gọi với cái tên “thú chơi quý tộc” hay “môn thể thao của ngƣời giàu”
Với doanh thu 62 tỷ đô la Mỹ một năm, nền công nghiêp golf Hoa Kỳ đang chứng tỏ ảnh hƣởng lớn lao của mình trong nền kinh tế số 1 thế giới. Với 26 triệu ngƣời sử dụng 24 tỷ giờ chơi ở 17000 sân golf đã chứng tỏ sức thu hút mãnh liệt của golf tại Hoa Kỳ. Dƣới đây là các số liệu về sự phát triển golf ở các nƣớc trên thế giới.
Bảng 2.2. Số lượng sân golf và người chơi golf ở một số nước phát triển
(Nguồn: Liên đoàn Golf thế giới – Liên đoàn Golf Đông Nam Á)
Golf đƣợc du nhập về Việt Nam từ những năm 1920 nhờ vua Bảo Đại. Thời điểm đó, golf là môn thể thao xa xỉ của vua chúa mà hiếm ngƣời Việt nào biết đến. Năm 1922 kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Ernest Hebrard, lần đầu tiên đƣa bình đồ sân golf vào bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt, sau đó hai kiến trúc sƣ ngƣời Scotland Colt & Alison đƣa ra thiết kế chi tiết, để rồi hơn 10 năm sau, vào năm 1933, sân golf 9 hố đầu tiên ở Đông Dƣơng bắt đầu hoạt động, chính thức đƣa Việt Nam lên bản đồ golf thế giới. Tuy nhiên, phải tới những năm 1990, bộ môn này mới thực sự trở nên phổ biến, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Khánh phát bóng khai trƣơng sân golf Đảo Vua – Đồng Mô, thực sự hồi sinh môn golf Việt Nam, gắn với vận mệnh đổi mới của đất nƣớc.
Tại Đà Nẵng – thành phố đã nổi lên nhƣ là điểm đến dành cho các kỳ nghỉ hàng đầu với những bãi biển nguyên sơ mịn màng và khả năng tiếp cận
các trung tâm lớn ở châu Á với 156 chuyến bay quốc tế mỗi tuần, đã thu hút các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực golf. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 2 sân golf 18 hố đã đi vào hoạt động là Sân gôn Bà Nà Suối Mơ (Ba Na Hills Golf Club) và Sân gôn BRG Đà Nẵng (BRG Danang Golf Resort). Ngành Du lịch Golf tại Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung, là một ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển bền vững, với giá trị lợi nhuận mang lại trong năm 2016 là 68 triệu USD. Tại Đại hội Du lịch Golf châu Á 2017 (AGTC 2017) diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 7 đến ngày 13/5/2017, IAGTO ƣớc tính đến giai đoạn 2018/2019, chỉ riêng Đà Nẵng – Việt Nam sẽ tăng nguồn thu từ Du lịch Golf lên 40 triệu USD/năm.Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, việc phát triển golf có thể đóng góp mức tăng trƣởng du lịch cho Đà Nẵng đến 35% trong thời gian tới, nhờ vào việc thu hút ngày càng nhiều lƣợng du khách có mức chi trả cao nhất này. Lƣợng du khách chơi golf đi theo tour thƣờng kéo dài 3 - 5 ngày cho một kỳ chơi golf, hoặc thậm chí dài hơn tại Đà Nẵng, do khách chơi golf có thể thử sức ở các sân golf khác nhau tại các địa điểm trong và ngoài Đà Nẵng. Chính vì vậy, golf đang đƣợc định hƣớng trở thành một sản phẩm du lịch mang lại giá trị cao cho Đà Nẵng và việc phát triển môn golf chính là một cách nâng tầm thƣơng hiệu của TP. Đà Nẵng, không những có thể thu hút đƣợc những cƣ dân mới, có mức sống cao và tiêu dùng cao, mà còn thu hút đƣợc lƣợng khách doanh nhân yêu thích môn thể thao này tới chơi vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, có mức chi trả cao và đặc biệt, với xu hƣớng bàn bạc, hợp tác kinh doanh qua những trận golf thì phát triển môn thể thao golf cũng là một cách thu hút đƣợc nguồn đầu tƣ từ bên ngoài vào Đà Nẵng.
2.2.TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu và cụ thể là trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này sẽ kết hợp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu định lƣợng với quy trình nhƣ sau:
Hình 2.1. Tiến trình nghiên cứu
Các bƣớc của tiến trình Kết quả
Phân tích tài liệu
Nghiên cứu định tính
Lấy mẫu, thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lƣợng
Phân tích dữ liệu định lƣợng
(Alpha Cronbach, EFA, mô hình SEM…)
Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đƣợc phát triển
Các thang đo lƣờng
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu định lƣợng
Dữ liệu đƣợc thu thập
Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Đƣa ra kết luận và những hàm ý cho quản lý