Quy tắc 1 2 Bộ quy tắc UNCITAD/ICC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề tài pháp luật về vận tải đa phương thức (Trang 34 - 36)

d) người được ghi là người nhận trên chứng từ khi có bằng chứng nhận dạng nếu các chứng từ VTĐPT cấp ở dạng “không lưu thông được”

e) người do người gửi chỉ định hoặc người nhận cho quyền theo HĐVTĐPT nếu không phát hành chứng từ.

Quy tắc 5.1 quy định trách nhiệm pháp lý đối với MTO về sự chậm trễ trong giao hàng. Định nghĩa về độ trễ cũng giống như trong các quy tắc của Hamburg, cụ thể là nếu hàng hóa chưa được giao trong thời gian được thỏa thuận rõ ràng hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận đó, trong thời gian hợp lý để yêu cầu từ một MTO cần mẫn phải giao khi đã xét đến hoàn cảnh của sự việc. MTO sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được anh ta, đại lý hoặc người làm công của anh ta không có lỗi trong việc gây ra mất mẩt, hư hỏng hoặc chậm giao hàng. Tuy vậy, cần nhấn mạnh một điểm khác biệt quan trọng so với Quy tắc Hamburg đó là MTO sẽ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do giao hàng chậm nếu người gửi hàng không làm một biên bản kê khai quyền lợi lúc giao hàng và được MTO chấp nhận. Do đó, bản kê khai có thể được coi là một sửa đổi đối với hợp đồng vận chuyển và nó được yêu cầu có thể chứng minh rằng bản kê khai này đã được thực hiện60. Mặt khác, Quy tắc 5.4 quy định rằng MTO không phải chịu trách nhiệm đối với các mất mát hư hỏng hoặc chậm giao hàng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa khi sự chậm chễ xảy ra do lỗi quản lý của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hoặc hỏa hoạn. Do đó, việc giao hàng chậm trễ bằng đường biển có phần nới lỏng hơn một chút so với khi sự chậm trễ xảy ra trên đất liền. Cuối cùng, nếu hàng hóa không được giao trong thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng thì có thể, nếu không chứng minh ngược lai, thì coi như hàng hóa đã mất.

Về giới hạn trách nhiệm của MTO, trong bất kỳ trường hợp nào MTO sẽ

không chịu trách nhiệm đối với mất mát hư hỏng hàng hóa vượt quá số tiền tương đương 666,67 SDR cho mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất mát hoặc hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn. Nếu theo HĐVTĐPT không bao gồm vận chuyển bằng đường biển hoặc nội thủy thì trách nhiệm MTO sẽ giới hạn số tiền không vượt quá 8,33 SDR mỗi kg hàng cả bì bị mất 60 Göran Malmberg, L., 2008, Carrier Delay in Multimodal Transport, tr.30

hoặc hư hỏng. Tổng trách nhiệm của MTO sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa mất toàn bộ61. Mặt khác, khi mất mát hoặc hư hỏng xảy ra trên một chặng đường nhất định của VTĐPT, mà trên chặng đó có một Công ước quốc tế hoặc luật quốc gia quy định giới hạn trách nhiệm khác, nếu một hợp đồng riêng biệt được ký kết ở chặng đó, thì giới hạn trách nhiệm của MTO sẽ được xác định bằng cách tham khảo các quy định của Công ước và luật quốc gia bắt buộc đó.

MTO không được hưởng giới hạn trách nhiệm nếu chứng minh được rằng mất mát hư hỏng hoặc chậm giao hàng là do hành vi của MTO với mục đích gây mất mát hư hỏng chậm trễ hoặc do thiếu cẩn trọng dù biết rằng mất mát hư hỏng chậm trễ có thể xảy ra.

Về trách nhiệm của người gửi hàng, Quy tắc 8 quy định trách nhiệm của

người gửi hàng, theo đó người gửi hàng phải đảm bảo với MTO sự chính xác của tất cả các chi tiết về tính chất chung của hàng hóa, mã hiệu, số hiệu, trọng lượng, khối lượng số lượng, tính chất nguy hiểm của hàng hóa nếu có để ghi vào chứng từ VTĐPT. Người gửi hàng sẽ bồi thường cho MTO mọi thiệt hại do hậu quả của việc không chính xác hoặc không đầy đủ các chi tiết nêu trên. Như vậy so với Công ước 1980, Quy tắc UNCTAD/ICC quy định về trách nhiệm của người gửi hàng đối với hàng hóa có tính chất nguy hiểm tương đối chung chung và không cụ thể bằng.

Về thông báo tổn thất hoặc hư hỏng hàng hóa, MTO coi như đã giao hàng

đúng như mô tả trong chứng từ VTĐPT trừ khi có thông báo bằng văn bản của người nhận gửi cho MTO nói rõ tính chất chung của việc mất mát hư hỏng đó. Khi mất mát và hư hỏng của hàng hóa là khó nhìn thấy, nguyên tắc “bằng chứng hiển nhiên” như vậy sẽ áp dụng nếu thông báo bằng văn bản không được đưa trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận.

Về thời hiệu tố tụng, MTO sẽ được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm theo

Quy tắc này nếu như thủ tục tố tụng không được tiến hành trong vòng 9 tháng sau ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa đáng lẽ phải giao.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề tài pháp luật về vận tải đa phương thức (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w