các container, sau khi đã được giao tại nhà cảng container Rotterdam đã bị thất lạc trên một chồng container đến Singapore. Container được vận chuyển trên tàu, và Geest không dính líu gì cả. Các container đến Singapore, nhưng bơ trong container đã hoàn toàn bị mất. Quyết định vụ việc trên cơ sở luật Hà Lan về Vận tải đa phương thức, Tòa án tối cao phải xác định giai đoạn nào chịu trách nhiệm tổn thất. Thấy rằng việc vận chuyển đường bộ đã chấm dứt khi giao hàng đến nhà cảng, thời gian trách nhiệm của Geest đối với container là một hãng vận tải biển đã bắt đầu, nhưng nguyên nhân gây ra thiệt hại lại không nằm trên tàu, Geest được phép dựa vào điều khoản “từ móc cẩu đến móc cẩu” để miễn trách nhiệm. Điều đó cho thấy, trên thực tế, việc xác định giai đoạn chịu trách nhiệm tổn thất hàng hóa trong VTĐPT là điều không dễ dàng. Trường hợp này, nếu ở Mỹ đã được giải quyết dựa theo Điều khoản Himalaya - điều khoản mở rộng lợi ích của các hãng vận tải nội địa và các giới hạn trách nhiệm đối với các bên thứ ba, theo đó sẽ áp dụng giới hạn trách nhiệm của nhà thầu ven biển theo Quy tắc Hague. Hoặc ở Đan Mạch cũng áp dụng Quy tắc Hague vì quy tắc này ở Đan Mạch cũng được mở rộng ra đối với hàng hóa tại bến cảng.
Cuối cùng, về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trong vụ việc dưới đây, MTO ký HĐVTĐPT với người gửi hàng để vận chuyển một lô hàng cà phê từ Nicaragua đến Italia116. Chặng vận chuyển đầu tiên được thực hiện bằng đường bộ và chặng thứ hai bằng đường biển. Trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, hàng hóa đã bị mất trộm.
Người nhận hàng khởi kiện MTO tại Tòa án Genoa. MTO bác bỏ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn dựa vào điều khoản về quyền tài phán duy nhất nêu tại mặt sau của vận đơn ghi rõ là quyền tài phán thuộc về Tòa án Anh. Theo đó, Tòa án Italia không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thẩm quyền duy nhất thuộc về tòa án ở Lodon.
Tòa án đã chấp nhận giá trị pháp lý và giá trị thi hành của điều khoản về thẩm quyền ghi trong vận đơn VTĐPT và Tòa án Italia không có thẩm quyền giải 116 Ngô Khắc Lễ, 2017, Một phán quyết bất ngờ về quyền tài phán ghi trên vận đơn vận tải đa phương thức, truy cập 27/04/2018, http://www.vlr.vn/vn/news/info/logistics-viet-nam/3362/mot-phan-quyet-bat-ngo-ve- quyen-tai-phan-ghi-tren-van-don-van-tai-da-phuong-thuc.vlr
quyết vụ án. Tòa cho rằng các bên đã chấp nhận với giá trị pháp lý của điều khoản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, bằng việc bắt đầu tiến trình tố tụng trước Tòa án Genoa, nguyên đơn trong vụ việc đã nộp vận đơn cho Tòa mà không có ý kiến bảo lưu hay phản đối. Như vậy, hai bên bị ràng buộc bởi điều khoản trong vận đơn.
Vụ việc này cho ta thấy rõ rằng việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào ý chí của các bên và được thể hiện trên điều khoản về giải quyết tranh chấp trong HĐVĐPT cũng như trên vận đơn VTĐPT.
2.3. Thực tiễn xu hướng giải quyết tranh chấp tại Việt Nam
Theo khảo sát của Bộ Tư pháp 2015117, cơ chế giải quyết tranh chấp mà các Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Phương thức GQTC các Doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên
Nguồn: Bộ tư pháp
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng, các Doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên phương thức thương lượng hàng đầu với 57,8% Doanh nghiệp lựa chọn, đứng thứ hai là Tòa án với 46,8%, thứ ba là hòa giải chỉ chiếm 1/2 so với số Doanh nghiệp lựa chọn Tòa án với 22,8%. Trọng tài xếp ở vị trí ưu tiên lựa chọn cuối cùng với 16,9%, chỉ bằng 1/3 so với phương thức thương lượng và gần bằng 1/2 so với phương GQTC bằng Tòa án.
