2.1.1.2. Công ước Liên hiệp quốc về vận tải đa phương thức quốc tế
Công ước Liên hiệp quốc về VTĐPT quốc tế quy định theo hệ thống trách nhiệm thống nhất54. Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các HĐVTĐPT giữa các địa điểm ở hai quốc gia, nếu nơi người vận tải nhận hàng hóa theo quy định trong HĐVTĐPT được đặt tại một Nước thành viên, hoặc nơi giao hàng của người vận chuyển đa phương thức theo quy định trong HĐVTĐPT được đặt tại một quốc gia thành viên55.
Do Công ước Liên hiệp quốc về VTĐPT quốc tế 1980 (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1980) đến nay chưa có hiệu lực vì chưa có đủ số thành viên phê chuẩn nên người viết chỉ giới thiệu một số quy định cơ bản sau:
Quy định về thời hạn trách nhiệm: MTO phải chịu trách nhiệm về hàng hóa
kể từ khi MTO nhận hàng để trở cho đến khi MTO giao hàng cho người nhận (Khoản 1- Điều 14- Công ước năm 1980).
Quy định về thiệt hại, thiếu hụt hoặc mất mát hàng hóa: Công ước năm 1980
quy định rằng người kinh doanh VTĐPT chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra do hàng hóa bị thiệt hại, mất mát hoặc thiệt hại do giao hàng chậm trong thời gian hàng hóa thuộc quyền chiếm hữu của MTO, trừ khi MTO chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý cần thiết để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hạn chế hậu quả của nó (Khoản 1- Điều 16- Công ước năm 1980). Điều này có nghĩa là MTO muốn thoát khỏi trách nhiệm về thiệt hại mất mát hàng hóa và giao hàng chậm chỉ khi MTO chứng minh được MTO không có tội về mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ trong việc giao hàng của hàng hóa và bằng chứng phải đáng tin cậy và bằng văn bản56. Tại Điều 19 Công ước năm 1980 có quy định về việc mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra trong một chặng riêng của vận tải đa phương thức mà ở đó áp dụng một Công ước quốc tế hay luật lệ quốc gia bắt buộc quy định