Điều 2– Công ước 1980.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề tài pháp luật về vận tải đa phương thức (Trang 31 - 34)

56 Zelenika, R., 2006, Pravo multimodalnoga prometa, Sveučilište u Rijeci, Ekonomski Fakultet u Rijeci,tr.57 tr.57

giới hạn trách nhiệm cao hơn giới hạn trách nhiệm của Công ước năm 1980, thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT về mất mát, hư hỏng đó sẽ được xác định theo các quy định của Công ước hay luật quốc gia bắt buộc đó.

Quy định về giao hàng chậm: Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa không

được giao trong thời hạn thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thời gian thì trong một thời gian hợp lý mà một MTO cần mẫn có thể giao hàng có tính đến hoàn cảnh cụ thể. Nếu hàng hóa không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày thời hạn thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý nói trên thì có thể coi như hàng hóa đã mất. (Khoản 2,3- Điều 16- Công ước năm 1980).

Quy định về trách nhiệm của MTO: MTO phải chịu trách nhiệm về hàng hóa

trong thời gian vận chuyển cũng như chịu trách nhiệm về những hành vi, thiếu sót của người làm công và đại lý khi người làm công hoặc đại lý hoạt động trong phạm vi được MTO giao. MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi thiếu sót của những người mà anh ta sử dụng dịch vụ để thực hiện HĐVTĐPT (Điều 17). Một khác biệt rất lớn của Công ước năm 1980 với Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC và Quy tắc Rotterdam là Công ước năm 1980 hoàn toàn không quy định về các trường hợp miễn trách.

Quy định về giới hạn trách nhiệm của MTO: Theo Công ước 1980 thì giới

hạn của MTO là 920 SDR57 cho mỗi kiện hàng hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất tùy theo cách tính nào cao hơn. Nếu hành trình không bao gồm vận tải đường biển hoặc nội thủy thì trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg hàng bị mất mát hoặc hư hỏng. Nếu giao hàng chậm, MTO phải đền bù số tiền tương đương với 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá số tiền cước theo HĐVTĐPT (Điều 18- Công ước năm 1980).

Quy định về thông báo tổn thất: Người gửi hàng phải thông báo tổn thất cho

MTO bằng văn bản. Trường hợp tổn thất rõ rệt phải thông báo cho MTO không 57 SDR (Special Drawing Rights): Quyền rút vốn đặc biệt, là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tỷ giá hối đoái mà IMF sử dụng để tính toán và công bố giá trị của SDR hàng ngày là tỷ giá trên thị trường ngoại hối London, nếu thị trường này đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường ngoại hối New York, cuối cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại hối Frankfurt sẽ được sử dụng nếu thị trường New York cũng đóng cửa. Hiện nay 1 SDR=1,45 USD cập nhật ngày 22/4/2018.

muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận. Trường hợp tổn thất không rõ rệt phải thông báo cho MTO trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao. Nếu không có thông báo tổn thất cho MTO trong thời hạn trên thì việc giao hàng của MTO coi như phù hợp với mô tả của chứng từ VTĐPT (Điều 24).

Quy định về trách nhiệm của người gửi hàng: Người gửi hàng phải chịu

trách nhiệm về tổn thất gây ra cho MTO nếu tổn thất do lỗi hoặc sự bỏ bê của người gửi hàng, hoặc người phục vụ hoặc đại lý của họ khi những phục vụ hoặc đại lý đó hành động trong phạm vi công việc của họ được giao (Điều 22).

Người gửi hàng phải đánh dấu hoặc dán nhãn theo cách phù hợp với hàng nguy hiểm nguy hiểm, người gửi hàng phải thông báo cho anh ta về tính chất nguy hiểm của hàng hóa và, nếu cần, thông báo về các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện. Nếu không làm như vậy, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đối với người kinh doanh VTĐPT về mọi tổn thất phát sinh từ việc giao hàng và hàng hóa có thể bất cứ lúc nào được dỡ xuống, bị phá hủy hoặc trả lại mà không phải trả tiền bồi thường (Điều 23)

Quy định về khiếu nại: Người gửi hàng có thể khiếu nại MTO trong vòng 6

tháng từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hành hóa đáng lẽ phải được giao cho người nhận. Việc thụ lý các vụ kiện có thể được tiến hành trong thời hạn 2 năm (Điều 25)

2.1.1.3. Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức

Trong thời gian chờ Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 1980 có hiệu lực, ICC và UNCTAD đã tập hợp các bên để phát triển một bộ quy tắc để áp dụng cho vận chuyển đa phương thức. Kết quả là một bộ quy tắc được phát hành có tên gọi “Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức” (sau đây gọi là Quy tắc UNCTAD/ICC) có hiệu lực từ 01/01/1992. Bộ quy tắc này không áp dụng ex proprio vigore (có hiệu lực riêng) như quy tắc Hague và Hague - Visby58. Bộ quy tắc được áp dụng hoàn toàn thông qua việc các bên ký kết đưa chúng vào hợp đồng vận tải, dù theo cách nào, dưới hình thức viết, miệng hay hình thức khác, không phụ thuộc vào hợp đồng 58 Göran Malmberg, L., 2008, Carrier Delay in Multimodal Transport, Tr. 30

đó là hợp đồng VTĐPT hay hợp đồng vận tải đơn phương thức. Khi đã dẫn chiếu như vậy các bên đã đồng ý rằng những Quy tắc này sẽ thay thế các điều khoản bổ sung trong hợp đồng VTĐPT nếu chúng mâu thuẫn với các quy tắc, trừ trường hợp những thỏa thuận thêm đó tăng thêm trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT59.

Về chế độ trách nhiệm, quy tắc UNCTAD/ICC sử dụng hệ thống trách nhiệm

thống nhất, trong đó MTO chấp nhận trách nhiệm ở tất cả các giai đoạn trong suốt chuyến đi. Đương nhiên, các quy định trong bộ quy tắc không được trái với những quy định trong các công ước bắt buộc áp dụng. Các quy tắc chỉ có ý nghĩa bổ sung cho các quy định hợp đồng giữa các bên ký kết và các công ước vận tải. “Những

Quy tắc này chỉ có hiệu lực trong chừng mực chúng không mâu thuẫn với những quy định bắt buộc của các Công ước quốc tế hoặc luật quốc gia áp dụng đối với hợp đồng vận tải đa phương thức” ( Quy tắc 13).

Về phạm vi trách nhiệm của MTO, trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa

bao gồm khoảng thời gian kể từ khi MTO đã nhận trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi giao hàng xong. MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi và thiếu sót của người làm công hoặc đại lý của mình khi người làm công hoặc đại lý đó đang hành động trong phạm vi công việc được giao, hoặc chịu trách nhiệm về bất kỳ người nào khác mà MTO sử dụng để thực hiện hợp đồng, như thể là những hành động và thiếu sót đó là của bản thân mình.

Về trách nhiệm giao hàng, Quy tắc 4.3 quy định MTO thực hiện những công

việc cần thiết để giao hàng cho:

a) người xuất trình một chứng từ gốc nếu chứng từ VTĐPT cấp ở dạng “cho người cầm chứng từ”

b) người xuất trình một chứng từ gốc đã được ký hậu hợp lệ nếu chứng từ VTĐPT được cấp ở dạng “theo lệnh”

c) người có bằng chứng nhận dạng và xuất trình một chứng từ gốc nếu chứng từ VTĐPT cấp ở dạng “lưu thông cho một người chỉ định”. Nếu chứng từ đã được chuyển nhượng “theo lệnh” hoặc để trống thì những quy định ở điểm b được áp dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề tài pháp luật về vận tải đa phương thức (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w