Cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 60)

2.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên

2.2.1. Cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

trọng và cấp thiết. Từ đó cần thiết phải tang cường quản lý vốn XDCB từ NSNN tiết kiệm và có hiệu quả.

2.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nước trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước sách nhà nước

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành

Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 là thời gian có nhiều sự thay đổi về các Luật, Nghị định, Thông tư đi kèm. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Hương Thủy được thực hiện tuân thủ theo hệ thống văn bản quản lý nhà nước quy định và các quy định của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống các văn bản pháp quy chủ yếu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong giai đoạn 2013-2016 đang áp dụng, ngoài các Luật do Quốc Hội ban hành như Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Luật Xây dựng 2003 thay thế năm 2014, Luật Đầu tư năm 2005 thay thế năm 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đấu thầu 2005 thay thế năm 2013 và các Nghị

định của Chính Phủ, Thông tư của các Bộ về hướng dẫn thi hành các Luật, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng nguồn vốn NSNN như:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư công;

- Thông tư 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2102 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Thông tin số 08/2016/TT-BTC ngày ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước,

thì thị xã Hương Thủy cũng thực hiện những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phù hợp trên địa bàn do tỉnh theo tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, như:

- Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành quy định công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác quyết toán dự án hoàn thành và xử lý vi phạm chế độ quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố đơn giá nhân công xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư;

- Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên huế ban hành quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Các văn bản pháp luật của Nhà nước như đã nêu trên nhằm đưa ra các quy định và hướng dẫn cụ thể việc quản lý nguồn vốn từ NSNN. Hệ thống các văn bản tập trung vào các nội dung về quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng vốn NSNN để thực hiện, hướng dẫn quy chế và sử dụng nguồn vốn NSNN, hướng dẫn chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB.

Các cơ chế chính sách trong thời gian qua ban hành rất nhiều lại thường xuyên thay đổi và có độ trễ trong ban hành triển khai của các cấp quản lý gây khó khăn, cản trở cho những người làm việc trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB.

Bên cạnh đó có rất nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực này, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung liên tục từ cấp Trung ương vì thế các văn bản ở cấp địa phương buộc cũng phải thay đổi theo. Mặt khác độ trễ các văn bản từ Luật đến Nghị định Chính phủ, Thông tư của Bộ, hướng dẫn của UBND tỉnh để triển khai một vấn đề là khá xa nhau, thường là 6 tháng đến một năm. Do đặc điểm này nên việc áp dụng, triển khai các cơ chế chính sách và các loại văn bản không có sự thống nhất và đồng bộ.

Việc chuyển tiếp thực hiện giữa các văn bản đang là một khó khăn do các quy định mới hơn thường đặt ra những yêu cầu nhất định trong chuyển đổi. Do vậy ở một số trường hợp thường tạo ra sự bất công với cùng một đối tượng, công việc tương đương lại thực hiện 2 văn bản khác nhau gây ra sự chồng chéo, bất cập.

Cơ chế chính sách, chế độ đã tác động trực tiếp đến quy trình quản lý chi xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN từ phân bổ, kiểm soát thanh toán và quyết toán, tất toán các dự án công trình. Các chế độ rõ ràng, đơn giản, thuận tiện, minh bạch phù hợp với thực tế và bộ máy quản lý đầu tư XDCB thúc đẩy nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý vốn, và ngược lại sẽ chồng chéo, ách

tắc gây tiêu cực kém hiệu lực và cản trở sự phát triển. Tuy vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời, thị xã Hương Thủy cũng kịp thời cập nhật các quy định, hướng dẫn mới từ tỉnh để có hướng điều chỉnh phù hợp.

2.2.1.2. Bộ máy quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thị xã Hương Thủy (1a) (1b) (1c) (2a) (2a) (2b) (3b) (3a) (3c)

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thị xã Hương Thủy

(Nguồn: Tổng hợp từ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư)

Ghi chú: 1a, 1b, 1c – quan hệ công việc giữa UBND thị xã với từng cơ quan chức năng.

2a, 2b – trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đẩu tư.

3a, 3b, 3c – quan hệ công việc giữa các cơ quan chức năng với Chủ đầu tư. Chủ đầu tư UBND thị xã Xây dựng quy hoạch tổng thể (Phòng Quản lý đô thị) Quản lý, thanh quyết toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB (KBNN) Điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư dự án (Phòng Tài chính – Kế hoạch)

Chủ thể quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý chi. Cụ thể như sau:

- UBND thị xã là cơ quan hành chính cao nhất ở thị xã Hương Thủy, là cơ quan có quyền phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành có sử dụng nguồn vốn từ NSNN và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn.

- Phòng Quản lý đô thị thị xã chịu trách nhiệm khâu xây dựng quy hoạch tổng thể trong phát triển hạ tầng thị xã.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương và quyết toán vốn đầu tư, kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của CĐT. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đối với các công trình XDCB, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt.

- Kho bạc Nhà nước thị xã trực tiếp kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư các giai đoạn công việc, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn NSNN cho các công trình dự án trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật.

- Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)