Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 89 - 93)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý của thị xã Hương Thủy có liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Đổi mới hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN thuộc thẩm quyền cấp huyện, đặc biệt bám sát các quy định tại Luật đầu tư công, Luật Xây dựng, các quy định của tỉnh và điều kiện tại địa phương, cụ thể:

Thứ nhất, phân công phân cấp định rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ làm việc giữa các đơn vị trong thị xã trong quá trình quản lý dự án đầu tư.

Thứ hai, Tăng cường phân cấp, uỷ quyền đi liền với tăng năng lực và trách nhiệm của các đơn vị được uỷ quyền.

Thứ ba, Tăng cường phân cấp, uỷ quyền gắn liền với tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư XDCB.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT, trong thời gian tới cần phân cấp, uỷ quyền đảm bảo các mục tiêu: tăng cường chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các đơn vị trong quản lý VĐT xây dựng cơ bản; động viên thêm nguồn lực cho đầu tư, nhất là các nguồn lực trong dân cư. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và toàn thể quần chúng tham gia vào quản lý đầu tư; chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào cấp trên, hạn chế việc cố chạy bằng được dự án nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chúng.

Ngoài ra, thị xã cần có những chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao (có chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, thuế, hỗ trợ lãi suất...)

3.2.1.2. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản

Đối với thị xã Hương Thủy, từ trước tới nay đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn vốn NS từ việc đấu giá đất, các nguồn có mục tiêu của tỉnh và vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, các nguồn vốn này không đủ cho nhu cầu đầu tư của thị xã. Hiện nay, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở thị xã Hương Thủy đang rất lớn, cơ sở vật chất đang thiếu thốn nhiều, đang rất cần đầu tư rất nhiều để phát triển trong khi đó nguồn ngân sách thì lại vô cùng hạn hẹp. Do đó cần phải xã hội hóa đầu tư nói chung và xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, cần phải khuyến khích huy động mọi thành phần kinh tế - xã hội tham gia vào đầu tư để nguồn vốn NSNN tập trung dành cho những

công trình trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán nguồn vốn.

Để thực hiện thành công việc xã hội hóa đầu tư XDCB thì thị xã cần chú trọng duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định các quan hệ đầu tư. Nhà nước chỉ tập trung GPMB và đầu tư vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, thị xã cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát để đề nghị tỉnh xem xét loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Cùng với đó là thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.

3.2.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư cần tập trung phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu đầu tư cần dựa vào các mục tiêu phát triển KT - XH trong từng thời kỳ. Đồng thời phải lấy quy hoạch của các ngành, vùng làm cơ sở. Thực chất của cơ cấu đầu tư hợp lý là tập trung vốn cho những ngành, vùng cần chuyển dịch. Khi đó, những ngành, vùng này sẽ có sức thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư.

Do vậy, có thể lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó là:

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư trong các ngành, vùng... hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Trước hết là trong công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo; phát triển các lĩnh vực văn hoá, hỗ trợ đầu tư

cho các vùng khó khăn...cũng phải hướng vào mục tiêu tạo khả năng chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

- Rà soát và xây dựng chương trình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho thật hiệu quả, đúng đối tượng. Vốn đầu tư từ NSNN phải giữ vai trò là hạt nhân hướng dẫn và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế để đảm bảo đủ vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án đầu tư từ NSNN phải có tính chiến lược, mang lại hiệu quả KT - XH chung của ngành, vùng. Nó là cơ sở để triển khai các dự án khác, như: đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển, công nghệ phải xem xét những tiềm năng, lợi thế của những ngành, vùng cần chuyển dịch để từ đó lựa chọn dự án đầu tư thích hợp.

3.2.1.4. Đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng trọng điểm

- Tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm và khu công nghiệp của địa phương. Hỗ trợ hoặc tham gia cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án có khả năng thu hồi vốn để tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn khác.

- Đối với các dự án trọng điểm tỉnh phải có sự phân loại để tập trung đầu tư. Những dự án này phải có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các ngành, vùng và thu hút các nguồn vốn đầu tư như: Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và những vùng ngành có nhiều tiềm năng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, đòi hỏi phải có sự ưu tiên, chú trọng và tuân thủ đúng trình tự thủ tục đầu tư.

- Đối với khu công nghiệp của địa phương và những ngành, vùng có nhiều lợi thế, thị xã cần lập quy hoạch phát triển đồng bộ. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...). Mặt khác, phải có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý như: Uu đãi thuế, tín dụng, về đầu tư chuyển giao công nghệ... để từ đó thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư. Có thể nói, môi

trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là những điều kiện quan trọng để thu hút các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư trên địa bàn thị xã còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt. Trong những năm tới phải thông qua vốn đầu tư từ NSNN để tập trung thu hút các nguồn vốn này.

- Muốn vậy, vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách địa phương phải đóng vai trò hạt nhân để vừa thu hút các nguồn vốn khác, vừa có sức lan toả mạnh. Thị xã cần khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng, kiên cố hoá kênh mương, cứng hoá giao thông nông thôn, các công trình điện nước, phát triển thêm ngành nghề và sản xuất các sản phẩm mới...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)