Về hòa giaỉ, tại thời điểm năm 2015 các Doanh nghiệp vẫn chưa ưu tiên lựa chọn phương pháp này bởi một phần các bên còn hoài nghi về việc thực hiện cam kết sau khi hòa giải, thêm vào đó pháp luật về hòa giải còn chưa được quy định đầy đủ và thiếu các tổ chức hòa giải. Cho đến năm 2015 chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về hòa giải, chỉ có duy nhất Quy tắc hòa giải của VIAC do Trung tâm trọng tài Quốc tế VIAC phát hành. Tuy nhiên bộ quy tắc này chỉ áp dụng khi các 117 Mạnh Thắng, 2016, Tranh chấp thương mại: Chỉ 1% được giải quyết bằng trọng tài, Báo điện tử VTV, truy cập 15/05/2018,
bên tiến hành hòa giải tại VIAC. Gần đây, từ ngày 15/04/2017, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định này đã quy định rõ ràng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Với Nghị định này các bên có thể yên tâm về quy trình đơn giản nguyên tắc bí mật của hòa giải cũng như thấy được những lợi ích mà hòa giải mang lại. Tuy nhiên vì Nghị định này chỉ mới ban hành chưa được triển khai rộng rãi nên trên thực tế việc chọn GQTC bằng hòa giải vẫn còn thấp. Năm 2017, VIAC tiến hành giải quyết 151 vụ tranh chấp về kinh doanh thương mại nhưng số vụ hòa giải thành chỉ 9 vụ, chiếm tỷ lệ rất ít là 6%118.
Về trọng tài, hiện nay trên thế giới, các Doanh nghiệp đã ưu tiên chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại119. Tuy nhiên ở Việt Nam phương thức này lại ít được các Doanh nghiệp lựa chọn. Hiện cả nước có 9 trung tâm trọng tài, nhưng hoạt động chủ yếu tại Trung tâm VIAC120.
Biểu đồ dưới đây thể hiện số vụ tranh chấp Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết từ năm 2007-2017:
Biểu đồ 2.2: Thống kê tình hình GQTC của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam 2007-2017
Nguồn: Trung tâm Trong tài quốc tế Việt Nam
Nhìn chung, trong vòng 10 năm từ 2007-2017, số vụ tranh chấp mà Trung tâm Trọng tài VIAC có xu hướng tăng. Năm 2017, VIAC giải quyết 151 vụ nhiều 118 Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC năm 2017, truy cập 15/05/2018, xem tại
http://viac.vn/thong-ke-tinh-hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-a1141.html
119 Mạnh Thắng, 2016, Tranh chấp thương mại: Chỉ 1% được giải quyết bằng trọng tài, Báo điện tử VTV,truy cập 15/05/2018, truy cập 15/05/2018,
http://vtv.vn/kinh-te/tranh-chap-thuong-mai-chi-1-duoc-giai-quyet-bang-trong-tai-2016040610305124.htm
120Nguyễn Văn Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp trả lời phỏng vấn báo VOV, xem truycập ngày 15/05/2018 http://vov.vn/kinh-te/trong-tai-moi-xu-ly-1-cac-tranh-chap-tai-viet-nam-258956.vov cập ngày 15/05/2018 http://vov.vn/kinh-te/trong-tai-moi-xu-ly-1-cac-tranh-chap-tai-viet-nam-258956.vov
hơn gấp 5 lần so với năm 2007. Nhưng, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài vẫn còn rất ít so với Tòa án. Năm 2013 có 14.767 vụ tranh chấp thương mại được hệ thống TAND thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên cũng năm đó, VIAC chỉ giải quyết 99 vụ, chiểm tỷ lệ quá ít so với số tranh chấp được giải quyết bằng Tòa án. Sở dĩ, GQTC bằng trọng tài còn chưa được các Doanh nghiệp lựa chọn là do: Thứ nhất, văn hóa truyền thống của người Việt Nam, các Doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay quen với việc GQTC bằng Tòa án121, việc hiểu biết về Trọng tài chưa cao. Thứ hai, các Doanh nghiệp Việt thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tranh chấp thường có giá trị không cao vì vậy lựa chọn GQTC bằng Trọng tài sẽ gây tốn kém. Cuối cùng, các doanh nghiệp lo sợ phán quyết của Trọng tài sẽ bị Tòa án hủy, thực tế, từ khi thành lập năm 1993 đến 2013, VIAC đã xử lý khoảng gần 1000 vụ việc, trong đó đã có 9 phán quyết bị hủy122 điều này phần nào gây mất lòng tin của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc pháp luật về Trọng tài thương mại ngày được hoàn thiện cũng đem lại ảnh hưởng tích cực đối với sự lựa chọn của các doanh nghiệp. Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rõ từ khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực, số vụ tranh chấp VIAC giải quyết tăng lên một cách đáng kể. Trong năm 2017, Bộ Tư pháp đã xây dựng đề án nâng cao năng lực đội ngũ trọng tài viên, trung tâm trọng tài cùng với quan điểm chỉ đạo là thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải và trọng tài, tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó123. Như vậy với việc Nhà nước khuyển khích GQTC bằng thương lượng, hòa giải và trọng tài, hy vọng trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ có xu hướng ưu tiên lựa chọn những phương thức GQTC này để giảm gánh nặng xét xử cho hệ thống Tòa án.