Nghị định 87/2009/NĐ-CP là văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động vận tải đa phương thức. NĐ 87/2009/NĐ-CP quy định theo hệ thống trách nhiệm thống nhất bởi vì một chế độ thống nhất sẽ được áp dụng với MTO cho tất cả các chặng nếu trên những chặng đó MTO không ký kết hợp đồng vận tải riêng biệt89. Các nội dung về HĐVTĐPT gồm:
Về phát hành chứng từ VTĐPT, “khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác” (Điều 10). Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng
được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau: Xuất trình, theo lệnh và theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc. Chứng từ VTĐPT ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng. Như vậy có thể thấy rằng chứng từ VTĐPT là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh VTĐPT đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải.
Về thời hạn trách nhiệm, “người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng” (Điều 17). Theo giải thích từ ngữ của NĐ, “Tiếp nhận hàng”
là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức 89 Khoản 4 - Điều 32 – NĐ 87/2009/NĐ-CP
từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển. Cụm từ “thực sự được giao” chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu về việc xác định thời điểm tiếp nhận hàng. Trong Quy tắc UNCTAD/ICC quy định MTO “nhận trách nhiệm hàng hóa nghĩa là hàng hóa đã được giao cho MTO và MTO đã nhận để chuyên chở” ( Quy tắc 2.7).
Như đã đề cập ở trên, chứng từ VTĐPT phải được phát hành sau khi người kinh doanh VTĐPT nhận hàng và là bằng chứng xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển. Như vậy thời điểm hàng hoá thực sự được giao phải được hiểu là thời điểm người gửi giao hàng hay thời điểm người kinh doanh VTĐPT phát hành chứng từ VTĐPT.
Về phạm vi trách nhiệm, người kinh doanh VTĐPT là người duy nhất phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá, kể cả khi sự thiệt hại gây ra đối với hàng hoá hoặc sự chậm chễ trong giao hàng là do lỗi của người làm công, đại lý hoặc những người mà người kinh doanh VTĐPT sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện HĐVTĐPT. Theo Khoản 1- Điều 18 quy định: “Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức”. Có thể
thấy rằng điều luật chưa chỉ rõ việc MTO chịu trách nhiệm này được xác định như thế nào. So sánh với quy định về vấn đề này trong Công ước năm 1980, Bộ quy tắc của UNCTAD/ICC... có thể nhậnthấy các điều ước quốc tế này đều chỉ rất rõ người kinh doanh VTĐPT phải chịu trách nhiệm như đó là “hành vi và thiếu sót của chính mình”90. Vì vậy, cần phải quy định cụ thể trong trường hợp đó, người kinh doanh VTĐPT phải chịu trách nhiệmtoàn bộ hay một phần.
Điều 18 cũng quy định thêm rằng trong trường hợp người kinh doanh VTĐPT ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.